Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc

Tên: Tống Duyên Chiêu (宋延昭)
Giới tính: Nam
Tuổi: 31
Địa chỉ: Mỏ dầu Ngọc Môn, tỉnh Cam Túc
Nghề nghiệp: Bác sĩ
Ngày mất: 2 tháng 5 năm 2001
Ngày bị bắt gần nhất: 2001
Nơi bị giam gần nhất: Trại lao động cưỡng bức Bình An Đài (平安台劳教所)
Thành phố: Lan Châu
Tỉnh: Cam Túc
Hình thức bức hại: Lao động cưỡng bức, bị treo lên, đánh đập, bức thực.

[MINH HUỆ 20-11-2010] Anh Tống Duyên Chiêu là một bác sĩ tại Bệnh viện mỏ dầu Ngọc Môn thuộc tỉnh Cam Túc. Đã chín năm trôi qua từ khi anh bị bức hại đến chết tại Trại lao động cưỡng bức Bình An Đài, một vài chi tiết quan trọng bị trại lao động dấu giếm đã dần dần được sáng tỏ.

Các học viên Pháp Luân Công bị bức hại nghiêm trọng nhất trong đội số 5 tại Trại lao động cưỡng bức Bình An Đài.

Tháng 4 năm 2001, đội số 5 tại Trại lao động cưỡng bức Bình An Đài đã chiếu đoạn phim về vụ tự thiêu Thiên An Môn để vu khống Pháp Luân Đại Pháp, ngay lập tức anh Tống và anh Tiễn Thế Quang hô to, “Pháp Luân Đại Pháp Tốt! Pháp Luân Đại Pháp là ngay chính!” Kết quả, liên tục nhiều ngày sau, đội trưởng Bao Bình đã xúi giục các tù nhân ma túy Quách Vân Phong và Mã Quốc Đống lột quần áo của anh Tống và anh Tiễn, trói họ vào một cái cột trong hầm chứa rau. Sau khi đánh họ trong ba giờ, các tù nhân mới thả cho họ xuống. Việc tra tấn này xảy ra liên tục trong năm ngày và kết quả là hai xương sườn của anh Tống đã bị gãy. Tuy nhiên, viên chức trại lao động không cho phép anh chữa trị, thay vào đó là buộc anh phải lao động.

Anh Tiễn cũng bị thương nặng do sự tra tấn này. Anh bị gửi đến Bệnh viện trại lao động cưỡng bức Đại Sa Bình trong nửa năm, nhưng sau đó bị gửi trả về Trại lao động cưỡng bức Bình An Đài và tiếp tục bị lao động cưỡng bức.

Anh Tống tiếp tục bị bức hại trong hầm rau sau đó. Ngày 3 tháng 5 năm 2001, anh chộp một chai thuốc trừ sâu và uống cạn nó trong tuyệt vọng. (Ghi chú của ban biên tập: Hành động của anh Tống Duyên Chiêu là do bị chế độ cộng sản Trung Quốc bức hại tàn bạo. Tuy nhiên, nó không phù hợp với nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp là cấm sát sinh và tự tử.) Tù nhân Vương Chí Cương, người giám sát anh Tống, đã phát hiện miệng anh sủi bọt và anh bị ngất, nhưng Vương đã không thực hiện bất kỳ biện pháp ứng cứu nào ngay lập tức. Thay vào đó, Vương đã tát vào mặt anh Tống liên tục.

Sau khi anh Tống qua đời, Cục pháp lý đã tiến hành một cuộc điều tra, nhưng các viên chức tại Trại lao động cưỡng bức Bình An Đài đã xóa đi bằng chứng và che dấu nơi các tù nhân bị tra tấn. Các viên chức đội số 5 đã ép các tù nhân ma túy giả mạo chứng cứ về cái chết của anh Tống, đồng thời dấu đi tài sản cá nhân của anh. Cuối cùng, Cục pháp lý đã hợp tác với trại lao động trong việc lừa dối gia đình anh Tống về sự thật xung quanh cái chết của anh.

Hai đội trưởng của đội số 5 là Mã Võ và Khang Thế Thành cùng với đội phó Vương Văn Xương cũng tham gia vào cuộc bức hại anh Tống và các học viên khác. Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trại lao động cưỡng bức Bình An Đài vẫn tiếp tục đến hôm nay.

Những bài liên quan:
https://en.minghui.org/html/articles/2001/7/6/11931.html
https://en.minghui.org/html/articles/2001/12/13/16698.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/20/宋延昭生前在甘肃平安台劳教所遭受的迫害-232720.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/2/121738.html
Đăng ngày: 25–12– 2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát với nguyên bản.

Share