Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-11-2010] Sau khi trải qua nhiều hình thức tra tấn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bà Mã Thúy Hồng đã bị bệnh rất nặng. Bà đã chịu đựng sự bức thực tàn bạo của những người tra tấn bà, những người này đã nhét một ống ăn bằng nhựa qua mũi bà đến dạ dày. Do việc nhét ống được lập đi lập lại, khiến khí quản và phổi của bà đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Bốn năm trước khi qua đời, bà bị ho không ngừng, nôn ra máu, và bị đau rất nhiều ở ngực. Bà rất khó ngủ vào ban đêm. Ngay khi nằm xuống, bà đã ho rất dữ dội và khó thở. Bà qua đời vào tháng 9 năm 2010 khi mới 47 tuổi do bị bức hại.

2010-11-19-minghui-falun-gong-204257-0.JPG

Bà Mã Thúy Hồng

2010-11-19-minghui-falun-gong-204257-1--ss.JPG

Cái chết oan ức của bà Mã Thúy Hồng

Bà Mã Thúy Hồng là công nhân tại một nhà máy dệt may ở Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang. Sau khi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào tháng 9 năm 1996, bà đã nghiêm khắc với chính bản thân mình và tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn như một chuẩn mực trong cuộc sống. Sức khỏe của bà do vậy đã trở nên tốt hơn cùng với tiêu chuẩn đạo đức, và gia đình bà sống trong sự hòa thuận.

Bà hân hoan tu luyện Đại Pháp cho đến khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Bà Mã đã cùng với sáu học viên khác đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện tới chính quyền vào ngày 5 tháng 10 năm 2000. Trên chuyến xe lửa đến Bắc Kinh, công an đã kéo bà ra khỏi chuyến xe và đưa bà đến Đồn công an Sơn Hải Quan. Vào ngày 11 tháng 10, nơi làm việc của bà đã gửi người đến để đưa bà Mã về và giam giữ tại Trại giam Giai Mộc Tư. Sau khi bị giam hơn 20 ngày, bà được thả chỉ sau khi gia đình bị tống tiền hơn 4 000 nhân dân tệ.

Vào ngày 8 tháng 10 năm 2001, bà Mã Thúy Hồng và ba học viên Pháp Luân Công khác đã đến Quảng trường Thiên An Môn để trưng bày một tấm biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp Tốt.” Họ hô to, “Pháp Luân Đại Pháp Tốt!” “Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp!” “Trả lại danh dự cho Sư phụ tôi!” “Đại Pháp vô tội!” Công an đã túm lấy cổ áo của bà và lôi bà vào một xe cảnh sát, trong khi một đặc vụ đánh một học viên khác. Công an đưa họ đến Trại giam Thuận Nghĩa ở Bắc Kinh. Bà Mã đã tuyệt thực để phản đối. Đến ngày tuyệt thực thứ tư, công an còng tay chân bà lại và đưa bà đến một bệnh viện để bức thực. Họ nhét một ống nhựa vào mũi bà và đưa đến dạ dày để bức thực. Bà đã trải qua sự đau đớn khôn xiết khi họ nhét vào và lấy ống ra liên tục. Phổi của bà bị thương tổn nghiêm trọng khi họ nhét ống thực quản vào phổi theo hướng sai. Thậm chí khi bà ở trong tình trạng cực kỳ yếu, công an vẫn cố đưa bà trở về trại giam. Nhưng trại đã từ chối nhận bà vì thể trạng của bà. Dưới sự hối thúc mạnh mẽ của gia đình, họ đã thả bà ra. Khi ở nhà, công an vẫn giám sát bà và sách nhiễu gia đình để cho bà và gia đình không có một phút giây yên ổn nào.

Bà Mã Thúy Hồng buộc phải rời khỏi nhà và đến ở cùng với mẹ mình. Khoảng 11 giờ ngày 22 tháng 4 năm 2002, bà nghe ai đó đang gõ cửa. Bà đứng dậy và phát hiện rằng công an đã bao vây nhà họ. Công an phá cửa vào xông vào nhà họ. Theo như lời của nhân chứng, công an có mặt ở trong tòa nhà và khắp mọi nơi; ở đó có hơn 20 xe cảnh sát và hơn 70 công an. Công an đi vào phòng của bà và cưỡng bức lôi bà ra khỏi giường trong khi bà chỉ mặt có đồ lót. Họ đã đưa bà đến một trại giam sau nửa đêm và giam bà ở đó 30 ngày. Sau đó bà đã bị đưa đến Trại lao động Giai Mộc Tư.

Trong lúc bị giam phi pháp ở trại lao động, giống như các học viên Pháp Luân Công khác, bà bị buộc phải tập trung để tập thể dục ở giữa sân vào sáu giờ sáng. Lính canh tù đã lăng mạ họ, Sư phụ Lý và Đại Pháp. Vào ngày 8 tháng 7 năm 2002, để ngăn các lính canh tù lăng mạ Sư phụ, hơn 50 học viên đã từ chối tập thể dục. Bất chấp các lính canh ra lệnh, họ chỉ đứng tại chỗ. Lúc 8 giờ 30 phút sáng, đội trưởng Hà Cường đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về các biện pháp đối phó. Lúc 9 giờ sáng, đội trưởng chỉ huy các lính canh tù đánh đập các học viên. Bà Mã cũng bị đánh đập và bị nhốt vào một cái phòng.

Đến cuối tháng 9 năm 2002, bà Mã từ chối hợp tác với trại lao động; bà từ chối lao động và mặc đồng phục nhà tù. Lính canh Quách Chấn Vĩ và một lính canh khác dùng dùi cui của công an để đánh đập bà. Lính canh đã tăng mức điện thế lên đến tối đa để đánh bà, và kéo dài hơn 20 phút. Bà Mã bị đánh đến thâm tím và không thể đi lại. Bà phải nằm trên giường trong hai tuần, nhưng lính canh đã tuyên bố là bà chỉ giả vờ.

Vào ngày 23 tháng 10 năm 2002, lính canh trại lao động đã gia tăng nỗ lực bức hại các học viên Pháp Luân Công kiên định. Lính canh đã buộc họ ngồi trên một “cái ghế nhỏ” từ 6 giờ sáng đến 11 giờ đêm trừ lúc trong bữa ăn. Mông của họ bị chảy máu vì ngồi lâu. Nhà tù đã đưa hơn 70 đến 80 học viên vào một phòng nhỏ có hơn 60 mét vuông và bật những đoạn phim lăng mạ Đại Pháp cả đêm. Lính canh cũng kéo một vài học viên ra ngoài để tra tấn nhằm buộc họ từ bỏ niềm tin của mình.

Đầu tháng 11, lính canh gọi bà Mã Thúy Hồng để nỗ lực chuyển hóa bà. Các lính canh đã còng tay bà trong tư thế “ép uốn cong lưng”. (Đây là một hình thức tra tấn rất đau đớn, một tay đặt phía sau đầu chạm vào tay kia đưa từ dưới lên). Bà đã bị còng tay theo cách này trong hơn hai giờ đồng hồ.

Tháng 2 năm 2003, lính canh đã ép các học viên viết “thư hối hận.” Vào ngày 25 tháng 2, lính canh đã gọi bà Mã ra ngoài và bảo bà viết thư hối hận. Khi bà từ chối, họ lại tra tấn bà bằng hình thức còng tay ra sau lưng. Lính canh Hồng Vĩ đã đá vào tay đang bị còng của bà gây nên cơn đau không thể chịu đựng nỗi.

Các học viên Pháp Luân Công trong trại được cho ăn bánh mì thô và canh bắp cải muối. Hầu hết họ đều thiếu ăn và sức khỏe yếu. Dù vậy họ vẫn bị ép phải lao động. Nếu họ không hoàn thành chỉ tiêu, lính canh sẽ đánh đập họ, ngược đãi họ tàn nhẫn và buộc họ làm việc suốt đêm.

Bà Mã Thúy Hồng đã trải qua nhiều sự đau đớn và suy sụp do quá mức chịu đựng vì những tra tấn chết người liên tục. Bốn năm trước khi qua đời, bà bị ho liên tục, nôn ra máu, và bị đau ngực. Trước khi mất, bà hoàn toàn không ngủ được. Bà ngồi suốt cả ngày đêm, không thể ăn, cho đến khi tất cả sức lực đều cạn kiệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/21/佳木斯法轮功学员马翠红生前遭受的迫害(图)-232741.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/14/121944.html
Đăng ngày 27-12-2010, Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share