Một phụ nữ trung niên bị giam 12 lần trong 11 năm, liên tục bị đối xử hung bạo

[Ngày 31 tháng 10 năm 2010]

2010-8-30-changchun-sunshuxiang_small.jpg

Bà Tôn Thục Hương, người chỉ còn da bọc xương do bị tra tấn trong thời gian dài, tấm ảnh được chụp 10 ngày sau khi được bà được trả tự do khỏi trại lao động cưỡng bức

NEW YORK – Một phụ nữ 53 tuổi, người đã kể lại việc bị tra tấn một cách chuyên nghiệp và rất đau đớn, luật sư Cao Trí Thịnh đã chuyển lại lời của bà trong nhiều bức thư ngỏ của ông để gửi đến các vị lãnh đạo của Trung Quốc, bà qua đời vào giữa tháng 10 do bị ngược đãi trong trại giam.

Thông qua nhiều nguồn tin ở bên trong Trung Quốc, bà Tôn Thục Hương (孙淑香), một học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân, đã qua đời vào ngày 10 tháng 10, bốn tháng sau khi bà được thả ra khỏi một trại lao động, nơi bà đã bị sốc điện bằng nhiều dùi cui điện, bị tiêm những loại thuốc không rõ tên, và bị ép phải lao động nặng nhọc. Một bức ảnh được chụp ngay khi bà trở về nhà và được bí mật gửi ra khỏi Trung Quốc cho thấy thân thể tiều tụy của bà.

Bà Tôn là người thứ ba được ông Cao phỏng vấn, đã bị tra tấn đến chết sau đó. Bản thân ông Cao đã biến mất từ tháng 4 năm 2010, cùng với nỗi lo sợ rằng ông đã bị giết trong khi bị giam giữ. Tuần vừa qua, người con gái tuổi nhỏ tuổi của ông đã thỉnh nguyện lên Tổng thống Mỹ Barack Obama để tìm thông tin về nơi ở của ông Cao trong cuộc gặp sắp tới với ông Hồ Cẩm Đào (“Làm ơn trả lại cha tôi” Wall Street Journal)

Bà Tôn bị giam 12 lần trong hơn 11 năm từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động chiến dịch trừ diệt Pháp Luân Công. Như ông Cao đã mô tả trong bức thư của ông, bà đã nhiều lần bị tra tấn đến nguy kịch.

Vào đầu tháng 7 năm 2002 … có vài đặc vụ đã xông [vào nhà cha tôi] và đã bắt tôi,” ông Cao trích dẫn lời làm chứng của bà Tôn trong bức thư ngỏ vào tháng 12 năm 2005 gửi đến hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo để kêu gọi kết thúc cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công. “Họ đã đưa tôi đến một tầng hầm tối tăm. … [Một] viên chức đã tát tôi và tra hỏi những học viên mà tôi biết. Tôi nói tôi không biết ai cả. Sau đó họ đã dùng một dùi cui điện thọc sâu vào các xương sườn bên dưới của tôi để sốc điện tôi.”

Sau đó ông ta hỏi tôi có nhớ bất kỳ số điện thoại nào của các học viên không. Tôi từ chối trả lời. Ông ta đã sốc điện một bên thân thể tôi, từ những đầu ngón tay đến cánh tay và lên đến đầu của tôi và sau đó cũng làm như vậy ở phía bên kia thân thể. Sau đó ông ta chậm chạp di chuyển ở trước và sau hai lần. Ông ta đổi một dùi cui khác với điện thế cao hơn và bắt đầu sốc điện vào các đầu ngón chân của tôi và toàn bộ người tôi hai lần. Thấy rằng tôi vẫn không tiết lộ thông tin về các học viên, các viên chức đã đưa dùi cui vào mắt tôi. Tôi cảm thấy như hai mắt tôi gần như rơi ra ngoài, và tôi nhìn rất khó khăn. Họ bắt đầu sốc điện vào ngực và xương sườn của tôi trong khi tra hỏi tôi về thông tin. … Tôi gần như đã chết” (nguyên văn của bức thư ngỏ của ông Cao Trí Thịnh gửi đến ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo)

Lần gần đây nhất bà Tôn bị bắt cóc xảy ra vào tháng 9 năm 2009. Khi bà đưa cháu trai đến trường, lúc trở về nhà, có ba công an đã bao vây bà, bịt miệng bà và đưa bà đến Đồn công an Trường Xuân. Ba ngày sau bà bị đưa đến Trại giam số 3 ở Trường Xuân, vào tháng 10 năm 2009 bị đưa đến Trung tâm tái giáo dục thông qua Trại lao động.

Thông qua những người quen của bà Tôn khi bà được thả, tại trại bà đã bị buộc xem những băng hình lăng mạ Pháp Luân Công mỗi ngày và dưới áp lực không ngừng nghỉ để từ bỏ việc tập luyện. Có lúc, trưởng đơn vị của bà trong trại, Diêm Lập Phong, đã sốc điện vào mặt bà bằng một dùi cui điện vì bà từ chối hoàn thành cái gọi là “giấy kiểm tra” những câu hỏi chống lại Pháp Luân Công.

Trong thời gian ở trại, bà Tôn đã bị ép lao động nặng, gồm có xúc tuyết trong thời tiết âm 30 độ. Bà cũng bị nhân viên y tế của trại tiêm những loại thuốc lạ. Bà trở nên yếu ớt, đi lại khó khăn, và bị những cơn đau bụng khủng khiếp sau nhiều lần bị đánh vào bao tử và xương sườn.

Cuối cùng chính quyền đã thả bà ra vào tháng 6 năm 2010 sau khi bà bị chẩn đoán có những vấn đề nghiêm trọng về bụng tại Bệnh viện liên kết Hoa-Nhật. Nhưng điều này chỉ xảy ra sau khi họ đã giả tạo một đoạn phim trong đó họ phân tích những lời tuyên bố của bà để tạo nên ấn tượng rằng bà đã nhận xét tích cực về việc điều trị trong các trại lao động. Bà không còn có thể hồi phục vì những vết thương đã phát sinh trong trại giam và đã qua đời vào ngày 10 tháng 10 năm 2010.

Hình ảnh thu nhỏ của bà Tôn đã nhấn mạnh sự tàn ác của cuộc bức hại chống lại Pháp Luân Công và sự tính toán của chính quyền trong việc sử dụng những phương thức tra tấn để phá hủy ý chí của con người,” chủ tịch của Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp, Levi Browde nói. “Ở trong trại lao động, trại giam, hay những phòng tra tấn sâu trong núi, bà Tôn và các học viên khác, những giống như bà ở trên khắp Trung Quốc, đã không có được một giây phút yên bình. Họ phải chịu đựng tra tấn tinh thần và thân thể một cách liên tục và không thương xót.

Quyết định của bà Tôn trong việc đối mặt với sự tàn bạo như vậy không chỉ giữ vững niềm tin của bà, mà còn bảo vệ cho những học viên xung quanh bà với một số phận tương tự đầy kinh hoàng. Với sự ra đi của bà, thế giới đã mất đi một người phụ nữ thật sự tuyệt vời và một người bảo vệ cho giá trị nhân quyền.

https://faluninfo.net/article/1094/?cid=84

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN, XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI TRUNG TÂM THÔNG TIN PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP
Liên lạc viên: Gail Rachlin (+1 917-757-9780), Levi Browde (+1 845-418-4870), Erping Zhang (+1 646-533-6147), hoặc Joel Chipkar (+1 416-731-6000)

Fax: 646-792-3916 Email: contact@faluninfo.net, Website: https://faluninfo.net/


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/2/121203.html
Đăng ngày: 20– 11– 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share