Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở Nội Mông Cổ, Trung Quốc

[MINH HUỆ 6-10-2010] Anh Vũ Dương và vợ là cô Tôn Mẫn, ở Nội Mông Cổ, đã bị công an bắt giữ bất hợp pháp tại Bắc Kinh. Trong thời gian ngắn, cô Tôn đã bị tra tấn đến chết. Công an sau đó đã tạo nên một hiện trường tự sát giả mạo và bịa đặt báo cáo khám nghiệm tử thi, nói rằng cô đã tự sát bằng cách nhảy ra khỏi một tòa nhà.

Anh Vũ đã bị giam một năm rưỡi từ lúc anh bị bắt. Anh bị đưa ra xét xử vào ngày 9 tháng 4 năm 2010, nhưng gia đình anh đã không được thông báo về kết quả của phiên tòa và tình trạng hiện nay của anh vẫn không rõ.

2009-7-21-sunmin-02--ss.jpg
Cô Tôn Mẫn và con gái

2009-7-21-sunmin-03.jpg
Anh Vũ Dương và con gái

Anh Vũ Dương, cũng được biết với tên Võ Chí Quân, ở thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ. Không lâu sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, anh đã bị bắt bởi các viên chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở quận Hồng Sơn, thành phố Xích Phong, và bị giam bất hợp pháp trong chín tháng. Vợ anh cũng bị bắt. Không bao lâu sau khi anh được thả ra, anh đã bị đưa vào danh sách truy nã. Anh bị buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại hơn nữa.

Anh Vũ đã bị Vương Kiến Quân tố cáo khi đang phân phát đĩa DVD Thần Vận ở quận Tuyên Võ, Bắc Kinh vào sáng ngày 22 tháng 4 năm 2009, và đã bị các công an ở Đồn công an Ngưu Nhai bắt giữ. Tại đồn công an, các công an đã đánh đập anh Vũ vì anh đã từ chối tiết lộ cho họ bất kỳ thông tin nào, như tên và địa chỉ của anh. Tuy nhiên các viên chức ĐCSTQ đã tìm ra nơi anh sống và bắt vợ của anh.

Khi cô Tôn từ chối hợp tác, họ đã tra tấn cô đến chết. Công an đã không nói cho anh Vũ biết rằng cô đã chết đến một tuần sau đó. Khi họ thông báo cho anh về cái chết của vợ vào ngày 28 tháng 4 năm 2009, họ đã nói dối và bảo rằng cô đã nhảy xuống từ tầng năm của tòa nhà vào tối ngày 22 tháng 4. Tuy nhiên, anh Võ đã nghe công an tra hỏi cô Tôn lúc 8 giờ sáng ngày 23 tháng 4 ở phòng bên cạnh nơi mà anh đang bị giam tại đồn công an.

Anh Vũ kể lại: “Gần 8 giờ sáng, tôi đã nghe năm công an mà đã từng tra hỏi tôi (4 nam và 1 nữ) lớn tiếng tra hỏi vợ tôi ở phòng bên cạnh.”Chồng cô tên gì?” “Nói nhanh lên!”” Tôi biết rằng giọng đó là của viên chức công an đã từng bắt tôi. Một lát sau, tôi nghe rõ ràng vợ tôi hỏi, “Tôi cần phải nói gì đây?” Sau đó tôi nghe một tiếng bạt tai và giọng nói của nữ công an, “Hãy trả lời bất cứ điều gì cô được hỏi.””

Giấy báo tử đã được đưa ra bởi Đồn công an Phong Đài, mà có quyền hạn hơn Đồn công an Ngưu Nhai, nói rằng, “Tôn Mẫn được phát hiện đã chết sau khi nhảy khỏi tòa nhà lúc 1 giờ 30 phút sáng ngày 23 tháng 4 năm 2009,” và báo cáo khám nghiệm tử thi của ngành tư pháp nói rằng ngày thông báo cái chết là ngày 22 tháng 4 năm 2009, chỉ ra rằng tài liệu về cái chết của cô Tôn đã bị giả mạo khi sự thật là cô vẫn còn sống. Thân thể cô Tôn được tìm thấy với đầy vết cắt và vết thương, khiến một số chuyên gia từ bộ phận khám nghiệm tử thi (những người không muốn tiết lộ tên của họ) tuyên bố rằng nguyên nhân cái chết của cô không phải là nhảy ra khỏi tòa nhà.

Trong trại giam, anh Vũ đã viết một bức thư về cái chết của vợ anh, liệt kê ra bằng chứng cho thấy rằng công an đã tra tấn cô Tôn đến chết. Anh đã thuê một luật sư xem qua bức thư này và trình nó lên các ban ngành liên quan. Tuy nhiên công an đã từ chối cho luật sư xem bức thư hay cung cấp bất kỳ sự hướng dẫn nào cho anh Vũ, và đã tịch thu tài liệu.

Anh Vũ đã bị giam gần 1 năm trước khi Tòa án Phong Đài của Bắc Kinh lên kế hoạch mở một phiên tòa xét xử trường hợp của anh, điều này là chống lại Hiến pháp Trung Quốc, quy định rằng không ai có thể bị giam trong một thời gian dài mà không có một phiên xử hay bị kết án.

Trước phiên xử, trại giam đã từ chối cho luật sư gặp anh Vũ. Vào đêm trước phiên xử, họ thông báo cho luật sư của anh Vũ rằng ông ta không được phép biện hộ cho anh Vũ tại tòa. Một luật sư thứ hai bị buộc phải trình những lý lẽ biện hộ của ông đến ban ngành pháp lý, nơi mà họ đã bỏ đi mọi bằng chứng cung cấp sự biện hộ vô tội, đưa ra lý do rằng “bằng chứng biện hộ không thể chứa đựng bất kỳ điều gì xúc phạm đến hay về ĐCSTQ.” Mọi điều liên hệ đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công bất hợp pháp cũng bị loại bỏ khỏi các giấy tờ biện hộ của các luật sư.

Trong phiên xử vào ngày 9 tháng 4 năm 2010, Anh ninh quốc gia thành phố Bắc Kinh và ban ngành pháp lý chỉ cho hai người thân trong gia đình của anh Vũ vào. Anh Vũ đã nói với thẩm phán rằng phân phát đĩa DVD Thần Vận là không vi phạm luật của Trung Quốc. Anh cũng cung cấp bằng chứng rằng vợ anh đã bị tra tấn đến chết và không hề tự sát.

Tòa án Phong Đài đã không công bố kết quả của phiên xử. Sau phiên xử, nhiều người thân trong gia đình đã bị tra vấn rằng ai đã thuê luật sư. Buổi tối sau phiên xử, gia đình nghe được tin tức rằng luật sư ban đầu đã bị đình chỉ giấy phép hợp pháp của ông và ông đã bị đưa đến đồn công an để thẩm vấn, vì công an cố muốn biết ai đã thuê ông.

Đã một năm rưỡi trôi qua sau cuộc bắt giữ anh Vũ vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Các viên chức ĐCSTQ Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông tin nào về bản án hay tội trạng cho gia đình anh. Đã 6 tháng sau phiên xử tòa án cũng không nói cho luật sư hay gia đình anh biết về quyết định của họ. Hiện thời vẫn chưa biết anh Vũ ở đâu.

Những bài viết liên quan:
https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/2/109699.html
https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/6/108888.html
https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/25/108583.html 
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/6/230633.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/14/120611.html
Đăng ngày 04-11-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share