Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc

Tên: Hồ Liên Hoa (胡连华)
Giới tính: Nữ
Tuổi: Không rõ
Địa chỉ: Thôn Hàn Tương Quân, xã Tiểu Doanh, huyện Diêm Sơn, tỉnh Hà Bắc (河北省盐山县小营乡韩将军村)
Nghề nghiệp: Giáo viên tiểu học tại Trường tiểu học Hàn Tương Quân ở xã Tiểu Doanh, huyện Diêm Sơn tỉnh Hà Bắc (河北省盐山县小营乡韩将军村小学教师)
Ngày qua đời: Có lẽ là ngày 2 hoặc 3 tháng 10 năm 2010 (Gia đình đã thông báo bà qua đời vào ngày 4 tháng 10 năm 2010)
Ngày bị bắt gần nhất: 2 tháng 9 năm 2010
Nơi bị giam gần nhất: Đồn công an huyện Khánh Vân ở tỉnh Sơn Đông (山东省庆云县公安局)
Thành phố: Khánh Vân
Tỉnh: Sơn Đông
Hình thức bức hại: Cấm ngủ, tẩy não, đánh đập, bỏ tù, tra tấn, sa thải, biệt giam, lục soát nhà, thẩm vấn, giam cầm.

[MINH HUỆ 20-10-2010] Một giáo viên tiểu học, bà Hồ Liên Hoa do đã từ chối từ bỏ việc tập luyện Pháp Luân Công, bà bị bắt và bị tra tấn nhiều lần bởi nhiều viên chức chính quyền. Bà Hồ đã qua đời trong trại giam vào ngày 2 tháng 10 năm 2010, chỉ một tháng sau khi bà tiếp tục bị bắt một lần nữa.

Bà Hồ Liên Hoa đi thỉnh nguyện nhân danh cho Pháp Luân Công ở Bắc Kinh vào năm 2000 và đã bị cho thôi việc bởi Bộ giáo dục ở Diêm Sơn sau khi bà trở về nhà. Bà không được trả khoản trợ cấp nào. Bà trở thành vô gia cư để tránh bị bức hại về sau, và bị bắt bốn lần trong chín năm tiếp theo. Ngày 28 tháng 8 năm 2008, bà Hồ bị bắt trong khi đang phát tài liệu giảng rõ sự thật ở Tiểu Doanh. Trưa hôm đó, khoảng 20 công an từ Phân cục công an của Phòng công an và đồn công an quận đã đến khu nhà của bà Hồ và lục soát nhà bà. Họ đã tịch thu máy tính, máy in, và một số sách Đại Pháp của bà; họ cũng bắt con gái và con trai của bà. Bà Hồ không được trả tự do đến khi bà ở trong cơn nguy kịch.

Sau khi bà Hồ về nhà, bà tiếp tục tập luyện Pháp Luân Công và lấy lại sức khỏe. Bà lại bị bắt vào ngày 2 tháng 9 năm 2010, bởi Đồn công an huyện Khánh Vân ở tỉnh Sơn Đông. Họ cũng liên lạc với Phòng công an Diêm Sơn và lục soát nhà bà tại Diêm Sơn. Chồng bà, ông Hàn Tông Đại, cũng bị bắt. Có thông tin rằng khoảng 10 học viên Pháp Luân Công từ huyện Khánh Vân ở tỉnh Sơn Đông đã bị bắt cùng với bà Hồ. Vào ngày 4 tháng 10, gia đình bà Hồ đã được thông báo về cái chết của bà.

Sau đây là trường hợp của bà Hồ từ tháng 2 năm 2004 về những đau khổ mà gia đình bà đã chịu đựng trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công:
Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở thôn Hàn Tương Quân tại xã Tiểu Doanh, huyện Diêm Sơn, tỉnh Hà Bắc. Chồng tôi, con gái, và tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 1997. Chồng tôi, ông Hàn Tông Đại, là một cựu quân nhân và đã bị nhiễm viên gan C khi ông còn ở trong quân đội. Tôi cũng bị nhiễm bệnh sau khi lập gia đình với ông. Sức khỏe của chúng tôi rất kém, và chúng tôi luôn phải dùng thuốc trị bệnh gan. Hai người con của chúng tôi cũng không khỏe mạnh. Không lâu sau chồng tôi và tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, chúng tôi ngừng uống thuốc. Con gái chúng tôi thấy điều này và cũng muốn tập. Sự kỳ diệu đã xảy đến cho con gái chúng tôi. Em không cần dùng thuốc hay dùng bất kỳ phương pháp trị bệnh nào khác. Đạo đức của chúng tôi được nâng cao, gia đình chúng tôi sống trong hòa thuận, những mối bất hòa trong gia đình được giải quyết, chúng tôi sống trong hạnh phúc; đó là những lợi ích từ Đại Pháp!

Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp từ ngày 20 tháng 7 năm 1999. Chúng tôi đã chịu đựng nhiều áp lực từ nhiều phía ở gia đình và bạn bè. Cuộc đàn áp tàn bạo tiếp tục leo thang, và nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn tàn bạo – vài người thậm chí bị đánh đập đến chết. Trong môi trường khắc nghiệt này, để cho người bình thường hiểu được sự thật về Pháp Luân Công, con gái tôi đã đi phát những tờ rơi về Pháp Luân Công và em đã bị bắt. Lúc đó, em chỉ mới 16 tuổi. Em bị trói vào một lò sưởi tại Đồn công an huyện Hải Hưng ở tỉnh Hà Bắc. Miệng em bị chảy máu do bị đánh. Em đã bị đưa đến Đồn công an huyện Diêm Sơn vào ngày hôm sau và bị giam trong hai tuần. Sau ngày con gái tôi bị bắt, công an từ đồn công an huyện, đồn công an xã, và trưởng an ninh thôn đã tìm gặp tôi tại trường để bắt tôi. Tôi đã biết ý định của họ, vì vậy tôi đã trốn thoát sau khi họ đưa tôi đi. Sau đó, người ở phòng công an xã đã đến nhà tôi thường xuyên để sách nhiễu chúng tôi.

Đầu năm 2001, nhiều công an được chỉ huy bởi Vương Kiến Quân từ đồn công an xã đã bắt tôi mà không đưa ra một lệnh bắt giữ nào. Họ đã đưa tôi đến hội trường chính quyền xã và cố buộc tôi từ bỏ tập luyện Đại Pháp. Họ nhốt tôi vào một nhà để xe lạnh giá và tịch thu các sách Đại Pháp. Tống Nguyệt Đàm từ đồn công an xã đã hỏi chồng tôi có tập luyện Pháp Luân Công hay không, và đã dọa nạt bắt ông ấy, nếu tôi không nói. Con gái tôi lại bị bắt và cũng bị đưa đến hội trường chính quyền xã. Miệng em chảy máu vì bị trưởng đồn Trương Trung Huân đánh đập. Sau đó em bị nhốt vào một nhà để xe lạnh lẽo. Chúng tôi đã tuyệt thực để phản đối và được thả 10 ngày sau đó.

Sau khi bị đình chỉ công tác vài tháng, tôi trở lại làm việc sau khi giám hiệu nhà trường xin bộ giáo dục cho tôi. Tôi bị bắt tại lớp học bởi Tống Nguyệt Đàm vào tháng 7 năm 2001. Tôi đã được thả ra sau bốn ngày tuyệt thực. Tôi lại bị đình chỉ công tác, tôi bị giữ lại hai tháng lương. Tháng 8 năm 2001, đồn công an xã lại bắt con gái tôi và đưa cô đến trại tẩy não. Tại nơi khủng khiếp đó, cô thường xuyên nghe những âm thanh ớn lạnh của các học viên Đại Pháp bị lăng mạ và bị đánh đập. Trái tim nhỏ bé của em bị kích động, và em đã dừng tập luyện. Không lâu sau em lại phải dùng thuốc và được chẩn đoán bị bệnh tăng năng tuyến giáp vào năm ngoái.
Vào tháng 9 năm 2001, tôi đã bị Vương Kiến Quân và những người khác từ đồn công an bắt khi đang trên đường đi thăm họ hàng. Sau đó, họ thường xuyên đến nhà tôi để sách nhiễu. Vợ chồng tôi trở thành vô gia cư [để tránh bị bức hại hơn nữa]. Vào lúc Đại hội Đảng lần thứ 16, đồn công an huyện đã lấy cớ kiểm tra việc tuân thủ theo “chính sách một con,” nhưng ý định thật sự của họ là tìm kiếm các học viên Đại Pháp vô gia cư. Họ đã lục soát từng hộ gia đình và phát hiện ra nơi chúng tôi thuê. Tôi không biết chồng tôi đã chịu đựng loại tra tấn tàn bạo nào khi ở trong đồn công an. Sau đó ông đã bị kết án tù phi pháp.

Công an xã đã bắt tôi tại nhà của họ hàng tôi và đưa tôi đến đồn. Tôi có nhiều vết cắt trên tay bởi những cái còng tay. Một người từ chính quyền xã (có lẽ là trưởng thôn Triệu) đã hành động như một tên côn đồ. Ông ta la lên, “Đến đây và đánh cô ta!” Đột nhiên tất cả, hơn mười người lao vào. Triệu đã tháo một chiếc giầy ra và bắt đầu dùng nó đánh tôi. Trên đường đến trại tẩy não, tôi đã vạch trần tội ác của họ và bảo họ rằng họ không đáng được gọi là những viên chức chính quyền. Công an trưởng Hậu đã dùng mọi cách để lăng mạ tôi.

Tại trại tẩy não, Dương Lệnh Quân từ Phòng 610 thường xuyên lăng mạ và đánh bất kỳ ai mà ông ta muốn. Mũi và miệng tôi thường xuyên chảy máu vì bị đánh. Trưởng Phòng 610 huyện, Mã Thụy Tài, ra lệnh cho Lập Thiên Quân và Dương Lệnh Quân từ đồn công an và các lính canh đánh và lăng mạ tôi. Sau đó họ muốn gửi tôi đến Trại lao động cưỡng bức Đường Sơn, nhưng tôi được chẩn đoán mắc bệnh tim và bệnh cao huyết áp, do đó trại lao động cưỡng bức đã từ chối chấp nhận tôi vì tôi không thể đứng được. Các viên chức mà đã đưa tôi đến đó cố dùng mọi cách có thể để đưa tôi vào trong trại lao động cưỡng bức, nhưng trại lao động vẫn từ chối nhận tôi. Các viên chức bắt đầu hét lên và hăm dọa đẩy tôi xuống đường trên đường trở về.

Lúc đó, tôi đã bị tra tấn thậm tệ, nhưng họ vẫn giam tôi thêm hơn 20 ngày. Công an đã buộc mỗi người thân trong xã và thôn – và gia đình tôi – ký vào giấy bảo đảm trước khi thả tôi.

Trưởng Phòng 610 xã, Trương Chí Cường, đã lừa một trong những người thân của tôi bằng cách nói với họ rằng sẽ không có sự bắt giữ, và bảo tôi đừng đi đâu. Ông ta dọa gia đình tôi để buộc họ giám sát tôi. Người nhà tôi sợ đến nỗi họ theo tôi mọi nơi, vì thế tôi mất đi tự do. Hai tháng sau, Trương Chí Cường bảo tôi đem 1,000 nhân dân tệ và đến trại tẩy não. Do tôi đã từ chối đi, nên họ không để tôi ở một mình. Tôi đã bị một cơn động kinh, và họ đưa tôi đi với họ bất kỳ lúc nào. Họ đã đè tôi xuống sau khi con trai tôi rất giận dữ. Họ thường xuyên đến nhà tôi và quấy nhiễu tôi. Tôi không thể sống trong yên ổn.

Ngày 8 tháng 10 năm 2010


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/8/230700.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/20/120914.html
Đăng ngày 09-11-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share