Theo một học viên ở thành phố Cát Lâm, Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-1-2010] Tôi tên Bùi Phỉ và là một học viên Pháp Luân Công tại thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm. Ngày 29 tháng 4 năm 2009, mẹ tôi, cũng là một học viên, và tôi đi đến Đội thứ Sáu tại Vĩnh Khánh để phát các tài liệu Pháp Luân Công. Chúng tôi bị tố cáo lại với các chính quyền bởi một người đàn bà trẻ và chúng tôi bị bắt bởi các viên chức chính quyền mặc đồ đen, một số trong họ là viên chức cảnh sát. Các tài liệu của chúng tôi bị tịch thu, và tôi bị đánh dã man. Họ cũng cố gửi tôi đi Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử tại thành phố Trường Xuân.
Chúng tôi bị mang đến Đồn cảnh sát Đại Trường Truân tại quận Phong Mãn. Ngay sau khi chúng tôi ra khỏi xe hơi, một người đàn ông to lớn nặng nề chạy đến và đấm vào đầu tôi và chửi mắng mẹ tôi, khoảng 70 tuổi. Tôi hỏi ông ta tại sao ông ta đánh tôi và tên ông ta là gì. Chúng tôi không bao giờ thấy ông ta lần nữa.
Các chính quyền chia cách và thẩm vấn chúng tôi. Tôi chỉ nói với họ về Pháp Luân Công. Viên cảnh sát ghi chép (họ gọi ông ta là Lương Tử) không ngừng hỏi tôi những câu hỏi. Vì tôi không nói bất cứ điều gì ông ta muốn, ông ta rời căn phòng. Một cảnh sát khác (số hiệu 204029) đi vào phòng và chửi mắng tôi. Nhận ra rằng tôi sẽ không nói cho ông ta biết điều ông ta muốn, ông ta tát vào mặt tôi rất mạnh. Tôi thình lình cảm thấy có cái gì đánh vào lưng tôi và phía sau đầu tôi rất mạnh. Khi tôi nhìn lại phía sau, tôi nhìn thấy một cảnh sát cao lớn.
Tôi hỏi ông ta,”Tại sao ông, một cảnh sát làm điều đúng, lại có thể đánh người một cách bất hợp pháp như vậy?” Ông ta nói dối, “Tôi không phải là một cảnh sát.” Tôi nói với cảnh sát khác, “Ông ta đánh tôi.” Người đó trả lời, “Tôi không thấy gì cả.” Sau đó, một cảnh sát thứ ba đi vào, la tôi, tát vào mặt tôi, và buộc tôi đứng im. Sau đó tôi được biết ông ta là cảnh sát trưởng Diệp Kiến Dân. Tiếp theo cảnh sát mà chúng gọi là Lương Tử lại trở vào để hỏi nhiều câu hỏi nữa và ghi chép. Tôi vẫn tiếp tục nói với ông ta về Pháp Luân Công. Trong lúc thẩm vấn, một người tuyên bố là giám đốc Tôn của Phòng 610 của Đồn cảnh sát Phong Mãn đi vào và nói với tôi là ông ta muốn giải quyết với tôi bằng một cách này hay cách khác.
Các chính quyền dùng tên của mẹ tôi để tìm kiếm trên internet, có được một số tin tức về tôi, và báo cho gia đình tôi. Sau 5 giờ chiều, tôi cảm thấy yếu và không chịu đựng nổi sự thẩm vấn nữa. Mẹ tôi cũng không cảm thấy khoẻ. Các chính quyền nói với chúng tôi là họ sẽ mang chúng tôi đi khám sức khoẻ. Thay vì đó, họ mang chúng tôi đến một chi nhánh cảnh sát và bịa ra chứng cớ để giam 15 ngày. Các viên chức gồm có một cảnh sát tên Nghiêm Sở, một người họ Lý, và ba người nữa.
Chúng tôi bị mang đến bệnh viện lúc 8 giờ tối hôm đó. Biểu đồ điện tim tôi cho thấy bất thường, và tôi không kềm được sự run rẩy. Sau 9 giờ, chúng tôi bị mang đến Trung tâm giam giữ thành phố Cát Lâm. Bác sĩ trung tâm giam giữ chịu trách nhiệm kiểm tra tôi và nói mọi sự đều bình thường, rằng tôi giả bộ các triệu chứng. Kết quả, trung tâm nhận tôi. Trong thời gian tôi bị giam, viên chức Lương Tử và Vương Lập Quần, một cảnh sát từ của Đội thi hành luật của Đồn cảnh sát Phong Mãn, thẩm vấn tôi. Tôi chống lại và không hợp tác. Họ nói với tôi rằng họ sẽ kết án tôi một năm rưỡi lao động cưỡng bức. Sau đó, tôi không ngừng run rẩy và đau ngực và nhịp tim bất thường. Đến ngày giam thứ 11, các triệu chứng của tôi trở nên rất nghiêm trọng, vì vậy các chính quyền trung tâm giam giữ điện thoại cho đồn cảnh sát và yêu cầu khám sức khoẻ cho tôi. Họ phát hiện một cái bướu to nơi tử cung của tôi. Bệnh viện khuyên nên thả tôi ra để bảo lãnh đi trị bệnh. Tuy nhiên, các chính quyền sau này thu hồi quyết định cho phép bảo lãnh và yêu cầu một kỳ khám sức khoẻ thứ hai tại bệnh viện của trung tâm giam giữ. Vì tôi không thể bước đi một mình, em trai tôi phải cõng tôi lên xuống cầu thang cho các đợt kiểm tra khác nhau. Sau một vài ngày, các chính quyền lại yêu cầu một ý kiến khác, nói rằng các kỳ khám trước đã được làm mà không có mặt của một cảnh sát. Sau kỳ khám lần thứ ba, các chính quyền vẫn quyết định tôi phải bị mang đi Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử tại thành phố Trường Xuân. Vì tôi vô cùng yếu và không thể bước đi, họ kéo tôi qua lại để có được các yêu cầu kiểm tra trước khi nhận vào trại lao động cưỡng bức. Cuối cùng, dựa trên các chứng cớ y khoa, họ không thể nhận tôi vào trại lao động và phải thả tôi ra.
Đồn cảnh sát Đại Trường Truân, quận Phong Mãn, thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm
Diệp Kiến Dân, cảnh sát trưởng, 86-13159557256 (Di động)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/30/217246.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/18/114757.html
Đăng ngày: 16-06–2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản