Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-05-2010] Ngày 28 tháng 4 năm 2010, học viên Pháp Luân Công, ông Lục Trí Dũng, từng được trao tặng “ Công an viên giỏi nhất” của huyện Hắc Thủy, tỉnh Tứ Xuyên, đã bị kết án bất hợp pháp bốn năm tù sau khi bị giam hơn hai tháng. Tòa án huyện hắc thủy đã công bố bản án mà không cần sự hiện diện của luật sư và cũng không có chứng cứ, hoặc cơ sở pháp lí.

Tòa án đã bác bỏ toàn bộ những lời biện hộ pháp lý mà luật sư của ông Lục đưa ra tại phiên xử. Ngoại trừ ông Lục và luật sư của ông, phó tòa, Lan Dũng, thẩm phán Tòa hình sự, Đàm Hiểu Hồng, vợ của ông Lục, và một người phụ nữ khác đã tham dự phiên xét xử.

Sau phiên xử, ông Lục đã nộp đơn kháng án. Một phiên xử nữa được lên lịch vào ngày 20 tháng 5 năm 2010 tại Tòa án huyện hắc thủy. Các thẩm phán từ quận A Bá sẽ đến quận hắc thủy để chủ tọa phiên tòa.

Bị bắt và bị đánh sau khi đến thăm mẹ ông

Ngày 19 tháng 9 năm 2009, ông Lục đã đến thăm mẹ tại thành phố Đô Giang Yến. Trên đường về nhà, ông đã bị bắt ở huyện Tân Tân bởi công an huyện hắc thủy, những người đã đi theo ông. Ông Lục bị đánh tàn bạo đến nỗi ông đã bị bất tỉnh. Ông tỉnh lại sau hai ngày.

2009-12-26-lumother--ss.jpg

Chịu đựng áp lực của cuộc bức hại hơn 10 năm , mẹ của ông Lục trông rất già.

Một bức ảnh cũ của ông Lục và mẹ ông

Ông Lục từng là một giáo viên và một dược sĩ. Sau đó, ông đã trở thành một công an tại các khu rừng bảo tồn. Cha ông là giám đốc một bệnh viện và mẹ ông là một bác sĩ y khoa. Ông Lục có nhiều bệnh khi ông còn trẻ, nhưng sau khi tập Pháp Luân Công, mọi bệnh tật của ông đều biến mất. Ông cảm nhận được sự kì diệu của Pháp Luân Công và sống theo các tiêu chuẩn của “Chân – Thiện – Nhẫn”. Ông đã được trao tặng danh hiệu “Công an viên giỏi nhất” do có tâm tính tốt.

Sau khi cuộc bức hại xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông Lục Trí Dũng đã bị bức hại tàn nhẫn. Tháng 6 năm 2001, ông đã bị kết án một năm rưỡi tại một trại lao động cưỡng bức. Năm 2005, cả ông Lục và vợ đều bị kết án ba năm tại trại lao động cưỡng bức. Tại trại lao động cưỡng bức Tân Hoa, ông Lục đã bị bức hại bằng thuốc và các phương thức tra tấn tàn bạo. Nước và thức ăn mà ông ăn và bị ép buộc ăn có chứa nhiều loại thuốc không rõ. Tháng 2 năm 2008, ông Lục được trả tự do từ Trại lao động cưỡng bức Tân Hoa khi ông đã ở trong cơn nguy kịch.

Phiên xử

Ngày 12 tháng 1 năm 2010, Viện kiểm sát ở huyện hắc thủy đã đưa ra lời buộc tội chống lại ông Lục. Vào sáng ngày 1 tháng 2, Tòa án huyện hắc thủy đã xét xử ông Lục. Có khoảng hơn 20 người đã đến tòa, gồm có mẹ và vợ ông. Phiên tòa có rất nhiều lính canh. Tất cả công an, ngoại trừ nhân viên chấp hành ở tòa, đều mang súng. Lí do để buộc tội ông Lục là Bưu điện huyện hắc thủy đã xác minh rằng tòa án đã nhận được một số lượng thư nhiều hơn bình thường. Nhân viên bưu điện đã dừng việc đưa thư đến tòa án và kiểm tra nội dung của thư và nhiều bức thư giảng rõ sự thật đã được tìm thấy. Viện kiểm sát suy xét rằng những bức thư đó đã được gửi bởi ông Lục và kết quả là, ông Lục đã bị bắt và mang ra xét xử.

Ông Lục tốt nghiệp một trường đại học về chính trị và luật pháp ở thành phố Thành Đô. Ông đã đề cập tại tòa về hành vi của nhân viên bưu điện đã đi ngược lại Luật Bưu Điện và chống lại Hiến Pháp, trong đó quyền tự do được gửi thư như đã được quy định.

Tại tòa, có hai luật sư của chính nghĩa, một đến từ Bắc Kinh và người kia đến từ Thành Đô, biện hộ cho ông Lục. Dựa trên quan điểm của tự do tôn giáo, họ đã chỉ ra, “ Ông Lục Trí Dũng có quyền tự do tôn giáo và ngôn luận, những điều được quy định trong Hiến Pháp. Ông không thể bị trừng phạt vì tín ngưỡng của ông, suy nghĩ, ngôn luận, hay những ý kiến mà ông tán thành. Thêm vào đó, bất cứ điều luật hay quyền lực nào cũng không nên dùng để phán xét một tôn giáo hoặc trừng phạt những người đi theo tôn giáo đó.” Do đó, hai luật sư đã tuyên bố rằng buộc tội ông Lục phạm tội là hoàn toàn đi ngược lại Hiến Pháp. Họ nói rằng đó là một lỗi nghiêm trọng và không thể được dùng như là cơ sở của một phiên xét xử.

Luật sư cũng chỉ ra rằng “chứng cứ” được cung cấp bởi Viện kiểm sát là chống lại luật pháp hoặc không thể đưa ra một liên hệ trực tiếp giữa sự thật và điều mà bên nguyên khiếu nại. Do đó, mọi chứng cứ đều không tin cậy và những lời buộc tội chống lại ông Lục thực sự không thể được thiết lập một cách hợp pháp.

Do thiếu chứng cứ, Viện kiểm sát đã không nói được gì và cũng không thể phản bác lại các tranh luận của luật sư. Thẩm phán, Lan Dũng, thậm chí còn nhắc nhở Viện kiểm sát về chứng cứ khác mà họ có. Cơ chế tòa án thậm chí còn vi phạm luật pháp trước mặt công chúng.

Ông Lục và gia đình bị giám sát

Sau phiên xử, ông Lục đã chuyển đến thành phố Đô Giang Yến nơi ông và gia đình đã bị giám sát chặt chẽ. Mẹ ông đã bị theo dõi trong lúc đi chợ tại chợ thực phẩm. Bà đã cố thuyết phục những người đó đừng làm phiền bà nhưng họ đã từ chối nghe bà. Có nhiều người theo dõi ông Lục Trí Dũng. Trong lúc đó, vợ ông Lục vẫn sống tại huyện hắc thủy. Bà được lệnh phải báo cáo lên Ủy ban lập pháp mỗi lần bà rời khỏi đó.

Sau khi ông Lục kháng cáo, một người nào đó từ hệ thống luật pháp đã cố thuyết phục gia đình ông ngừng việc kháng cáo. Người đó nói rằng ông ta biết phiên tòa xét xử là hoàn toàn trái pháp luật, tuy nhiên, kết quả đã được quyết định bởi Tòa án quận A Bá, Viện kiểm sát và Ủy ban lập pháp và do đó, việc kháng cáo là vô ích.

Các cá nhân chịu trách nhiệm:

Thẩm phán xét xử: Lan Dũng (phó giám đốc Tòa án huyện hắc thủy)

Thẩm phán Tòa hình sự, Tòa án uyện hắc thủy, Đàm Hiểu Hồng


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/5/19/223956.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/7/117691.html
Đăng ngày 14-06-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share