[MINH HUỆ 19-3-2010] Bà Trương Chấn Mẫn, 47 tuổi, là một nhân viên Hãng đóng thịt hộp Lan Châu. Bà Trương Bình, khoảng 40, trước là làm việc tại Hãng đầu tư Cam Túc, Đội chứng khoán, mà gần đây được đặt tên lại là Hãng chứng khoán Hoa Long. Sau khi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, họ giữ mình theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để làm người tốt hơn. Vì họ không buông bỏ đức tin của mình, họ bị ngược đãi và tra tấn bởi các nhân viên của chế độ cộng sản. Bà Trương Chấn Mẫn bị kết án 8 năm và bà Trương Bình 5 năm, và họ bây giờ tại Nhà tù nữ tỉnh Cam Túc. Những người bắt giam buộc họ làm lao động nặng, đánh đập họ tàn nhẫn, sốc điện họ bằng dùi cui điện, và tra tấn họ với những dụng cụ khác.

Trung thành với Chân-Thiện-Nhẫn dù bị bản án 8 năm

2010-3-18-falun-gong-zhang--ss.jpg

Bà Trương Chấn Mẫn

Sáng ngày 3 tháng 5 năm 2002, các viên chức từ Đồn cảnh sát ngoại ô thành phố Lan Châu đi đến nhà bà Trương. Họ giả vờ cần kiểm soát máy ga thoát hơi và lừa bà mở cửa. Họ mang bà đến Trung tâm giam giữ Tây Quả Viên và sau đó chuyển bà đến Nhà tù số 2 Hoa Lâm Sơn, nơi đây bà bị buộc làm lao động cưỡng bức. Cảnh sát bắt bà mang còng chân và còng hai tay bà ra sau lưng và dùng một sợi dây thép số 8 BWG (khoảng 4 mm bề rộng) để kết nối dây còng chân và tay của bà ra sau lưng. Bị xiềng xích như vậy, người ta không thể đứng hoặc ngồi chồm hổm và phải bị buộc quì gối. Cố định như vậy 24 giờ một ngày, bà Trương phải nhờ người khác giúp ăn uống và dùng nhà vệ sinh.

Bà bị tra tấn như vậy trong 39 ngày. Toàn thân bà bị sưng lên. Các còng tay siết vào thịt bà và rất khó mở ra. Bà không thể đưa chân hoặc tay lên trong một vài ngày sau khi các còng được tháo ra.

Các viên chức Toà án ngoại ô thành phố Lan Châu bí mật kết án bà Trương đến 8 năm tù ngày 10 tháng 12 năm 2003, Ngày Nhân Quyền. Bà khiếu nại đến Toà trung cấp thành phố Lan Châu. Đơn khiếu nại của bà bị từ chối ngày 16 tháng 1 năm 2004.

Bà Trương hiện nay bị giam tại Đội số 4 Nhà tù nữ tỉnh Cam Túc nằm tại Quận phát triển Cửu Châu, nơi đây bà bị buộc làm lao động như nô lệ hàng ngày. Các lính canh đánh bà tàn bạo vào tháng 7 năm 2004 vì bà lau sạch các chữ thóa mạ trên tấm biển thông tin. Các lính canh treo bà lên và đánh bà bằng dùi cui điện. Sau đó, bà bị nhốt trong nhà tắm và bị treo lên trong khi hai tay bị còng đến bảy tám ngày, khiến cho bà khó mà đưa một cánh tay lên.

Bà Trương Bình bị tra tấn nhiều lần và bị kết án 5 năm

Bà Trương Bình đã bị giam và tra tấn nhiều lần từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 [khởi đầu sự bức hại Pháp Luân Công], kể cả bị cột bất động trên một chiếc ghế sắt trong năm ngày đêm. Bà bị giam nhiều lần và thoát thân nhiều lần. Cảnh sát đưa tên bà lên bản truy nã. Cuối cùng bà quyết định rời nhà và đi rày đây mai đó để tránh bị bức hại hơn nữa.

Ngụy Đông và viên chức khác, Lục, cũng như các đặc vụ của Đội 1 Đồn cảnh sát Lan Châu đi đến nhà bà Trương ngày 13 tháng 8 năm 2002 để bắt bà. Ngụy Đông đánh bà dữ dội và dùng một tấm vải bề rộng một thước làm dây để buộc miệng và cổ bà, kéo dài bốn năm giờ đồng hồ. Cảnh sát sau đó mang bà đến Cục an ninh nội địa và thẩm vấn bà nơi đó suốt đêm. Họ mang bà đến Trung tâm giam giữ Tây Quả Viên tại thành phố Lan Châu ngày hôm sau.

Các viên chức nhà tù buộc bà mang còng chân và tay. Các còng chân nặng khoảng 20 pounds và được nối liền với còng tay. Bà Trương phải co tròn và không thể ăn uống trong 24 giờ. Họ sau đó bức thực bà. Mặt bà bị thương và bà không ngừng ói mữa và phun ra máu. Họ sau đó gửi bà đi một bệnh viện để chữa trị. Bà rời bệnh viện hơn 40 ngày sau đó và bị chuyển đến tỉnh Thiểm Tây.

Bà Trương lại bị bắt vào tháng 6 năm 2005 và bị giữ nơi Nhà tù số 2 Hoa Lâm Bình tại thành phố Lan Châu. Trong lúc bà bị bắt, cảnh sát lấy thẻ ngân hàng của bà, với một số tiền ký thác trả bởi chủ bà ghi là hơn 30,000 nhân dân tệ.

Bà Trương lại một lần nữa bị nhốt, lần này năm 2006, tại Nhà tù số 1 thành phố Lan Châu. Bà tuyệt thực nhiều lần để phản đối sự bức hại. Kết quả là bị bức thực mỗi lần bằng ống. Sau khi bị bức thực vào giữa tháng 4 năm 2006, bà bị nôn nhiều lần và cuối cùng bị đưa đến bệnh viện trại lao động qua ngày thứ 8. Lính canh Điền Khánh Bình và những người khác còng chân và còng tay bà ra sau lưng trong lúc bà tuyệt thực và gửi bà như vậy không cử động đến bệnh viện trại lao động. Bà bị mất điều khiển bọng đái vì kết quả của sự ngược đãi.

Các viên chức Toà án Tây Cố tại thành phố Lan Châu tổ chức một buổi nghe vụ bà Trương tại Phòng 3 lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 11 tháng 7 năm 2006. Bà bị kết án năm năm tù và bị giam tại Nhà tù nữ Cam Túc. Những kẻ bắt bà lập tức đưa bà trong phòng giam cô lập trong một tháng vì bà hô lớn, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” khi đi vào phòng giam. Sức khỏe yếu kém của bà khiến bà cuối cùng nằm ở Bệnh viện Khang Thái (bệnh viện của trại lao động). Khi bà trở lại, họ đưa bà vào Đội số 3. Vương Phú Khôn, trưởng Đội số 3, còng tay bà. Bà bị buộc làm lao động nặng trong ngày và bị cấm ngủ ban đêm. Các tù nhân được chỉ định để trông chừng bà liên tục trong 10 ngày. Có người báo cáo bà với các lính canh khi bà tập Pháp Luân Công vào tháng 11 năm 2006. Bà bị còng chân và tay trong 14 ngày. Các còng chân và tay không được mở ra cho đến khi bà viết tờ báo cáo tự chỉ trích ngược với lương tâm của bà. Bà vẫn bị giữ trong nhà tù và bị lạm dụng và ngược đãi tàn nhẫn.

Mẹ bà Trương, bà Long Liên Thu, cũng bị giam nhiều lần và bị gửi đi một trại tẩy não vì phát tài liệu Pháp Luân Công. Tình trạng tinh thần của bà bị xuống dốc trầm trọng. Bà bị trong hôn mê và bị gửi đi bệnh viện không bao lâu sau khi bị gửi đi một trung tâm tẩy não vào tháng 10 năm 2002. Trước khi được thả ra, bà phải ở trong bệnh viện nhiều tháng, do vì tình trạng sức khỏe vô cùng yếu kém. Bà chết vào tháng 9 năm 2005, sau khi đã bị khủng hoảng thể chất và tinh thần nặng nề. Gia đình của bà Trương yêu cầu các chính quyền nhiều lần để cho bà đi thăm mẹ bà trước khi bà chết, nhưng vô ích.

Nhà tù nữ Cam Túc:
Vùng phát triển 68 Cửu Châu, thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc, mã vùng: 730046
Giám đốc nhà tù Kiền Ngọc Mai; các phó giám đốc Đái Văn Cầm và Chu Hiến Trung
Trưởng khu sự vụ Viên Cẩm Bình và Đinh Văn Hoàng
Phòng 610: Chu Hồng, Tôn Lệ Vĩ, Tiếu Tinh, Tào Manh


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/19/220050.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/30/115704.html
Đăng ngày 12-06-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share