Theo một phóng viên tại Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-3-2010] Tất cả thành viên của ba thế hệ trong một gia đình tại làng Đẩu Câu, thị xã Bồ Uông, huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, tập luyện Pháp Luân Công. Gia đình này đã bị sự bức hại không ngừng từ 20 tháng 7 năm 1999. Trưởng tộc, Niếp Hồng Đình 72 tuổi bị kết án lao động cưỡng bức, cũng như con trai và con dâu ông, vẫn còn đang bị tù trong các trại lao động. Vợ ông Niếp Hồng Đình chết sau khi bị bức hại thời gian dài, và cháu gái ông bị đuổi khỏi trường năm 2005.

Các đặc vụ từ Sở cảnh sát thị xã Bồ Uông lại một lần nữa bắt bất hợp pháp Niếp Hồng Đình trong một phiên chợ ngoài đường tại thị xã Đại Vương Trang ngày 10 tháng 1 năm 2010, mang ông đến đồn cảnh sát, và giữ ông trong một chiếc lồng sắt. Họ sau đó lục soát nhà ông và con trai ông Niếp Ngọc Bảo.

Niếp Hồng Đình: bị bức hại vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công

Niếp Hồng Đình đã một lần bị tù mười năm trong một trại lao động trong Cách mạng Văn hóa và sinh ra bệnh tim và các vấn đề bao tử từ đó. Sau khi ông bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công năm 1996, ông trở nên rất mạnh khoẻ.

Khi sự bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, ông Niếp quyết định đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tập luyện. Cảnh sát địa phương bắt ông trên đường ông đi đến Bắc Kinh và giam ông tại Đồn cảnh sát thị xã Đại Vương Trang trong 13 ngày. Trong khi ông ở đó, họ bắt ông đứng dưới trời nắng cháy da trong nhiều giờ, giữa các thứ khác. Không bao lâu sau khi ông được thả ra, bí thư đảng thị xã Giải Hồng Nhật và trưởng Hội đồng chính trị và luật pháp Trang Kiền Đức gửi bốn viên chức thị xã (gồm Lý Hồng Giang) đến nhà ông Niếp vào giữa đêm. Bốn người họ lôi ông ra ngoài sân bóng rổ, và bắt ông ngồi xuống với hai chân đưa thẳng ra và đá ông trong nửa giờ đồng hồ. Họ cũng tịch thu các sách Pháp Luân Công của ông và phạt ông và vợ ông 350 nhân dân tệ. Sau khi ông được thả ra, họ ra lệnh cho ông báo cáo đến chính quyền thị xã ba lần mỗi ngày.

Khi bí thư đảng thị xã Giải Hồng Nhật tập họp tất cả các học viên địa phương một ngày vào tháng 11 năm 1999, ông Niếp nói, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo.” Giải Hồng Nhật tức thời mang ông Niếp đến Đồn cảnh sát thị xã Đại Vương Trang, nơi đây ông bị giam trong hơn 12 ngày.

Một đêm vào khoảng 11 giờ đêm vào tháng 12 năm 1999, viên chức thị xã Trương Nguyên Kim và những người khác bắt ông Niếp Hồng Đình và con trai ông, Niếp Ngọc Bảo, với lý do là con dâu ông đã đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Sau khi cha và con trai bị mang đến nơi chính quyền thị xã Đại Vương Trang, bí thư Hội đồng chính trị và luật pháp Trang Kiền Đức ra lệnh cho hơn một chục người đánh họ. Họ đánh ông Niếp té xuống đất, nhét vớ dơ vào miệng ông, đốt ông bằng điếu thuốc lá, và đá ông trong hơn một giờ đồng hồ. Ông chảy máu khắp mặt mày, cảm thấy đau kinh khủng nơi ngực và ba sườn, và khó thở. Ông không thể ăn trong năm ngày.

Giải Hồng Nhật sợ ông bị chết trong sở của thị xã và thả ông ra. Trương Nguyên Kim lại mang ông đi ba ngày sau và nhốt ông trong sở chính quyền thị xã trong 17 ngày, cùng với hai học viên khác, Tần Hồng Cần và Niếp Ngọc Trung. Ba học viên sau đó bị chuyển đến làng Đẩu Câu và giữ nơi đây thêm ba ngày nữa.

Khi ông Niếp Hồng Đình đi Luxian để mua đồ ngày 29 tháng 12 năm 1999, Trang Kiền Đức và Tàng Nguyên Tiến bắt ông chiều hôm đó và giữ ông tại chính quyền thị xã cho đến ngày 6 tháng 1 năm 2000, thậm chí không cho phép ông đi về nhà ăn Tết với gia đình.

Theo lệnh của Giải Hồng Nhật, Trương Nguyên Kim, Trương Ngạn Tương, và Trương Đức Lượng dẫn đầu các viên chức làng Đẩu Câu Triệu Thế Học, Niếp Điện Học và một chục người khác xông vào nhà Niếp Hồng Đình vào tháng 1 năm 2000. Trương Nguyên Kim ra lệnh cho ông Niếp trả 2,000 nhân dân tệ ‘phiếu nợ’, để trả các chi phí của cảnh sát có thể đi Bắc Kinh để bắt ông về, nếu ông đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Khi ông từ chối trả số tiền đó, họ mang đi tất cả lúa mì mà ông và con trai ông có. Thậm chí con dâu ông vừa mới được thả ra cũng bị bắt đồng thời.

Niếp Hồng Đình đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện lần thứ nhì vào tháng 4 năm 2000. Giải Hồng Nhật buộc hơn 200 học viên tại thị xã Đại Vương Trang phải trả mỗi người 300 nhân dân tệ tiền phạt. Đồng thời, ông ta ra lệnh nhốt vợ, con trai và con dâu của Niếp Hồng Đình cũng như các học viên khác, gồm Tần Hồng Cần, Triệu Khuê Hoa, Lưu Duyên Mai, và Trương Xuân Miêu.

Cái đêm mà Niếp Hồng Đình bị mang về Đại Vương Trang, viên chức thị xã Lý Hồng Giang đấm ông nhiều lần nơi ba xương sườn. Lưu Quân bẻ hai cánh tay ông ra sau lưng và còng tay ông vào một cột cờ cho đến sáng hôm sau, khi ông ta mang ông Niếp vào trong một văn phòng. Sau khi bắt ông ngồi xuống đất với hai chân thẳng ra, Vương Hiện Vĩnh cho Niếp bốn đá vào đầu. Đầu và hai mắt ông Niếp bị sưng lên. Sau khi ông bị giữ tại Trung tâm giam giữ huyện Nghi Nam trong một tháng, ông bị mang trở lại Đại Vương Trang để giam thêm.

Một lần Vương Hiện Vĩnh bảo ông Niếp Hồng Đình lên văn phòng và tát vào mặt ông ta với một chiếc giày, ngay trước mặt phó xã Lưu Hồng Mai và bảy viên chức thị xã khác. Một cái răng của ông bị gãy ra. Sau khi giữ ông từ tháng 4 đến giữa tháng 6 năm 2000, các viên chức thị xã chuyển ông đến trung tâm tẩy não huyện, nơi đây họ cũng bắt giam vợ ông trong ba ngày và bắt bà ta trả tiền phạt 300 nhân dân tệ. Một khi ông Niếp được thả ra, ông được ra lệnh phải báo cáo lại với chính quyền thị xã, cách hai dặm, ba lần mỗi ngày.

Ông Niếp Hồng Đình đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện lần thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2001. Sau khi bị bắt, ông bị gửi đi Văn phòng liên lạc Lâm Nghi tại Bắc Kinh. Cảnh sát địa phương mang ông trở lại và giam ông tại Trung tâm giam giữ huyện Nghi Nam trong hơn 20 ngày. Ông bị kết án ba năm lao động cưỡng bức và bị gửi đi Trại lao động cưỡng bức Vương Thôn tại thành phố Truy Bác, tỉnh Sơn Đông, nơi đây các lính canh tra tấn các học viên tàn bạo.

Một số phương pháp tra tấn gồm có: sốc điện các học viên với 10 dùi cui điện cho cả ngày; cấm không cho họ ngủ trong 9 đêm liền; cởi hết áo quần họ và phơi họ ngoài trời lạnh cóng; cho họ những bữa ăn nghèo nàn; buộc họ ngồi trên những chiếc ghế nhỏ từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm và đánh họ không ngừng khi họ cử động; ra lệnh cho họ lao động nặng thêm thời gian, có lúc cho đến nửa đêm hoặc thậm chí 3 giờ sáng. Bàn tọa của nhiều học viên bị làm mủ, và thịt của họ dính vào quần sau khi bị bắt ngồi lâu như vậy.

Không bao lâu sau khi ông Niếp được thả ra vào năm 2004, vợ ông đã chịu nhiều năm hăm dọa và đầy đọa, thình lình trở nên bệnh nặng và phải liệt giường. Bà chết ngày 31 tháng 3 năm 2005.

Một đêm mùa đông cùng năm đó, cảnh sát lại bắt ông Niếp và mang ông đến Trung tâm tẩy não Lâm Nghi.

Niếp Ngọc Trung và Niếp Ngọc Bảo: Những người tốt bị khổ nạn không ngừng

Niếp Ngọc Trung, 48, là con trai lớn của Niếp Hồng Đình và bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 1996. Ông đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện ngày 21 tháng 7 năm 1999 và bị chặn lại giữa đường. Sau khi ông bị giữ tại Đồn cảnh sát thị xã Đại Vương Trang trong ba ngày và bị phạt 200 nhân dân tệ, ông bị gửi trả lại sân chính phủ làng Đẩu Câu và giữ trong hơn ba tuần lễ. Lúc bấy giờ có một trận hạn hán, và gia đình không thể đi về nhà để tưới hạt giống của họ. Tất cả hạt giống của họ đều bị chết.

Một ngày tháng 12 năm đó, bí thư đảng thị xã Đại Vương Trang Giải Hồng Nhật mang ông Niếp Ngọc Trung đến chính quyền thị xã. Đêm đó bí thư Hội đồng chính trị và luật pháp Trang Kiền Đức và Lý Vĩnh Bảo, Vương Hiện Vĩnh, và Bạc Tồn Khởi lôi ông đến sân đánh bóng rổ để đá ông nhiều lần. Một lần khác, Lý Vĩnh Bảo bảo Vương Hiện Vĩnh và Bạc Tồn Khởi kẹp vào ngón tay ông Niếp với cái còng nhiều lần. Họ sau đó còng tay ông và bắt ông ngồi xuống nền xi măng, với hai cánh tay thẳng ra, trước khi đá ông nơi mông và đùi. Sau khi thả ông ra, Trương Nguyên Kim và nhiều viên chức thị xã đi đến nhà ông và ra lệnh cho ông phải trả 2,000 nhân dân tệ và hứa sẽ không đi Bắc Kinh thỉnh nguyện nữa. Băng đảng tịch thu hơn 1,100 pounds lúa mì của ông khi ông không có tiền để đưa cho họ. Họ giam vợ ông nơi sở chính quyền thị xã trong nhiều ngày.

Các viên chức chính quyền thị xã Đại Vương Trang bắt ông với lý do là cha ông đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Sau khi mang ông đến chính quyền làng Đẩu Câu, Trương Nguyên Kim, Vương Hiện Vĩnh, và Lưu Quân mang ông vào một phòng nhỏ và đấm ông nơi ngực với cái dùi trống bằng da. Ông thậm chí không thể thở.

Ông Niếp Ngọc Trung lại đi Bắc Kinh thỉnh nguyện năm 2001 và bị bắt. Ông đầu tiên bị giữ tại Trung tâm giam giữ Tiền Môn và sau đó bị chuyển đến nhà tù Bắc Kinh. Ông từ chối báo cáo tên họ và địa chỉ, vì vậy các lính canh cởi hết áo ngoài, giày và vớ và bắt ông đứng dưới mưa với hai tay còng. Họ sau đó châm điện giựt ông cả thân thể, kể cả vùng sinh dục của ông, với dùi cui điện. Sau đó, nhiều lính canh đá ngực ông. Ông gần bất tỉnh. Ông cuối cùng bị trả về Trung tâm giam giữ huyện Nghi Nam và bị giam trong một tháng trước khi bị chuyển đến trung tâm tẩy não huyện để giam thêm 20 ngày nữa.

Cảnh sát và bí thư đảng làng Đẩu Câu Mạnh Khánh Lương cướp tài sản của ông, gồm một con bò, một con heo, một chiếc xe đạp, một xe đi cày, một máy truyền hình, một bao bột, và ba bao bắp.

Niếp Ngọc Bảo, 40, là con trai nhỏ của ông Niếp Hồng Đình. Ông bị bắt sáng ngày 22 tháng Năm 2008, cùng với một học viên khác, Đổ Đăng Hương, khoảng 50 tuổi. Niếp Ngọc Bảo bị kết án lao động cưỡng bức ngày 25 tháng 6 năm 2008. Gia đình ông phải mất nhiều cố gắng khi họ đi thăm ông ngày 21 tháng 7 năm 2008, để thấy rằng ông đang bị giữ tại Trại lao động số 2 tỉnh Sơn Đông, với một bản án hơn một năm tù. Đổ Đăng Hương bị kết án một năm lao động cưỡng bức và bị gửi đi Trại Lao động nữ số 1 tại tỉnh Sơn Đông vào tháng 6 năm 2008.

Đỗ Vĩnh Lan: một người đàn bà hiền lành bị vi phạm tình dục

Đỗ Vĩnh Lan, 46, là vợ của Niếp Ngọc Trung. Bà cũng bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 1996.

Bà Đổ đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công năm 1999 và bị bắt trên đường đi. Sau khi bị giam trong sở cảnh sát thị xã Đại Vương Trang trong ba ngày, bà bị mang đến một phòng họp chính quyền thị xã, nơi đây bí thư Hội đồng luật pháp Trang Kiền Đức, thư ký Võ Ngọc Hoa, và Trương Nguyên Kim đánh bà vào mặt và đổ nước lên mặt bà.

Một tối bí thư đảng thị xã Đại Vương Trang Giải Hồng Nhật ra lệnh cho nhiều viên chức sốc điện bà với dùi cui điện. Họ đổ nước vào miệng bà trướng khi sốc điện. Điện giựt nặng nề đến độ bà lăn trên nền đất và bị phỏng nơi miệng của bà. Họ sau đó di chuyển đến ngực bà. Khi dùi cui điện bị hết điện, họ châm thêm điện trước khi tiếp tục sự tra tấn.

Bà Đỗ bị giam13 ngày, bị phạt 250 nhân dân tệ, và bị buộc viết một tờ tuyên bố bảo đảm. Bà thường hay bị buộc đứng dưới nắng cháy suốt ngày và ngồi trên thềm xi măng suốt đêm không được ngủ. Các viên chức thị xã cuối cùng chuyển bà đến sân chính quyền làng Đẩu Câu thêm ba tuần lễ. Trong khi bà ở nơi đó, họ lục soát nhà bà và tịch thu một số sách Đại Pháp của bà. Các viên chức thị xã Đại Vương Trang sau đó buộc gia đình bà phải đưa ra tất cả các sách và băng thâu hình Đại Pháp vào tay họ.

Khi bà Đỗ Vĩnh Lan lại đi Bắc Kinh thỉnh nguyện vào tháng 12 năm 1999, bà bị bắt và mang đến văn phòng bí thư đảng thị xã Đại Vương Trang ngày 4 tháng 1 năm 2000. Giải Hồng Nhật chửi mắng bà và đá bà trước khi giữ bà trong văn phòng. Vào đêm, cảnh sát viên Lý Trường Kiệt sốc điện nơi đầu của bà với một dùi cui điện.

Khi Lý Trường Kiệt rời đi, Lý Vĩnh Bảo dẫn hơn mười người đàn ông và ba người đàn bà vào văn phòng. Bà người đàn bà là Bạc Tồn Muội, Lưu Hồng Diễm, và Phạm Truyền Phân. Các người đàn ông gồm có Bạc Tồn Khởi, Vương Hiện Vĩnh, Diệp Thành Trúc, và Vương Phục Cương. Bạc Tồn Khởi dơ dùi cui điện lên và la lớn, “Cấp trên gọi điện thoại, nói rằng bà có một danh sách liên lạc với bà. Hãy cởi áo quần ra và để chúng tôi xét.” Bà Đỗ Vĩnh Lan trả lời, “Tất cả các ông ra khỏi nơi đây. Kêu các người đàn bà làm việc đó nếu muốn.”

Vương Hiện Vĩnh la lớn, “Mau lên! Cởi hết áo quần bà ra! Tôi sẽ đánh bà đến chết nếu bà không mau lên.” Sau đó họ ra lệnh cho ba người đàn bà rời khỏi phòng. Bạc Tồn Khởi chỉ cùi điện vào bà Đỗ Vĩnh Lan nói, “Mau lên! Cởi hết áo quần ra nếu không chúng tôi sẽ giết bà.”

Vương Hiện Vĩnh lột hết áo ngoài, áo trong, áo lót của bà từng chiếc. Ông ta và Lý Vĩnh Bảo mỗi người giữ một cánh tay bà khi Bạc Tồn Khởi chụp lấy vú bà và sốc điện bà. Bà lăn lộn vì đau. Để giữ bà yên, họ còng một tay bà vào cửa sổ và một người giữ chặt cánh tay kia trong khi tiếp tục châm điện giựt cả phần trên người bà và đầu.

Vương Hiện Vĩnh sau đó la lớn, “Cởi quần và quần lót!” Với chỉ còn chiếc quần lót trên mình, bà bị Bao Cunqi châm điện giựt phần sinh dục của bà. Sau đó hơn mười người đàn ông từng cặp thay phiên nhau đã bà nơi lưng, đùi và bàn toạ.

Đến nữa đêm bàn tọa, đùi và lưng của bà đã bị sưng lên nặng nề, có những vết nám bầm đen. Bà cử động khó khăn. Cuối cùng chỉ còn Vương Phục Cương nơi đó. Ông ta chỉ dùi cui điện vào vùng sinh dục của bà và nói những lời thô bỉ. Ông ta vút ve ngực bà trước khi xoay lưng bà và chùi bàn tọa của bà với dương vật của ông ta nhiều lần. Đỗ Vĩnh Lan bị còng hai tay vào một chân bàn cho đến trời sáng. Sau đó bà bị gửi đi nhà tù huyện Nghi Nam và phải bị tống tiền 4,000 nhân dân tệ.

Vào khoảng 20 tháng 1 năm 2000, viên chức thị xã Đại Vương Trang Trương Nguyên Kim, trưởng làng Đẩu Câu Triệu Thế Học, và các viên chức khác xông vào nhà bà. Họ ra lệnh cho bà phải trả 2,000 nhân dân tệ tiền bảo đảm không đi Bắc Kinh. Bà từ chối trả. Họ lấy đi tất cả gạo của bà và giam bà trong tòa nhà chính quyền làng trong nhiều ngày. Ngày 2 tháng 2, Trang Kiền Đức, Trương Nguyên Kim, và bí thư đảng làng Đẩu Câu Mạnh Khánh Lương lại đến nhà bà và buộc mang bà đi, Tần Hồng Cần, và cha chồng bà Niếp Hồng Đình đi đến chính quyền thị xã Đại Vương Trang.

Dùng lý do là cha chồng của bà đã đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện, Giải Hồng Nhật bắt bà Đỗ và mẹ chồng bà ngày 15 tháng 3 năm 2000, trong khi họ đang làm việc ngoài đồng. Mẹ chồng bà đã gần 70 tuổi, nhưng bà cũng bị buộc ngồi trên nền xi măng của sân chính quyền thị xã Đại Vương Trang cùng với Tần Hồng Cần. Một đêm Trương Nguyên Kim, Lưu Quân, và Vương Hiện Vĩnh buộc bà Đỗ Vĩnh Lan và bà Tần Hồng Cần ngồi trên nền xi măng trong một văn phòng. Hai người đàn bà bị ra lệnh cho mỗi người giữ một chiếc ghế nhỏ trên đầu họ. Nếu họ hạ cái ghế xuống, họ sẽ bị đánh hoặc bị châm với kim. Sự tra tấn kéo dài cho đến 4 giờ sáng. Lần này họ bị giam trong 56 ngày, họ thường bị cấm ngủ.

Sau khi các học viên Đỗ Pháp Cử và Trương Xuân Miêu đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện vào tháng 11 năm 2000, các viên chức thị xã Đại Vương Trang bắt Đỗ Vĩnh Lan và Triệu Khuê Hoa, và giam họ trong hơn 40 ngày. Họ cương quyết từ chối viết các tờ bảo đảm. Họ cuối cùng tìm được cách trốn thoát khỏi nơi giam giữ nhưng phải rời nhà rày đây mai đó trong hơn 7 tháng để tránh bị bức hại hơn nữa.

Khi bà Đỗ trở về nhà để xem con nhỏ của bà một đêm vào tháng 7 năm 2001, viên chức Phạm từ Sở cảnh sát huyện Nghi Nam và Lý Trường Kiệt từ đồn cảnh sát thị xã Đại Vương Trang xông vào nhà bà và bắt bà vào khoảng 10 giờ đêm. Họ tịch thu rất nhiều tài liệu giảng sự thật về Pháp Luân Công và sự bức hại, và mang bà đến Trung tâm giam giữ huyện Nghi Nam, nơi đây bà bị giam trong một tháng.

Đỗ Vĩnh Lan và Lưu Duyên Mai lại bị bắt, lần này ngày 23 tháng 5 năm 2006 trong khi đi phát tài liệu giải thích sự thật về cuộc bức hại và Pháp Luân Công. Cục trưởng Cục an ninh chính trị Đồn cảnh sát huyện Nghi Nam Mã Thành Long dẫn đầu viên chức làng Đẩu Câu Vương An Thần và một nhóm cảnh sát viên từ thị xã Hồ Đầu và thị xã Bồ Uông đến lục soát nhà bà Đỗ chiều hôm đó.

Đỗ Vĩnh Lan và Lưu Duyên Mai bắt đầu tuyệt thực để phản đối sự bức hại tại trung tâm giam giữ. Các lính canh mang hai bà đến bệnh viện nhiều lần, để ép tiêm vào họ những thứ thuốc không rõ. Hai người đàn bà trở nên vô cùng yếu. Sau bảy ngày trong trung tâm giam giữ, hai học viên bị kết án ba năm lao động cưỡng bức và bị gửi đi Trại lao động nữ số 1 tại tỉnh Sơn Đông.

Niếp Dĩnh Siêu: Bé gái bị đuổi khỏi trường học vì giải thích sự thật

Cô Niếp Dĩnh Siêu là con gái của ông Niếp Ngọc Trung và bà Đỗ Vĩnh Lan và là học sinh năm thứ nhất tại Trường Trung học huyện Nghi Nam. Cô bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công khi cô vẫn còn rất trẻ. Kết quả, các bệnh mũ lỗ tai và các vấn đề về phổi biến mất, và cô trở nên khỏe mạnh.

Một đêm vào cuối 2004 khi Dĩnh Siêu đang học tại trường, thầy chủ nhiệm Ngụy Lỗi thình lình trở nên giận dữ với cô và yêu cầu cô rời trường. Khi cô từ chối rời đi, Ngụy Lỗi tát vào mặt cô và sau đó tuyên bố với cả lớp là không ai được phép nói về Pháp Luân Công; ai mà vi phạm luật đó sẽ bị đuổi khỏi trường học. Sau đó ra lệnh cho một người bạn cùng lớp đứng với cô như hình phạt. Qua ngày hôm sau cô Niếp đi nói với giám thị trường Quách Thư Quân và nhấn mạnh ông phải kỷ luật Ngụy Lỗi vì sự đối đãi không công bằng. Để trả lời, Quách Thư Quân mang cô đến văn phòng hiệu trưởng. Trước sự ngạc nhiên của cô, hiệu trưởng la lớn, “Chúng ta là một trường học thành lập bởi ĐCSTQ, và chúng ta đi theo tất cả các lệnh của đảng. Cô tập Pháp Luân Công và phải bị đuổi khỏi trường ngay tức khắc.

Cô Niếp hỏi, “Điều khoản nào trong Hiến Pháp Trung Quốc nói ra điều đó? Ông đang vi phạm luật pháp.” Quách Thư Quân lẹ làng kêu cô rời văn phòng. Sau một lúc, Quách Thư Quân mang cô trở lại văn phòng của ông ta và bảo cô tập trung vào việc học. Sau đó Quách kêu Ngụy Lỗi vào để mang cô đến phòng học.

Tháng thứ nhất của học kỳ mới vào tháng 3 năm 2005, hai vị giám thị trường bảo Niếp Dĩnh Siêu lên văn phòng hiệu trưởng, nơi đây giám đốc Phòng 610 huyện Nghi Nam cố lấy được tin tức về tên họ của cha mẹ cô và địa chỉ nhà cô. Khi giám đốc tuyên bố rằng mẹ cô được chăm sóc cẩn thận trong khi nơi nhà giam, cô Niếp phơi bày các phương pháp tồi tệ họ đã dùng với mẹ cô.

Sáng ngày 10 tháng 3 năm 2005, người thầy chủ nhiệm mới của cô, Hạ Lập Bằng, bảo cô ra khỏi phòng học, nói rằng họ cần nói chuyện nơi văn phòng của ông. Cô Niếp bị gạt và đi theo ông ra ngoài. Khi họ tiến gần đến tòa các hành chính, tuy nhiên, Hạ Lập Bằng thình lình nói ông muốn đi thăm nhà của cô. Cảm thấy có cái gì không đúng, cô Niếp cương quyết từ chối và quyết định trở lại phòng học. Lúc bấy giờ, hiệu trưởng Cao Anh Hoa và các viên chức từ Phòng 610 đang chờ cô gần một chiếc xe. Niếp Dĩnh Siêu mau lẹ đi về tòa học đường.

Khoảng ba phút sau khi cô trở về phòng học, Hạ Lập Bằng đi theo cô và nói nhỏ giọng bảo cô đi ra ngoài. Cô Niếp Dĩnh Siêu từ chối lớn tiếng, và Hạ phải rời đi. Sau đó, một vị hành chính nhà trường đến và cố lôi cô ra ngoài, trong khi hỏi cô tại sao không nghe lời thầy giáo của cô. Cô Niếp nói, “Đừng có đụng tôi. Điều ông nói là sai, và tôi từ chối nghe theo. Hãy đi ra và đừng có làm một bù nhìn bị điều khiển bởi Phòng 610.” Vị giám thị cũng rời đi chịu thua. Sau đó, một vị giám thị khác trẻ hơn đến và lại cố kéo cô ra. Cả cho dù các sách của cô rơi xuống đất, ông ta cũng không kéo được cô ra ngoài. Một học sinh đứng lên và nói, “Chúng tôi đang học. Hãy trở lại khi nào chúng tôi xong.” Hạ Lập Bằng mắng, “Không có việc gì của mày. Hãy im đi.

Sau một lúc vị giám thị thứ hai gọi vào nhiều thầy giáo thể dục, cùng nhau kéo cô ra khỏi lớp. Niếp Dĩnh Siêu kẹp chân cô vào thanh của thang lầu và khóc lớn. Vị giám thị thứ hai bịt miệng cô với hai bàn tay của ông ta. Họ khiêng cô xuống lầu của tòa học đường, cuối cùng mang cô vào trong một chiếc xe, và chở cô đi về nhà cô. Hạ Lập Bằng, Quách Thư Quân, một giám thị trẻ, và hai thầy giáo thể dục tất cả đều trong xe, chỉ để biết chắc là cô đi về nhà.

Theo giám thị trong xe, thầy giáo trưởng trước đây của cô Niếp, Ngụy Lỗi, đã bị giáng cấp vì y không làm cho cô rời bỏ Pháp Luân Công được. Hơn nữa, các viên chức Phòng 610 công khai trách nhà trường vì có một học sinh như vậy. Kết quả, quản lý nhà trường vô cùng không vui với cô. Vị giám thị nói các viên chức Phòng 610 hăm dọa làm khó nhà trường nếu họ không đuổi cô.

Cô Niếp sau này được biết là quản lý nhà trường có ý định gửi cô đến trung tâm tẩy não nhưng phải lái cô về nhà thay vì đó, vì sự phản kháng mạnh mẽ của cô. Vì không có ai ở nhà, họ đậu xe gần nhà cô và chờ đợi. Khoảng nửa tiếng một xe khác đến với các sách vở và giường ngủ của cô.

Khi Niếp Dĩnh Siêu cãi với họ về các hành động tội phạm của họ, họ tuyên bố rằng họ chỉ là làm theo lệnh của Cao Anh Hoa. Cao ra lệnh cho cô nghỉ ở nhà trước khi trở lại trường học. Khi cô Niếp yêu trở lại trường học ngay, họ trả lời, “Khi nào cô còn tập luyện Pháp Luân Công, cô đừng hòng trở lại trường học.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/12/219665.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/9/116782.html
Đăng ngày 12-06-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share