Theo một phóng viên ở tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 17-03-2010] Học viên Pháp Luân Công, ông Hoàng Lập Trung, sống tại quận Liên Sơn, thành phố Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh, đã bị tra tấn tại Nhà tù Bàn Cẩm trong hơn một năm. Ngày 20 tháng 4 năm 2009, Vương Kiến Quân, đội trưởng của Khu số 5, đã dùng dùi cui điện để tra tấn ông Hoàng, hành động đó đã gần như giết chết ông Hoàng. Thêm nhiều tra tấn không thương tiếc nữa trong ngày 20 tháng 10 năm 2009 ở Khu số 7. Ông Hoàng đã qua đời do bị tra tấn nhiều lần vào ngày 25 tháng 10 năm 2009. Đội trưởng Trương Quốc Lâm đã không thông báo cho gia đình ông biết khi ông Hoàng đang trong cơn nguy kịch, cũng như đã không đưa ông đến bệnh viện để chữa trị.

2009-10-29-204436-1--ss.jpg

Ông Hoàng Lập Trung

Ông Hoàng Lập Trung, là một chủ doanh nghiệp, ông sinh ngày 19 tháng 7 năm 1961. Ông đã bị bệnh tim trước khi tập Pháp Luân Công. Ông cũng từng hút thuốc, uống nhiều rượu và đánh bạc. Ông có một thói quen xấu và thường hay đánh vợ, trở thành trầm trọng. Ông Hoàng là một người khéo tay trong ngành làm hương, ông và vợ ông đã điều hành một xưởng doanh nghiệp nhỏ để làm hương. Dù là việc kinh doanh thuận lợi, nhưng ông đã đánh bạc và mất gần như hết tiền. Năm 1996, ông Hoàng và vợ cùng bắt đầu tập Pháp Luân Công. Không những chỉ bệnh tim của ông đã biến mất sau khi tập Pháp Luân Công, mà ông còn bỏ được tất cả các thói quen xấu gồm cả đánh bạc. Ông Hoàng đã thay đổi thành một người khỏe mạnh và nhân hậu.

Sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công xảy ra, nhiều viên chức ĐCSTQ đã quấy nhiễu và giám sát ông Hoàng, cũng như nghe trộm điện thoại của ông. Ông cũng bị buộc phải tham dự các buổi tẩy não nhiều lần. Thêm vào đó, ông Hoàng đã phải chịu một lần giam giữ hành chính và ba lần giam giữ hình sự, ông cũng bị kết án lao động nặng nhọc ba lần, và bị bỏ tù một lần. Ông đã bị nhiều tra tấn trong mỗi lần giam giữ. Mỗi lần ông bị giam, ông đều không được thả cho đến khi bị tra tấn đến gần chết. Sau đây là chi tiết việc bức hại và tra tấn mà ông Hoàng đã trải qua trước khi ông qua đời.

2010-3-14-huanglizhong-02--ss.jpg

2010-3-14-huanglizhong-03--ss.jpg

Trong thời gian ông bị bắt, từ ngày 25 tháng 2 năm 2009 đến ngày 25 tháng 10 năm 2009, khi ông bị tra tấn đến chết, ông Hoàng, 46 tuổi, đã được hỏa táng và trên người ông có nhiều vết thâm tím.
Bị bắt và bị đưa đi trên phố

Sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông Hoàng đã đến Bắc Kinh cùng với nhiều học viên khác để thỉnh nguyện cho công lý. Ông đã bị bắt giữ bất hợp pháp và bị đưa về thành phố Hồ Lô Đảo vào đầu tháng 9 và bị giam trong gần một tháng.

Ông Hoàng và hơn mười học viên khác đã bị giam trong một nhà xe ở sân trong của Chính quyền xã Tân Đài Môn vào ngày 20 tháng 10 năm 1999. Ở đó họ đã bị tẩy não bởi nhiều cảnh sát ở Đồn cảnh sát xã Tân Đài Môn. Vào sáng ngày 26 tháng 10 năm 1999, ông Hoàng và ba học viên khác đã bị còng tay vào một chiếc xe tải và bị đưa đi trên nhiều phố, để bị làm bẽ mặt trước đám đông. Sau đó ông bị giam ở Nhà tù thành phố Hồ Lô Đảo, nơi ông bị nhiều lính canh đánh đập tàn nhẫn.

Tra tấn ở Trại lao động cưỡng bức thành phố Hồ Lô Đảo

Sau khi đi thỉnh nguyện ở Bắc Kinh, ông Hoàng đã bị kết án ba năm lao động cưỡng bức bắt đầu từ ngày 1 tháng 11 năm 1999 tại Trại lao động cưỡng bức Hồ Lô Đảo. Nhiều lính canh đã tra tấn dã man và sốc điện ông bằng dùi cui điện.

Ông Hoàng vào 17 học viên khác đã bị nhốt trong Khu kiểm soát đặc biệt tại trại lao động vào ngày 25 tháng 7 năm 2000, nơi họ bị buộc phải đứng hàng ngày từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối. Họ phải giữ hai chân lại, hai tay để dọc xuống hai bên, và người đứng thẳng; họ bị cấm di chuyển, nghỉ ngơi, hoặc dùng nhà vệ sinh. Sau 57 ngày phải đứng như vậy, chân của các học viên đã bị sưng tấy, đau nhức toàn thân, và lưng của học viên thì bị tổn thương trầm trọng. Căn phòng mà họ đứng thì rất nóng và ẩm thấp, làm cho người họ đầy mồ hôi.

Sáu tháng sau, ngày 3 tháng 1 năm 2001, nhiều lính canh đã lại nhốt ông Hoàng vào 14 học viên khác ở trong Khu giám sát đặc biệt. Không có giường ở trong khu này. Ban ngày thì các học viên bị ép phải ngồi trên nền nhà lạnh và phải ngủ trên nền nhà đó trong buổi đêm với chỉ có một cái chăn mỏng. Sàn nhà thì lạnh và ẩm ướt trong tháng 1, đó là thời gian lạnh nhất trong năm. Nhiều học viên đã bị đau lưng, bị chuột rút, và bị tiêu chảy. Họ bị buộc phải ngồi trên sàn nhà từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối trong một tư thế cố định hàng ngày trong hơn một tháng.

Ông Hoàng bắt đầu tuyệt thực vào ngày 28 tháng 1 năm 2001. Lính canh Lưu Quốc Hoa đã còng tay ông giường ngủ và cố ép ông ăn. Vài ngày sau, Lưu đã đưa một bác sĩ ở nhà tù đến bức thực ông Hoàng với ít súp ngô vào ba lần trong một ngày. Các lính canh đã khóa tay và chân ông Hoàng vào giường sát, và sau đó đặt một ống vào mũi của ông và nó không được lấy ra sau khi việc bức thực kết thúc. Một tuần hay lâu hơn sau đó, người ông đã gầy đi, xanh xao, loạng choạng và yếu ớt khi ông bước đi. Ông cần hai người để giúp ông đi đến nhà vệ sinh. 17 ngày sau, khi ông đã ở trên bờ vực của cái chết, lính canh cuối cùng cũng thả ông Hoàng.

Bị bắt hai lần nữa

Do không thể chịu đựng cuộc bức hại đang diễn ra và dưới áp lực to lớn từ ĐCSTQ, vợ ông Hoàng đã li hôn với ông gần một năm sau khi ông bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Hồ Lô Đảo. Sau đó ông đã sống không nhà trong bốn năm, mãi đến tháng 6 năm 2004, ông và con trai ông mới đến nhà cha mẹ ông.

Chỉ một vài ngày sau khi trở về từ nhà tù, ông Hoàng đã nhận được nhiều cuộc gọi từ cảnh sát ở Đồn cảnh sát xã Cẩm Giao. Do đó ông đã quyết định rời khỏi nhà để tránh bị quấy nhiễu và bị bắt lại. Nhiều nhân viên từ Phòng 610 thành phố, Sở cảnh sát quận Liên Sơn, và Đồn cảnh sát thị trấn Cẩm Giao đã tìm ông Hoàng ở mọi nơi. Ông đã phải di chuyển liên tục từ nơi này đến nơi khác, đôi khi ông đã ngủ trong một đống gỗ ở nông trại. Ông đã sống như vậy trong bốn tháng.

Nhiều cảnh sát quận Liên Sơn đã bắt ông Hoàng tại Thung lũng Thích Mai Hoa ở thị trấn Tân Đài Môn, Ông đã bị đưa về một trại lao động nơi ông đã tuyệt thực vào ngày 5 tháng 9 năm 2001. Ông đã được đưa đến một bệnh viện vào ngày 20 tháng 9 năm 2001, và được trả tự do từ trại lao động vào ngày 25 tháng 10 năm 2001.

Ông Hoàng tiếp tục bị bắt vào tối ngày 2 tháng 4 năm 2004, khi đang trên đường về nhà từ một chợ rau quả. Lần này ông bị giam tại Nhà tù Hồ Lô Đảo và bị đưa đến Trại lao động thành phố Hồ Lô Đảo một tháng sau. Trong lúc ở đó, ông đã tuyệt thực, và được thả ra trong tháng sau.

Cuộc bức hại vẫn diễn ra

Cuối năm 2002, Phòng 610 đã đưa ra một lệnh bắt ông Hoàng; khiến cho ông không thể tìm được việc làm ở địa phương. Làm cho ông mất đi nguồn thu nhập, và khiến ông không thể hỗ trợ cho con trai ông được nữa. Ông không thể về nhà để gặp cha mẹ ông trong các kì nghỉ, vì chỗ ở của cha mẹ ông được cảnh sát giám sát chặt chẽ.

Con trai ông Hoàng đã sống với ông bà nội từ năm 2001, sau khi mẹ em bỏ đi. Con trai ông đã nghỉ học trước khi em tốt nghiệp trường trung học. Cuối cùng, em đã bỏ nhà, và đã gia nhập băng đảng. Em gần như đã chết trong nhiều vụ xô xát. Ông bà nội của em đã rất lo cho sự an toàn của em, và hay lo lắng khi có ai đó gõ cửa nhà họ.

Cuối cùng ông Hoàng cũng tìm được một công việc ở lĩnh vực bảo vệ nước. Ông tái hôn vào năm 2006, và tháng 3 năm 2007, con trai ông đã đến sống cùng gia đình ông. Tuy nhiên, sự bình yên của họ đã kết thúc trong vòng chưa đầy một năm. Vào lúc 6 giờ sáng ngày 25 tháng 2 năm 2008, ông Hoàng đã bị bắt ở nhà, và một lần nữa, gia đình ông đã tan vỡ.

Bị bắt, nhà bị lục soát, bị kết án 10 năm tù

Năm 2008, vì lí do “ an ninh cho Thế Vận Hội” nhiều viên chức ĐCSTQ đã bắt ông Hoàng và 12 học viên khác ở thành phố Hồ Lô Đảo và giam ông tại Nhà tù Hồ Lô Đảo.

Trong lúc ông bị giam, nhiều người ở Tòa án quận Liên Sơn đã lén lúc kết án ông mười năm tù vào ngày 12 tháng 5 năm 2008, mà không cần đưa ra xét xử (Quan tòa là Ngụy Ái Quân; số điện thoại ở văn phòng là 0429-2163962). Gia đình ông Hoàng chưa bao giờ được nhìn thấy bản tuyên án. Ông Hoàng đã quyết định kháng án; tuy nhiên, quan tòa Cao Ân Tư ở Tòa trung thẩm (số điện thoại ở văn phòng là 0429-3166449, số di động là 13898995566) vẫn giữ nguyên bản án ban đầu vào ngày 12 tháng 6 năm 2008.

Bị sốc bằng dùi cui điện

2010-3-14-huanglizhong-05--ss.jpg

Phần da ở dưới cổ ông Hoàng rõ ràng có màu khác với phần da còn lại ở trên cổ của ông. Da ở tai bên phải ông có màu tím; gia đình ông đã phát hiện rằng tai phải của ông đã bị vỡ màng nhĩ. Ông đã nói với họ rằng có nhiều lần ông không nghe thấy gì.

Ông Hoàng bị giam nhiều lần ở Khu số 5 thuộc Nhà tù thành phố Bàn Cẩm ở tỉnh Liêu Ninh trong mùa hè năm 2008. Vợ ông đã đến nhà tù với hi vọng được gặp ông vào ngày 2 tháng 5 năm 2009, nhưng lính canh Mã Anh đã nói với bà rằng do ông Hoàng đã “vi phạm các điều luật ở nhà tù” nên ông bị cấm không được gặp người đến thăm trong năm tháng. Vợ ông đã đến Nhà tù Bàn Cẩm một lần nữa vào đầu tháng 6 nhưng một lần nữa đã bị phủ nhận quyền được gặp ông Hoàng.

Năm tháng sau, ngày 20 tháng 10 năm 2009, khi vợ ông đến Nhà tù Bản Cẩm, bà phát hiện rằng ông Hoàng đã bị đưa đến Khu số 7. Khi bà đến đó, đội trưởng Trương Quốc Lâm đã nói với bà rằng bà cũng tập Pháp Luân Công nên ông ta không cho bà không được gặp ông Hoàng. Ông ta cũng nói rằng ông Hoàng là “người bướng bỉnh nhất”. Sau khi lính canh lấy đi các sách Pháp Luân Công của ông Hoàng, vào ngày 18 tháng 10, ông đã tuyệt thực, lính canh đã đưa ông đến bệnh viện của nhà tù, vì họ thấy ông không khỏe. Cuối cùng lời van nài của vợ ông cũng được đội trưởng Trương đồng ý và ông ta đã để cho bà được gặp chồng vào chiều hôm đó.

Vào lúc 2 giờ chiều, khi hai tù nhân đưa ông Hoàng vào phòng thăm, vợ ông mãi mới nhận ra ông. Ông rất xanh xao, gầy yếu và răng của ông thì bị hỏng. Ông không có đủ sức để nói và người ông run rẩy. Chỉ trong vòng năm tháng, nhà tù đã tra tấn một người 47 tuổi, khỏe mạnh đến mức già yếu. Lần cuối khi bà gặp ông trong tháng 4, ông lúc đó rất khỏe mạnh và đầy sức sống. Làm sao có thể khiến ông thay đổi trong một thời gian ngắng? Ông đã nói với bà,” Họ gần như đã sốc điện tôi đến chết bằng dùi cui điện. Tôi đã dần tỉnh lại.” Bà hỏi” Điều đó xảy ra khi nào?” Ông trả lời :” ngày 20 tháng 4”. Bà lại hỏi tiếp” Ai sốc điện ông?” Ông trả lời “ Vương Kiến Quân” Ông cũng nói với vợ rằng hai tai của ông đã bị tổn thương sau khi bị sốc điện, và đôi khi ông không nghe thấy gì. Do ông rất yếu, ông đã rất khó khăn trong lúc nói chuyện và run rẩy. Theo các lính canh, ông Hoàng cũng có vấn đề về tim.

Buổi gặp kéo dài trong 20 phút; sau đó, gia đình ông Hoàng cuối cùng đã hiểu tại sao họ bị cấm không cho gặp ông; Vương Kiến Quân và nhiều lính canh khác đã muốn che giấu sự thật rằng họ đã tra tấn ông Hoàng rất tàn bạo. Năm ngày sau khi đến thăm, tuy nhiên, vào lúc 9 giờ 30 tối ngày 25 tháng 10, Trương Quốc Lâm (thẻ cảnh sát 2193104) đã gọi cho con trai ông Hoàng và nói với em rằng ông Hoàng đã qua đời và họ nên đến Nhà tù Bàn Cẩm để lo việc cho ông.

Gia đình đấu tranh cho công bằng

Vào sáng ngày 26 tháng 10 năm 2009, gia đình ông Hoàng đã đi cùng với một luật sư đến Nhà tù Bàn Cẩm. Họ đến vào lúc trưa. Sau cuộc gặp với đội trưởng Khu số 7, Trương Quốc Lâm và bác sĩ Khu số 5, Trương Á Vĩ, họ đã đến xem thi thể của ông Hoàng. Sau khi chụp ảnh thi thể, gia đình ông đã yêu cầu được nói chuyện với giám đốc nhà tù, người đã nói rằng ông Hoàng đã “chết bất ngờ”.

Gia đình ông Hoàng đã yêu cầu các viên chức ở nhà tù đưa cho họ một bản viết tay, chứng minh rằng ông Hoàng đã chết vì các nguyên nhân tự nhiên. Họ cũng kiến nghị cho việc khám nghiệm, nhưng viên chức Viện kiểm sát quận Thành Giao đã từ chối yêu cầu của họ.

Trương Quốc Lâm thúc giục gia đình ông vào ngày 28 tháng 10 năm 2009 đến Nhà tù Bàn Cẩm để thực hiện việc khám nghiệm bằng chi phí của nhà tù, nhưng gia đình ông đã từ chối vì họ biết rằng không thể tin vào kết quả của việc khám nghiệm được làm bởi những người mà Viện kiểm sát quận Thành Giao cử đến. Để tìm kiếm công lý cho người quá cố và để trừng phạt thủ phạm, gia đình ông Hoàng đã quyết định kháng cáo.

Trương Quốc Lâm là cá nhân chịu trách nhiệm cho cái chết của ông Hoàng.

Trương Quốc Lâm đã liên tục đe dọa và quấy nhiễu vợ ông Hoàng và nói với bà trên điện thoại, “ Bà đã đưa số điện thoại của tôi lên mạng. Điện thoại di động của tôi đổ chuông suốt 24 giờ ngày hôm qua [ các học viên đã gọi cho ông ta để giải thích sự thật cho ông ta]. Tôi đã tố giác bà lên các cấp cao hơn. Tôi không có gì để làm với việc này

Ông Hoàng đã ở trong trạng thái nguy kịch vào ngày 20 tháng 10 năm 2009, nhưng đã qua đời vào ngày 25. Trước khi ông mất, ông đã bị liệt. Trương Quốc Lâm là người phụ trách về toàn bộ các thủ tục trong năm ngày. Ông ta đã làm chậm việc chữa trị và đã không đưa ông Hoàng đến phòng cấp cứu khi ông Hoàng nguy kịch. Hơn nữa, ông ta đã không thông báo cho gia đình khi ông Hoàng nguy cấp, và che đậy sự thật rằng Vương Kiến Quân, Mã Anh, Tôn Vĩnh Cẩm và bản thân ông ta, đã tra tấn ông Hoàng. Nếu họ đưa ông Hoàng đi chữa trị vào ngày 20 tháng 10 hay Trương Quốc Lâm nói với gia đình ông Hoàng đến đưa ông về chữa trị, thì ông Hoàng đã không chết.

Trương Quốc Lâm là đội trưởng Khu số 7. Ông ta là người phụ trách tất cả tù nhân bị giam ở trong khu đó. Một nguồn tin được tiết lộ rằng ông ta là người dẫn đầu trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Nhà tù Bàn Cẩm.

Dưới áp lực nặng nề, cuối cùng gia đình ông Hoàng đã cho phép viên chức nhà tù hỏa táng thi thể ông.

Cha mẹ ông Hoàng đã 70 tuổi, đều ốm yếu. Do lo sợ, họ lo rằng các viên chức ở Nhà tù Bàn Cẩm có thể thiêu xác ông Hoàng mà không cần sự cho phép của họ. Họ cũng quẫn trí rằng con trai họ đã chết mà không có sự bồi thường. Hai tuần nhanh chóng trôi đi, cha mẹ ông Hoàng đã không thể chịu đựng trước việc bị Trương Quốc Lâm liên tục quấy nhiễu và đe dọa. Đồng thời, sự an toàn của vợ ông Hoàng cũng bị đe dọa từ khi Ủy ban lập pháp thành phố Hồ Lô Đảo ra quyết định bắt giữ bà.

Dưới áp lực từ Vương Kiến Quân và Trương Quốc Lâm, gia đình ông đã không có sự lựa chọn nào ngoài việc chấp nhận đề nghị của nhà tù vào ngày 10 tháng 11 năm 2009, đó là nhà tù có thể trả họ 50,000 nhân dân tệ để kết thúc vụ việc mà không cần tiến hành bất kì thủ tục pháp lý nào. Và cũng là một phần của thỏa thuận, gia đình ông Hoàng phải kí vào một văn bản nói rằng ông Hoàng đã “chết vì các nguyên nhân tự nhiên” và sau đó thi thể ông sẽ được hỏa thiêu. Nhà tù thành phố Bàn Cẩm cũng hoàn lại mọi chi phí vào khoảng 7,000 nhân dân tệ cho gia đình bao gồm việc đi lại, quần áo chôn cất và bình đựng hài cốt. Thêm vào đó, nhà tù cũng trả gia đình thêm 50,000 nhân dân tệ như là tiền bồi thường cho cái chết của ông Hoàng.

Sau đó, tuy nhiên, Ủy ban chính trị và pháp luận thành phố Hồ Lô Đảo và nhiều nhân viên từ Phòng 610 vẫn không để vợ ông Hoàng yên và đã cố bắt vợ ông vào ngày 8 tháng 12 năm 2009, Cha mẹ ông đã đến chính quyền tỉnh để kiện họ. Tuy nhiên, đến lúc này họ vẫn chưa thấy phản ứng gì.

Nhà tù thành phố Bàn Cẩm:
Địa chỉ: phố Tân Sinh, quận Hưng Long Đài, thành phố Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, mã vùng 124106
Điện thoại: 86-427-5637355; fax: 86-427-5637777
Trương Quốc Lập, đội trưởng Khu số 7: 86-13390270703

Trương Á Vĩ, bác sĩ nhà tù ở Khu số 5: 86-13390273366 (di động)

Vương Hải Quân, phụ trách chính trị của nhà tù
Văn phòng: 86-427-5637369; fax: 86-427-5637351

Tống Vạn Trung, giám đốc nhà tù: 86-427-5632100
Hoàng Trung Khánh, bí thư

Thông tin liên quan: “ Yêu cầu khám nghiệm bị từ chối sau khi ông Hoàng Lập Trung bị tra tấn đến chết


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/17/219896.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/20/116209.html

Đăng ngày 15-05-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share