Theo phóng viên ở Trường Xuân, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-03-2010] Ngày 5 tháng 3 năm 2009, Chi nhánh đội an ninh quốc gia quận Nam Quan ở thành phố Trường Xuân đã chỉ đạo cảnh sát ở Đồn cảnh sát Nam Quan đến bắt giữ bất hợp pháp các học viên Pháp Luân Công làm việc tại Nhà máy in Cẩm Giang. Các học viên bị bắt gồm có ông Thương Hiểu Đông, cô Doãn Quân, bà Trương Phượng Cầm và cô Diêu Mỹ Linh. Họ hiện bị giam tại Nhà tù số ba thành phố Trường Xuân. Người chịu trách nhiệm việc bắt giữ là Lý Quân, đội trưởng đội an ninh quốc gia.

Các học viên đều làm việc chăm chỉ và được đồng nghiệp và cấp trên tin cậy. Việc họ bị bắt giữ và công ty bị lấy đi bốn máy tính là một mất mát lớn của công ty.

Trong kì Thế Vận Hội [Olympic Bắc Kinh 2008], ông Thương Hiểu Đông đã bị cảnh sát ở Đồn cảnh sát phố Trùng Khánh thuộc Sở cảnh sát thành phố Trường Xuân đưa đi. Lúc đó, mẹ ông vừa qua đời vì bệnh ung thư vú. Bà đã không thể nhìn thấy ông trước khi qua đời vì Sở cảnh sát thành phố Trường Xuân đã tuyên án ông một năm lao động cưỡng bức. Để kiếm sống, người cha già của ông Thương đã phải đạp xe đi đưa rau trong thời tiết lạnh giá và cái nóng thiêu đốt.

Tháng 7 năm 2009, ông Thương được thả sau khi thời hạn giam của ông kết thúc. Tháng 3 năm 2010, ông lại bị bắt bởi cảnh sát ở Đồn cảnh sát Nam Lĩnh và bị đưa đến Nhà tù số ba thành phố Trường Xuân. Sau khi biết con trai bị bắt và bị giam, cha ông Thương đã bị sốc. Kết quả là giọng nói của ông đã bị ảnh hưởng và giờ ông nói không được rõ ràng.

Cô Doãn Quân làm việc một mình ở thành phố Trường Xuân. Để tiết kiệm tiền, cô chỉ ăn dưa muối mỗi ngày và sống trong một phòng bé hơn 6 mét vuông. Cô chỉ tiết kiệm với bản thân nhưng không tằn tiện với người khác. Cô mua quần áo và quà cho cha mẹ và nhiều người trong gia đình. Khi có ai đó cần giúp đỡ, cô luôn đề nghị giúp đỡ họ. Khi nói về cô Doãn, gia đình cô đã chảy nước mắt “Doãn là một cô con gái ngoan. Nó luôn mua nhiều quần áo cho cha mẹ và sẽ làm bất cứ việc gì để cho cha mẹ vui.”

Năm 2000, cô Doãn đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện chấm dứt việc đàn áp Pháp Luân Công. Kết quả là, Phòng 610 địa phương đã bỏ tù cô tại Nhà tù Hắc Chủy Tử trong năm năm. Tại đó, cô bị đánh, bị bức thực, bị trói vào giường chết, bị trói ở cổ tay rồi bị luồn dây treo lên,  phải chịu nhiều đau đớn trong một thời gian dài, và bị sốc bởi dùi cui điện.

Bà Trương Phượng Cầm buộc phải rời nhà trong năm năm để tránh bị bức hại bởi cảnh sát địa phương. Bà hiện bị giam tại Nhà tù số ba thành phố Trường Xuân.

Cô Diêu Mỹ Linh là sinh viên tốt nghiệp năm 2009 của Trường Cao đẳng Thương mại và Công nghiệp tỉnh Cát Lâm. Trong các năm học ở trường cao đẳng, cô Diêu là một sinh viên cần cù và đã nhận được học bổng hạng nhất trong ba năm liên tiếp. Cô còn nhận được học bổng cấp quốc gia và giải thưởng dành cho các sinh viên xuất sắc ở tỉnh Cát Lâm, và các vùng lân cận. Cô được mọi người quí mến.

Các cá nhân chịu trách nhiệm trong việc bức hại:

Đồn cảnh sát Nam Lĩnh ở thành phố Trường Xuân

Vương Tĩnh Lâm, cảnh sát trưởng của Phân nhánh cảnh sát quận Nam Quan: 86-431-85297666

Đội an ninh quốc gia: phụ trách chính trong việc thẩm vấn

Lý Quân, đội trưởng Đội an ninh quốc gia: 86-13019130001 (Di động), 1319 86-431-85205810 (Văn phòng), 86-431-85281970 (Văn phòng)

Nhà tù số ba thành phố Trường Xuân: 86-431-4162709

Lưu Liên Chúng: đội phó

Đội phó cảnh sát: Tôn Trí Hạo, Nhiệm Trung Sinh, Lưu Anh Cửu

Lý Bảo Lâm, chỉ đạo viên chính trị.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/13/219728.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/29/115673.html
Đăng ngày 02-04-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share