[MINH HUỆ 12-1-2010] Bà Vương Ái Phương là cư dân của Nông trại 8511 tại Cục Mẫu Đơn Giang của các Nông trại và cải tạo ruộng đất quốc gia (gọi tắc Cục Mẫu Đơn Giang). Bà Vương, con gái, con trai và cháu dâu của bà đã thường bị giữ, giam cầm, và tra tấn tàn bạo từ 2002.

Các viên chức cảnh sát bắt người tại một ngôi chợ

Vào giữa tháng 4 năm 2002, viên chức Trịnh Liên Xung từ Sở cảnh sát thị xã Long Đầu bắt bà Vương tại một chợ làng và thẩm vấn bà tại sở. Nhiều giờ sau Trịnh, cùng với Trần Hướng Quân và một vài viên chức khác, đi đến nhà của anh Lưu Khải Lương, con trai bà Vương. Sau khi lục soát nhà anh Lưu nhưng không tìm được bất cứ điều gì họ muốn, các viên chức vẫn bắt anh Lưu và vợ của anh, cô Trương Tú Anh. Sau đó cũng nhóm đó đi đến nhà con gái bà Vương, cô Lưu Quế Hoa, và lục soát nhưng lại cũng không tìm thấy điều họ muốn, Trịnh Liên Xung vẫn bắt bà Lưu Quế Hoa.

Dù cảnh sát không tìm được điều gì họ cần, họ lấy một cái ba lô nhỏ từ nhà bà Lưu, lấy các túi nhựa và các sách Pháp Luân Công từ nơi khác, nhét chúng vào cái ba lô của bà Lưu, và sai đó để mọi thứ trên chiếc xe bốn bánh của anh Lưu. Họ chụp hình chiếc xe với cái ba lô. Tuyên bố rằng họ đã tìm thấy chứng cớ từ nhà anh Lưu, họ báo cáo anh Lưu với sở cảnh sát.

Các nhân viên sở cảnh sát địa phương và những người từ sở cảnh sát nói dối với bà Vương rằng, “Bà quá già, hãy khai hết cho chúng tôi, và sau đó chúng tôi sẽ để cho bà đi.”

Bà Vương trả lời, “Các vị đã bắt tất cả bốn người chúng tôi, nhưng chúng tôi bị tội gì?” Cảnh sát đưa ra cái ‘chứng cớ’ giả tạo cho viện kiểm soát, mà sau đó mang trường hợp họ ra tòa.

Khi tòa vừa mở phiên họp, công tố viên Trương Ba la bà Vương, trách bà không nói ra và không làm những điều theo cách họ muốn. Bốn học viên xin phép nói với các viên chức của tòa về Pháp Luân Đại Pháp và sự bức hại liên quan đến các sự buộc tội, nhưng quan toà chận lại và cấm họ tự biện hộ. Vụ xét xử thình lình hoãn lại.

Khi bốn học viên đang rời phòng xử, công tố viên và quan tòa bắt đầu trách nhau. Quan tòa nói với công tố viên, “Hãy xem ông đã làm gì. Ông bảo tôi thực hiện một cuộc xử án nhanh chóng cả trước khi ông giải quyết các vấn đề của mình trước. Khi họ đặt câu hỏi với ông, ông còn không thể trả lời. Ông không có chứng cớ nào cả, và các thứ đồ lụn vụn mà ông để với nhau rõ ràng là giả. Sau đó, khi họ vừa lên tiếng, ông bắt đầu mắng họ. Bây giờ, họ biết sai lầm của chúng ta, ông muốn họ tôi phải làm sao?” Công tố viên chống đối, “Ông phải nói các điều theo như chúng ta đã thỏa thuận.” Tất cả bốn học viên đều nghe rõ điều gì họ nói cho đến khi cảnh sát toà án la lớn, “Đi mau, không được nghe!”

Các viên chức Tòa án Cục Mẫu Đơn Giang đưa cho bốn người họ các bản án từ ba đến bốn năm, cho dù toà án không thu thập được chứng cớ nào.

Họ khiếu nại. Các viên chức toà án từ Tổng cục Tỉnh Hắc Long Giang của Nông trại và cải tạo đất quốc gia gửi một vài người để điều tra các rắc rối. Biết rằng cảnh sát đã giả mạo chứng cớ và lời khai, các điều tra viên nói, “Chúng tôi biết các người bị đối xử bất công, nhưng mặc kệ nó, trừ khi Pháp Luân Công của các người có thể thay đổi luật pháp.” Đó là tại sao bốn người của gia đình bà Vương Ái Phương bị cầm tù tại Nhà tù Mẫu Đơn Giang và Nhà tù nữ Cáp Nhĩ Tân.

Bà Vương Ái Phương bị ngược đãi nặng nề trong tù

Vào tuổi 60, trước khi bà tu luyện, bà Vương thường bị nhiều thứ bệnh: bệnh tim, phổi, thiếu máu lên đầu. Các bệnh của bà khiến cho bà cảm thấy vô vọng. Sau khi bà bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào 5 năm 1998, tuy nhiên tất cả các bệnh của bà được chữa trị, và bà không còn phải uống thứ thuốc gì cả. Bà đi phát các tin tức Pháp Luân Công cho láng giềng bà, gia đình, và bạn bè bà, với sự biết ơn sâu xa môn tập luyện này.

Bà Vương bị cầm tù tại Nhà tù nữ Thành phố Cáp Nhĩ Tân trong Đội huấn luyện tập trung và sau đó chuyển đến đội người lớn tuổi. Cái ngày sau khi bà bị thuyên chuyển, bà chứng kiến sự tra tấn tàn bạo học viên bà Mỹ Hảo (mà sau này bị tra tấn đến chết) bỡi lính canh Lý Thảng Trứ. Bà Vương chỉ vào Lý Thảng Trứ và đòi biết, “Tại sao đánh bà ta?” Lý Thảng Trứ tiếp tục vã vào mặt bà Mỹ một vài lần nữa, cả sau khi bà Vương đặt câu hỏi của bà ta. Bà Vương nói, “Tại sao không ngừng đánh bà ta!” Lý Thảng Trứ sau đó ra lệnh cho các tù nhân tội hình sự kéo lôi bà Mỹ đi ra. Bà Mỹ bị còng hai tay ra sau lưng và bị buộc đứng trên thềm bê tông cả một ngày.

Cô Trương Tú Anh bị tra tấn trong tù

Cô Trương Tú Anh vào khoảng 45 tuổi. Cô bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công sau khi nhìn thấy sự thay đổi thể chất và tinh thần lớn lao của người mẹ chồng, bà Vương Ái Phương.

Theo bản án của cô, cô bị giữ tại Đội huấn luyện tập trung của Nhà tù nữ Thành phố Cáp Nhĩ Tân và bị tra tấn tàn bạo. Sau khi cô bị đánh đập, hai mắt của cô bị sưng trong một tháng.

Sau đó cô bị giam trong Khu số 5, nơi đây các lính canh xúi dục các tù nhân tội hình sự tra tấn cô. Cô bị buộc ngồi trên một cái ghế nhỏ trong thời gian thật lâu và ở bên ngoài trời giá lạnh và bị cấm ngủ. Các lính canh cũng dùng các cùi điện để đánh các học viên và kéo họ phơi ngoài trời lạnh cóng trong hai ngày liên tiếp.

Sau khi họ chịu đựng cả ngày bị phơi trong trời đông giá, các tù nhân hình sự lột hết áo quần học viên Thành phố Cáp Nhĩ Tân bà Triệu Á Luân vào chiều tối và chôn bà trong tuyết trong một thời gian lâu. Mặc dù được dùng máy sưởi, các lính canh mà theo dõi các học viên vẫn còn bị lạnh cóng, và một số bị bàn tay và mặt đông cứng. Nhưng các học viên mà các lính canh cố tình để ra ngoài trời lạnh vẫn không bị đông cứng.

Sau khi đã bị phơi ngoài trời lạnh cóng trong hai ngày, các học viên từ chối không còn nghe theo lệnh các lính canh nữa. Họ không đi ra ngoài, vì vậy các chính quyền nhà tù gửi 60 đến 70 tên trộm cướp để kéo lôi các học viên ra ngoài. Các học viên chống cự lại. Một lính canh đánh bà Mã Ái Kiều trên đầu với một cái ghế nhựa. Bà bị một vết cắt hình tam giác chảy máu dầm dề, khiến cả người bà bị đầy máu. Các học viên cố ngăn các lính canh thi hành các hành động tà ác của họ nhưng họ gặp một nhóm lính canh dã man, dùng cùi điện, gậy cảnh sát, và ống vòi nhựa để đánh họ. Tất cả các học viên đều bị thương và chảy máu và bị kéo lôi sau đó ra ngoài và bị phơi trong trời lạnh cóng sáu ngày liên tiếp.

Cô Trương và bà Vương được thả ra sau ba năm.

Anh Lưu Khải Lương

Anh Lưu Khải Lương 45 tuổi và làm việc tại Đội 24 của Nông trại 8511. Vào tháng 4 năm 2002, các cảnh sát viên Trịnh Liên Xung và Trần Hướng Quân bắt anh trong khi anh đang sửa xe hơi tại nhà. Khi anh Lưu bị mang đến Sở cảnh sát Bảo Thanh, những người mà biết anh kể cả sở trưởng sở cảnh sát, Lý Bảo Quân, đều trốn, như vậy ba viên cảnh sát tại Sở cảnh sát Bảo Thanh có thể đánh anh Lưu tàn bạo. Sau đó, họ mang anh Lưu đến Sở cảnh sát nông trại 8511 để thẩm vấn. Anh Lưu bị kết án bốn năm và được thả ra năm 2006.

Cô Lưu Quế Hoa bị ngược đãi trầm trọng trong khi ở trong tù

Cô Lưu Quế Hoa là một nhân viên của Đội 24, Nông trại 8511. Cô Lưu đi Bắc Kinh vào tháng 10 năm 1999 để khiếu nại công lý cho Pháp Luân Công. Các đặc vụ Sở cảnh sát Tiền Môn bắt cô và đánh cô tàn bạo. Bí thư đảng của Nông trại 8511 Lý Lợi và đội trưởng Đội cảnh sát của Nông trại, Triệu Đan, bay đến Bắc Kinh để mang cô về. Họ buộc gia đình cô phải trả chi phí chuyến đi, kể cả tiền giải trí, mua sắm, nhảy đầm trong các câu lạc bộ, và kể cả giấy đi vệ sinh của họ. Gia đình cô Lưu trả 5,000 nhân dân tệ. Triệu Đan ký một bản tính sổ các chi tiêu của họ, nhưng không có giấy biên nhận cho gia đình cô Lưu. Vương Lập Điền đội trưởng của Đội 24 cũng phạt gia đình cô Lưu 700 nhân dân tệ vì đi tìm cô Lưu và mang cô về.

Vào cuối tháng 2 năm 2000, nhân viên nông trại Trương Vinh Cảnh (cô ta đã dời nhà từ đó đến Huyện Bảo Thanh), người phụ trách theo dõi nhà của cô Lưu, báo cáo cô Lưu với Trịnh Liên Xung từ Sở Cảnh sát Nông trại 8511 trong khi cô ta đang đọc sách ở nhà. Trịnh và cô Lưu tốt nghiệp cùng lớp học nhà trường. Ngay sau đó, Trịnh và Triệu Đan xông vào nhà cô Lưu lục soát lúc ban đêm. Chồng cô Lưu từ chối không cho họ lục soát. Trịnh và băng đảng các cảnh sát viên của ông ta bắt cả hai người họ và mang họ đến Sở cảnh sát Nông trại 8511. Họ rốt cuộc bị chuyển đến một nhà tù, nơi đây các lính canh xuí dục các tù nhân tội hình tra tấn người chồng không phải là học viên của cô Trương, một người bị bệnh động kinh. Nhưng các lính canh cho rằng ông ta làm bộ và càng tra tấn ông ta hơn nữa. Chồng bà Lưu bị giam trong hơn 40 ngày, trong khi bà Lưu bị giam trong hơn 90 ngày.

Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia

Trần Hướng Quân và Lưu Lợi lại bắt cô Lưu Quế Hoa và chở cô ta đến một trung tâm giam giữ. Lý do của họ là kết cấu với học viên bị bắt khác vào cuối tháng 12 năm 2000. Trần Hướng Quân và Lưu Lợi dùng một tờ tuyên bố từ một bản thẩm vấn một học viên khác làm bằng cớ và bắt cô Lưu gửi đi Trại Lao động Cưỡng bức Vạn Gia.

Họ bị buộc ngồi mỗi ngày trên những chiếc ghế nhỏ và bị cấm ngủ. Các lính canh trói hai tay cô ra sau lưng và treo cô lên trên một cột trụ trong 48 giờ đồng hồ. Cô bị cấm dùng nhà vệ sinh và phải tiêu tiểu trên mình. Các lính canh sau đó cởi quần cô ra và lấy đó bịt miệng cô. Họ dùng băng keo dán miệng cô. Cô Lưu tuyệt thực trong 30 ngày để phản đối. Các lính canh ép ăn và đánh đập cô. Cô bị vết thương đầy mình. Vào mùa hè, cô bị buộc đứng dưới trời nắng chang; vào mùa đông cô bị buộc đứng trên đất với chân không.

Một lần nọ, các lính canh đánh một học viên lớn tuổi mà từ chối bị ép ăn. Cô Lưu la lớn lên, “Đừng có đánh bà ta nữa!” Khi các lính canh thờ ơ và vẫn còn chần chừ, cô chạy đến và đỡ bà học viên lớn tuổi lên và chạy đi. Các lính canh sau đó hiểu ra điều gì và họ chạy đuổi bắt. Giám đốc bệnh viện nhà tù đấm vào mặt cô, khiến cho mũi và miệng của cô bị chảy máu. Sau đó đá và đánh cô cho đến khi cô bị bất tỉnh. Cô không tỉnh lại trong ba ngày. Cô được thả ra vào cuối 2001, sau một năm bị tra tấn trong trại lao động cưỡng bức Vạn Gia.

Lại bị bắt vào tù

Cô Lưu, mẹ cô, và chị dâu cô lại bị bắt ngày 12 tháng 4 năm 2002. Cô bị kết án bốn năm tù ngày 7 tháng 11 năm 2002. Đưa ra bản án cho Nhà tù nữ Cáp Nhĩ Tân là các viên chức từ Toà án Cục Mẫu Đơn Giang. Cô bị đánh đập tàn nhẫn ngay sau khi đến nơi này vì nói, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo.” Tiếp theo sự ngược đãi trong Đội huấn luyện tập trung, cô bị giam trong Khu số 5.

Cô Lưu từ chối báo cáo tên và mặc đồng phục nhà tù. Các lính canh sau đó xúi dục các tù nhân khác đánh đập cô, sốc điện cô bằng cùi điện, và phơi cô trong lạnh trong bảy ngày. Để ngưng sự ngược đãi tàn bạo, cô Lưu yêu cầu nói chuyện với giám đốc nhà tù để phơi bày các hành động của các lính canh. Lời yêu cầu của cô bị từ chối. Sau này khi các lính canh lại đánh cô, cô đánh để giựt cái cùi điện từ họ và liệng nó đi. Một nhóm lính canh chạy đến và cố đánh cô đến chết. Đội phó Khu số 5 Đào Thục Bình nói, “Hãy ngưng đánh. Cô ta sẽ hữu dụng sau này.” Sau đó bà ta nói với cô Lưu, “Không phải cô muốn có cuộc nói chuyện với giám đốc sao? Họ sẽ mang cô đến đó.” Thật ra là cô bị gửi đi phòng giam biệt lập. Họ nói, “Cô muốn nói chuyện với giám đốc? Cô có thể nói chuyện nơi này.” Các lính canh lột hết áo quần cô và mặc vào cô đồng phục nhà tù ngoài ý muốn của cô. Cô Lưu bị còng tay vào một ống sắt và bị cấm dùng nhà vệ sinh. Bữa ăn mỗi ngày của cô chỉ có một to nhỏ bột ăn. Nếu cô từ chối ăn, họ sẽ ép ăn. Cô được thả ra khỏi nơi này sau 20 ngày.

Đội phó Đào Thục Bình sau đó trói cô Lưu vào một cái giường từ 5:00 giờ sáng đến nữa đêm. Đồ ăn mỗi ngày của cô chỉ có hai ổ bánh mì. Khi cô được thả ra khỏi chiếc giường sau 20 ngày, cô vô cùng ốm yếu.

Vào đầu năm âm lịch, anh của cô Lưu đến thăm bà. Dù ĐàoThục Bình để cho họ gặp mặt nhau, sau đó ĐàoThục Bình và một lính canh tên Lý muốn nói chuyện với cô Lưu. Cô từ chối đi vào phòng nói chuyện với họ vì cô không coi mình là một tội phạm và từ chối báo cáo lại tên như một tội phạm. Đào và Lý chờ trong phòng trong một thời gian lâu. Khi họ thấy rằng cô Lưu vẫn từ chối báo cáo, họ mở cửa ra và đánh cô tàn nhẫn trên hành lang. Mặt cô đầy vết bầm, và hai mắt cô sưng vù.

Có rất nhiều vụ ngược đãi nặng nề trong nhà tù này. Cô Lưu được thả ra vào giữa tháng 5 năm 2006.

Anh và em gái lại bị bắt

Sau khi Lưu Khải Lương và Lưu Quế Hoa được thả ra từ nhà tù, họ sống bằng nghề bán câu đối (hai câu đối có vần mang một ý nghĩa sâu sắc, một hình thức thư pháp cổ truyền Trung Quốc, để được dán trên tường vào đầu năm). Trong khi làm nghề này, họ cũng nói với dân chúng về sự bức hại và vi phạm mà họ đã kinh qua.

Anh Lưu bị tố cáo ngày 24 tháng 1 năm 2008. Trần Chí Hữu, chú của Trần Trung Vận, đội trưởng của Đội 24 của Nông trại 8511, là người mà đi tố cáo anh. Trần Chí Hữu sau đó gọi Trần Trung Vận từ sở cảnh sát để tố cáo anh Lưu.

Trần Hướng Quân, trưởng Phòng 610 tại Nông trại 8511, cùng với Vương Kiếm Huy, Lý Binh, và lái xe Vương, xông vào nhà anh Lưu chiều tối ngày 25 tháng 1 năm 2008. Họ còng tay anh Lưu và đẩy anh ra ngoài cửa và đánh anh.

Khi cô Lưu Quế Hoa đang bán câu đối và nói với người ta về Pháp Luân Công tại Thị xã Long Đầu ngày 25 tháng 1 năm 2008, có người đi tố cáo cô ta. Sở phó Sở cảnh sát thị xã Long Đầu Quách Liên Hải đã bắt cô ta.

Sau đó, Lưu Khải Lương và Lưu Quế Hoa và hai học viên khác bị giữ tại Trung tâm giam giữ của Cục Mẫu Đơn Giang nằm tại thị xã Liên Châu Sơn, Thành phố Mật Sơn.

Cảnh sát địa phương bày đặt ra một chuyện về họ. Các viên chức Toà án Cục Mẫu Đơn Giang xử bốn học viên này ba lần giữa tháng Tư và tháng 8 năm 2008. Vụ xử án kết thúc trong sai sót vì thiếu chứng cớ. Một phiên toà kín được tổ chức ngày 12 tháng 5 năm 2008. Các viên chức kết án anh Lưu Khải Lương và cô Lưu Quế Hoa bốn năm tù và hai học viên khác ba năm tù. Bốn học viên này kháng cáo. Tòa án Trung Cấp của Tổng cục Tỉnh Hắc Long Giang giữ nguyên bản án ngày 16 tháng 7 năm 2008, dù không có quyền xét xử một cách hợp pháp.

Trong khi cô Lưu Quế Hoa bị giữ trong trung tâm giam giữ, cô bị bệnh và bị gữi đi Bệnh viện Cục Mẫu Đơn Giang. Cô được chẩn đoán có nước trong phổi. Bác sĩ nghĩ rằng điều này là có nguy cơ đến tính mạng và thuyết phục gia đình cô xin được bảo lãnh trị bệnh. Gia đình cô đi đến Cục an ninh nội địa để yêu cầu điều đó. Cảnh sát gạt cô Lưu Quế Hoa ký một tờ giấy được phóng thích từ bệnh viện, trong khi họ liên lạc ngầm với nhà tù để gửi bốn học viên này đến Nhà tù Mẫu Đơn Giang và Nhà tù nữ Cáp Nhĩ Tân.

Họ từ chối nhận cô Lưu tại Nhà tù nữ Cáp Nhĩ Tân ngày 11 tháng 8 năm 2008, khi các viên chức nơi đây phát hiện ra các vấn đề nghiêm trọng của sức khoẻ cô. Giám đốc Trung tâm giam giữ Cục Mẫu Đơn Giang Vương Bình thấy rằng không ai muốn nhận cô Lưu, vì vậy cô ta phải gữi cô đến Bệnh viện nhà tù Cáp Nhĩ Tân. Sự chuẩn đoán: tình trạng của cô không bị nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, các viên chức Nhà tù nữ Cáp Nhĩ Tân phải nhận cô. Nhưng không bao lâu sau, gia đình nhận được giấy báo nói rằng “bệnh nguy cấp”. Bà Lưu ói mữa ngay khi ăn vào và bị chẩn đoán ra bệnh đau tim và phổi không hoạt động. Nhà tù cố bắt gia đình cô phải trả các chi phí bệnh viện, nhưng gia đình từ chối. Gia đình đòi thả cô ta ra ngay để trị bệnh. Nhân viên nhà tù phải đồng ý.

Do vì nhiều năm bị tra tấn tàn bạo, cô Lưu Quế Hoa chịu đựng nội tạng không hoạt động được tốt. Thêm vào điều kiện sinh sống nghèo, cô vẫn còn chưa bình phục. Cô vô cùng ốm yếu, không thể làm việc, và bị đau nơi phổi.

Những người liên quan:
Trần Hướng Quân: 86-467-5085857 (Nhà), 86-13199425068 (Di động)
Triệu Chu: 86-467-5185986
Tân Liên Quân, Cục trưởng Cục cảnh sát Mẫu Đơn Giang: 86-467-5061818 (Nhà), 86-467-5062508 (Văn Phòng)
Lưu Lợi, Giám đốc Cục an ninh nội địa: 86-467-5060395 (Văn phòng), 86-467-5062319 (Văn phòng), 86-15946676499 (Di động)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/12/216157.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/30/114240.html
Đăng ngày: 30-03-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share