Tên: Trâu Hồng Anh (邹红英)

Giới tính: Nữ

Tuổi: 34

Địa chỉ: Đại học Giao thông Tây Nam ở Núi Nga Mi, tỉnh Tứ Xuyên.

Nghề nghiệp: Giáo sư

Ngày bị bắt gần nhất: 28 tháng 7 năm 2008

Nơi bị bắt gần nhất: Nhà tù nữ ở Thành Đô, Tỉnh Tứ Xuyên (四川省成都女子监狱)

Thành phố: Thành Đô

Tỉnh: Tứ Xuyên

Hình thức bức hại: Giam giữ, nhà bị lục soát, bị tống tiền, đánh đập

[MINH HUỆ 12/12/2009] (Theo phóng viên Minh Huệ ở Tứ Xuyên ) Một tuần trước khi đoàn rước đuốc Thế Vận Hội 2008 đi qua Núi Nga Mi, cảnh sát ở khu vực núi Nga My đã bắt giữ bất hợp pháp cô Trâu Hồng Anh, một giáo sư ở đại học giao thông Tây Nam. Họ đã lục soát nhà cô rồi sau đó đã đưa cô tới nhà tù nữ Tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 12 tháng 2 năm 2009.

Cô Trâu Hồng Anh sinh năm 1975. Cô sống tại khu Đại học Giao thông Tây Nam ở Núi Nga My, tỉnh Tứ Xuyên. Cô bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 3 năm 1999, sau bốn tháng tất cả bệnh của cô, bao gồm bệnh gù lưng và đau dạ dày cũng như chảy máu nướu răng đã phát triển như là một biến chứng sau nhiều lần bị sẩy thai, đều đã biến mất và cô đã trở thành một người mạnh khỏe. Tại nơi làm việc, cô là một người làm việc không mệt mỏi và được khen ngợi bởi các sinh viên và giám thị. Thông qua việc tu luyện, cô đã bỏ đi nhiều chấp trước của mình và trở thành một người chu đáo với người khác, không nghĩ đến lợi ích riêng của bản thân. Cô cũng không còn hứng thú đi tranh giành với những người khác.

Lùi bước trước áp lực nặng nề, cô Trâu Hồng Anh đã công khai từ bỏ tập Pháp Luân Công sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhưng cô vẫn tiếp tục tập luyện ở nhà. Sau đó, vì nhận thức rằng một người không thể bước đi trên hai con đường, nên cô đã bước ra giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công và cuộc bức hại sau khi nhiều học viên đã bị bắt, giam cầm trong các trại lao động và bị tuyên án tù, cũng như việc ĐCSTQ tăng cường đàn áp Pháp Luân Công.

Ngày 28 tháng 9 năm 2002, cô Trâu Hồng Anh bị giam tại nhà tù Núi Nga My vì cô đã công khai tuyên bố mình là học viên Pháp Luân Công. Vào ngày 21 tháng 10, cô bị chuyển đi và giam tại khách sạn của trường đại học. Cô đã tuyệt thực để phản đối việc giam giữ vào ngày 23 tháng 10 và đã được thả sau ba ngày, sau một cuộc họp của ban giám hiệu nhà trường. Cảnh sát Núi Nga My đã tiếp tục bắt giữ cô vào ngày 28 tháng 10 và phạt cô tội gây rối trật tự công cộng bằng việc tuyệt thực. Ngày 13 tháng 11, cô được trả tự do nhưng dưới sự giám sát của trường đại học cho đến khi kết thúc Đại hội lần thứ 16 của ĐCSTQ.

Do không chịu được sự căng thẳng liên tục, người cha già yếu của cô đã qua đời vào mùa xuân năm 2003.

Tháng 7 năm 2005, nhân viên Phòng 610 ở thành phố Núi Nga My bắt giữ cô Trâu và chuyển cô tới thành phố Nhạc San để tẩy não và chuyển hóa. Cô được thả vào ngày 30 tháng 8. Chồng cô đã rơi vào tình trạng vô cùng tuyệt vọng và yêu cầu li dị. Con gái của họ mới chỉ 2 tuổi.

Ngày 28 tháng 7 năm 2008, một tuần trước khi sự kiện rước đuốc Thế Vận Hội đi qua Núi Nga My, cô Trâu đã bị bắt và nhà cô bị lục soát. Cảnh sát ở khu vực núi Núi Nga My đã đưa cô tới nhà tù Núi Nga My. Cảnh sát đã tịch thu máy tính xách tay, máy tính để bàn, mực in, máy in laser, ổ cứng 40GB, ổ đĩa usb, các sách Pháp Luân Đại Pháp, các tấm hình của Sư Phụ, tài liệu giảng rõ sự thật và các đĩa CD.

Những người liên quan đến cuộc bức hại:

Cục an ninh công cộng ở thành phố Núi Nga My:

Vạn Tài Cần, Mã Uyên, Hà Lâm, Cao Phong, Đoạn Học Minh,và La Kiến Hoa.

Nhân viên Phòng 610: Tống Xuân, Giang Đức Luân, Quách Yến, và Phùng Vĩnh Hưng.

Nhân viên ở phòng tòa án Núi Nga My: Đồng Dược Bân, Tằng Kiệt, Dịch Quân, Hứa Lâm, Lý Xuân.

Kiểm sát viên Núi Nga My: Lý Thục Minh, Kim Xuyên Tài.

Trâu Hồng Anh đã được đưa đến nhà tù nữ Thành Đô ở tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 12 tháng 2 năm 2009. Ngày 7 tháng 3, có hai tù nhân đã bắt cô dừng ngồi thiền và gọi cai ngục. Cô vẫn tiếp tục tập các bài công Pháp, cai ngục đã chỉ đạo các tù nhân kéo tay cô ra sau và ấn mặt cô xuống sàn. Khi cô hét lên “ Pháp Luân Đại Pháp Tốt” cai ngục đã nhét miếng giẻ vào miệng cô và kéo cô ra đằng sau. Từ lúc đó cô Trâu vẫn tiếp tục hô to “Đại Pháp Tốt” cai ngục đã nhét miếng giẻ sâu vào trong miệng cô cho đến khi cô ngất xỉu.

Học viên Chúc Nghệ Phương cũng bị tra tấn về thể chất lẫn tinh thần. Cai ngục đã trói cô và đánh cô ở bên trọng một buồng giam kín. Họ nhét miếng giẻ vào miệng cô vì thế không ai có thể nghe được tiếng kêu khóc của cô. Một số học viên đã phát các tờ rơi ghi chi tiết về sự tra tấn đến một số nhân viên trong tù, và cai ngục Triệu Hồng Mai cũng nhận được một bản. Khi bị buộc tội đã bức hại cô Chúc, Triệu nói rằng bà ta đã đưa cô Chúc đến chỗ bác sĩ của nhà tù.

Một tháng sau, cai ngục đã cố gắng đưa cô Chu tới bệnh viện nhà tù vì cô bị nhiễm trùng da. Khi cô từ chối, họ đã ra lệnh cho các tù nhân kéo cô tới phòng bác sĩ. Cô Chu đã hét lên “Đại Pháp Tốt”. Cô nói rằng sự tra tấn cô đang chịu đựng có liên hệ đến việc vạch trần cuộc bức hại trên Internet. Các cai ngục đã giám sát chặt chẽ cô Chu trong những ngày tiếp theo trong khi các tù nhân ép cô uống thuốc.

Nơi bức hại:

Nhà tù nữ Tứ Xuyên Thành Đô trại giam số 6, Đội 2

Thị trấn Hồng An, Thành phố Long Tuyền Thành Đô Tứ Xuyên 610109

Giám thị và giám đốc: Những người phải chịu trách nhiệm cho việc bức hại: Triệu Hồng Mai, và Tống Hà


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/12/214271.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/4/113606.html
Đăng ngày 25-01-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share