Tên: Tôn Lực(孙力)
Tuổi: 40
Địa chỉ: Đường Thiên Đài Nhất, thành phố Thanh Đảo.
Nghề nghiệp: Phi công của hãng hàng không Phương Đông Trung Quốc
Ngày bị bắt gần nhất: 19 tháng 8 năm 2008
Nơi bị bắt gần nhất: Nhà tù Tế Nam(济南监狱)
Thành phố: Tế Nam
Tỉnh: Sơn Đông
Hình thức bức hại: sốcđiện, không được ngủ, lao động cưỡng bức, bị đánh đập, bỏ tù, tra tấn, bị nghỉ việc, thẩm vấn, giam giữ.

[MINH HUỆ 26-12-2009] Vào tháng 5 năm 2009, ông Tôn Lực đã bị kết án bảy năm tù bởi tòa án Nam Khu ở thành phố Quỳnh Đảo. Ngày 25 tháng 6, ông đã bị đưa đến nhà tù Tế Nam.

Ông Tôn bắt đầu tập Pháp Luân Công sau ngày 25 tháng 4 năm 1999. Trong vòng vài tháng, ĐCSTQ đã bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Viên chức của hãng hàng không Phương Đông Trung Quốc đã có một điều khoản không cho phép nhân viên của họ tập Pháp Luân Công, sẽ cho họ nghỉ việc hoặc, đối với phi công, sẽ bị cấm lên máy bay. Ông Tôn vẫn tiếp tục giữ vững niềm tin của mình và đã không đầu hàng trước sức ép này.

Do ông không chịu từ bỏ việc tập luyện Pháp Luân Công, ông đã bị bức hại nhiều lần trong vòng mười năm bởi các viên chức tại nơi ông làm, Cục an ninh quốc gia, Phòng 610, cảnh sát và nhiều người khác. Vợ ông, một tiếp viên hàng không, do không chịu nổi áp lực nên đã phải ly hôn với ông.

Tháng 4 năm 2002, các viên chức tại sở làm của ông, cùng với các viên chức của Phòng 610 địa phương ,đã đưa ông Tôn đến một trại tẩy não, ở số 34 đường Minh Hà. Trong lúc bị giam, ông đã bị ép phải kí nhiều biên bản hứa từ bỏ việc tập Pháp Luân Công. Vào lúc đó, vợ ông đã có mang bảy tháng.

Không lâu sau khi vợ ông sinh con, ông Tôn đã lại bị đưa đến một trại tẩy não. Ông bị ép phải xem nhiều băng hình nói xấu Pháp Luân Công hàng ngày. Các viên chức đã cố gắng ép ông phải viết thư bảo đảm hứa từ bỏ Pháp Luân Công, nói rằng làm như vậy sẽ cho ông được tự do và về đoàn tụ với gia đình, đồng thời trả lại việc cho ông. Ông Tôn đã không đầu hàng và sau đó đã ra khỏi trại tẩy não. Để tránh việc bị bức hại sau này, ông đã đi khỏi nhà và không thể chăm sóc cho vợ ông và con gái hai tháng tuổi.

Trong thời gian đó, các viên chức ở chỗ làm của ông Tôn và Phòng 610 đã ra lệnh cho vợ ông tìm ông. Họ nói với vợ ông rằng ông đã bị nghỉ việc và vợ ông cũng có thể mất việc nếu không tìm được ông. Vì lo cho con gái, mới chỉ được vài tháng tuổi, vợ ông Tôn đã không chịu nổi áp lực và đã phải ra tuyên bố trên một tờ báo địa phương về việc ly hôn với ông Tôn.

Vào mùa xuân năm 2004, ông Tôn đã bị bắt ở thành phố Truy Bác, tỉnh Sơn Đông, sau đó bị bám theo bởi nhiều nhân viên ở Cục an ninh quốc gia trong những chiếc xe tải. Ông bị còng tay, bị trùm mũ đen lên đầu, và bị đưa đến một khách sạn, ở đó ông bị đánh đập. Sau đó, ông bị giam ở một khách sạn ở thành phố Quỳnh Đảo và bị thẩm vấn trong một thời gian dài trong khi không được phép ngủ. Ba tháng sau, ông được tại ngoại nhưng vẫn bị nhân viên của Cục an ninh quốc gia thường xuyên quấy nhiễu.

Vào lúc 5 giờ chiều một ngày tháng 8 năm 2006, ông Tôn đã bị theo dõi bởi các cảnh sát của đội hình sự Thị Nam và bị bắt. Sau khi chạy thoát, một lần nữa ông lại phải rời nhà để tránh bị bức hại. Nhiều nhân viên ở đội hình sự thành phố Quỳnh Đảo và Cục an ninh quốc gia kể từ đó đã dùng nhiều nguồn lực để bắt giữ ông

Bắt đầu từ ngày 25 tháng 1 năm 2008, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cảnh sát tỉnh Sơn Đông, Phòng cảnh sát thành phố Quỳnh Đảo đã cùng với cảnh sát thành phố và đội cảnh sát hình sự Bắc Hình đã tiến hành bắt giữ trên diện rộng các học viên, những người tham gia vào việc sản xuất tài liệu liên quan đến việc đàn áp Pháp Luân Công. Đã có sáu địa điểm lớn in tài liệu Pháp Luân Công bị hư hại, và có hơn mười học viên đã bị bắt, thiệt hại về tài chính lên đến 1 triệu nhân dân tệ. Có bốn xe ôtô và một xe máy bị tịch thu. Tất cả học viên bị bắt giữ đều bị tra tấn dã man, và nhiều người đã bị thương. Nhiều nhân viên từ Phòng 610 thành phố Quỳnh Đảo và cảnh sát đã báo cáo vụ việc với cái tên là “Vụ bắt-13 người” lên Bộ cảnh sát như là một chiến công lớn. Cảnh sát của đội cảnh sát hình sự Bắc Hình đã được Bộ cảnh sát thưởng hàng trăm nghìn nhân dân tệ. Điều đó cho thấy rằng, cũng giống như năm 2006 khi vài điểm in tài liệu ở ngoại ô thành phố Quỳnh Đảo bị hư hại, cảnh sát tỉnh Sơn Đông cũng coi đó là một vụ án lớn

Nhiều nhân viên ở Phòng 610 thành phố Quỳnh Đảo và cảnh sát đều cho rằng ông Tôn là một nhân tố chính trong vụ án lớn này, và Phòng 610 đã thành lập một đội đặc nhiệm để bắt giữ ông bằng bất cứ giá nào. Họ lập ra những ủy ban dân cư và cảnh sát điều tra để theo dõi. Đặc biệt, trong Kỳ Thế Vận Hội, nhiều nơi cho thuê đã được ghi lại và khám xét, ảnh của ông Tôn đã được sao chép và phân phát. Đội cảnh sát hình sự, Cục an ninh quốc gia, và nhiều cảnh sát mặc thường phục đã cử nhiều người đến nhiều địa điểm, nơi họ hàng và bạn bè của ông Tôn sống. Vào lúc 6 giờ chiều ngày 19 tháng 8 năm 2009, khi ông Tôn rời một tòa nhà nơi bạn ông sống, trên một chiếc xe máy, một cảnh sát mặc thường phục đã hỏi nhiều người đi bộ rằng đó có phải ông Tôn không. Ngay lập tức, có đến 40 người xuất hiện và ấn ông xuống đất, còng tay ông lại và đưa ông đến đồn cảnh sát Hương Cảng Trung Lộ trong một chiếc xe tải của cảnh sát.

Bà Lữ Diễm Như cũng bị bắt tại cùng thời điểm đó, và nhà bà cũng bị lục soát sau đó. Những đồ vật bị lấy đi bao gồm một chiếc xe máy, một máy tính xách tay, một đầu ghi đĩa DVD, nhiều đĩa DVD và một máy MP3, nhiều sách Đại Pháp, nhiều điện thoại di động, 180 thẻ gọi điện thoại, và tiền mặt.

Trong đồn cảnh sát, nhiều cảnh sát đã lăng mạ bà Lữ. Vào tối hôm đó, họ đã tra tấn ông Tôn bằng cách đánh đập, đá, và sốc điện ông. Nhiều cảnh sát đã đá mạnh vào phần dưới của cơ thể ông bằng giầy da của họ. Trong suốt đêm đó, có nhiều tiếng la hét của cảnh sát cùng với nhiều tiếng kêu đau đớn của ông Tôn. Cảnh sát cố ép ông phải thừa nhận việc ông tham gia in và vận chuyển Cửu Bình, mua và lắp đặt các chảo vệ tinh để xem Đài truyền hình Tân Đường Nhân.

Mặt của ông Tôn đã bị biến dạng vì tra tấn. Tháng 5 năm 2009, ông đã bị kết án bảy năm tù bởi tòa án Thị Nam. Ngày 25 tháng 6, ông bị đưa đến Nhà tù Tế Nam. Bà Lữ đã bị giam tại nhà tù Đại Sơn trong một tháng và sau đó bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Vương Thôn ở thành phố Truy Bác trong 13 tháng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/26/215091.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/14/113891.html
Đăng ngày 23-1-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share