Bài viết của một phóng viên ở tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 04 – 01 – 2010] Vào khoảng 10 giờ sáng ngày 29 tháng 12 năm 2009, Kháng Vĩnh Lợi, Chủ nhiệm hợp tác xã Thạch Đạo nhận được một cú điện thoại từ Bộ phận An ninh của Cục công an thành phố Lai Nguyên, chỉ thị ông ta phải thông báo cho ông Tả Trạch Văn ngay lập tức đến sở cảnh sát để nhận lại chiếc xe đạp ba bánh của gia đình ông.

Khi ông Tả, một học viên Pháp Luân Đại Pháp, và vợ ông đến sở cảnh sát, chiếc xe đạp ba bánh của họ không ở đó. Sau đó ông Tả đến Bộ phận an ninh để hỏi thêm thông tin và được trả lời là chiếc xe đạp ba bánh ở tại đồn cảnh sát Thành Quan.

Cảnh sát Trương Phương tìm một chiếc xe cảnh sát, bảo ông Tả lên xe tới đồn cảnh sát để nhận chiếc xe ba bánh. Nhưng khi ông Tả bước vào xe, Trương Phương lập tức lái xe đưa ông thẳng tới trại lao động cưỡng bức Cao Dương.

Vợ ông Tả đợi ông ở nhà đến 8 giờ tối nhưng không thấy ông trở về. Bà đến nhà của Chủ nhiệm thôn Kháng Vĩnh Lợi để hỏi thông tin. Ông Kháng gọi điện đến Bộ phận An ninh và được trả lời rằng ông Tả bị giam giữ tại một trại lao động cưỡng bức.

Ngày hôm sau, vợ ông Tả và Chủ nhiệm thôn đến Bộ phận An ninh để yêu cầu thả tự do cho ông Tả. Khi Chủ nhiệm thôn hỏi cảnh sát Bộ phận An ninh gia đình, Ngụy Kim Khôi, rằng tại sao cảnh sát lại nói dối ông ta và dùng ông ta để lừa gạt người khác, và hỏi về việc làm sao để ông có thể giải thích với tất cả dân làng, Ngụy nói, “Đây không phải là ‘lừa dối’, mà là ‘chiến lược’. Ông không làm gì sai cả, ông chỉ là người đưa tin. Ông nên cùng đứng về phía Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”. Sau đó Ngụy chỉ ngón tay về phía vợ ông Tả và nói : “Sau này đừng có mà quấy rầy Kháng Vĩnh Lợi”.

Thông tin thêm

Vào ngày 9 tháng 12 năm 2009, Đồn trưởng đồn cảnh sát Thủy Bảo Trấn ở thành phố Lai Nguyên, tỉnh Hà Bắc, Dương Bằng Cách cùng với một vài cảnh sát khác đã bắt giữ ông Tả và giam ông tại một trung tâm giam giữ, tịch thu chiếc xe ba bánh của ông.

Buổi chiều cùng ngày, vợ ông Tả cùng thân nhân đến Bộ phận An ninh để yêu cầu thả tự do cho chồng mình. Người đứng đầu bộ phận Ngụy Kim Khôi đã tát một thành viên của gia đình ông Tả! Một nữ cảnh sát khác đã chiếm 120 nhân dân tệ của một thành viên khác trong gia đình ông. Vào buổi sáng ngày 10 tháng 12, gia đình ông Tả và người cháu trai một lần nữa đến Bộ phận An ninh để yêu cầu thả ông Tả. Một cảnh sát đã tát cháu trai của ông Tả ba cái.

Vào buổi sáng ngày 14 tháng 12, vợ ông Tả đến Bộ phận An ninh lần nữa. Khoảng chừng 7 giờ tối, ông Tả đã được thả tự do và cho về nhà. Về sau ông Tả tiết lộ rằng trong suốt thời gian giam giữ bác sĩ nhà tù đã bức thực ông hai lần với lượng lớn muối và các chất không rõ tên. Ngực của ông Tả đã bị đau dữ dội, đến nỗi ông không thể ho.

Buổi sáng ngày 21 tháng 12, ông Tả và vợ ông đến Bộ phận An ninh để đòi lại chiếc xe ba bánh đã bị tịch thu của họ. Trương Phương nói với họ rằng Ngụy Kim Khôi không ở đây và anh ta không thể tự ý quyết định. Vào buối sáng ngày hôm sau, hai người lại đến. Khi Ngụy Kim Khôi thấy họ ông ta chửi rủa thậm tệ. Ngụy tát vào mặt vợ ông Tả ba cái, sau đó lấy ra một chiếc dùi cui điện từ dưới bàn và đánh bà. Hành động bất lương đã để lại vết cắt dài một inch trên mặt bà. Ông Tả cố gắng ngăn Ngụy nhưng đã bị tát hai cái. Ông Tả nhắc nhở Ngụy rằng vô cớ đánh người là bất hợp pháp. Sau đó Ngụy nói: “Đây là cách thức cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Ngày 23 tháng 12, hai người đến Ủy ban chính trị và luật pháp để tìm kiếm công lý. Ủy ban đã gửi vụ kiện của họ tới Cơ quan cảnh sát. Vào ngày 24 tháng 12, người lãnh đạo Cơ quan cảnh sát, Lý Phúc Kỳ, nói với hai người: “Chúng tôi phải chứng tỏ là đã cứng rắn chống lại Pháp Luân Công”. Ông Tả hỏi khi nào ông sẽ lấy lại được chiếc xe ba bánh. Lý nói một cách nham hiểm : “Ông chỉ cần chờ và quan sát, tình huống này sẽ được giải quyết rất nhanh thôi”.

Như vậy tình hình diễn ra như trước đó nêu rõ: vào khoảng 10 giờ sáng ngày 29 tháng 12, ông Tả đã bị bắt cóc và đưa đến trại lao động cưỡng bức Cao Dương.

Người chịu trách nhiệm:

Ngụy Kim Khôi, trưởng Bộ phận An ninh gia đình của Sở cảnh sát thành phố Lai Nguyên:

Điện thoại: 86-13383022388, 86-13831295000, 86-312-7323520

Cảnh sát Trương Phương, điện thoại: 86-13931222539


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/4/215661.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/11/113814.html
Đăng ngày: 21 – 01 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share