Theo một phóng viên từ Thượng Hải

[MINH HUỆ 31-12-2009] Ông Thi Quần, một học viên Pháp Luân Công sống tại quận Phổ Đông Tân thành phố Thượng Hải, bị cảnh sát lừa gạt đi vào sở cảnh sát vào mùng 2 tết nguyên đán năm 2005. Từ đó, hơn 5 năm, ông bị mất tích. Cha mẹ ông, cả hai đã trên 70 tuổi, đợi chờ tin tức của ông mỗi ngày ở nhà.

Ông Thi, người có một bằng cử nhân, sống tại phòng 603, tòa nhà 216, số 220 đường Đức Châu, quận Phổ Đông Tân, Thượng Hải. Ông là một cựu nhân viên kỹ thuật của Khu thiết bị Xưởng thép thứ 3 Thượng Hải. Ông làm việc như một đội trưởng của Khu thiết bị trong 1 năm. Ông được công nhận là một người tốt cũng như một kỹ thuật viên giỏi trong xưởng. Ông luôn theo nguyên lý của Đại Pháp là Chân-Thiện-Nhẫn. Ông luôn trả lại các quà cáp và tiền bạc mà những người khác gửi ông tại nơi làm việc.

Ông Lục Kiến Minh, cũng là một học viên Pháp Luân Công, sống tại quận Sùng Minh. Ông làm việc tại Khu điện thoại di động của Xưởng thép thứ 3 Thượng Hải. Ông bằng tuổi với ông Thi và làm việc cùng xưởng. Họ thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Mùa thu năm 2004, ông Lục sao chép các tài liệu giảng rõ sự thật tại xưởng và đem về quê để giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công. Con trai ông cũng đem vài tài liệu đến trường để phân phát. Sau đó, giáo viên của cậu phát hiện ra ai đã phát tài liệu và tố cáo với cảnh sát. Cảnh sát từ quận Sùng Minh đã bắt ông Lục tại xưởng.

Các nhân viên của Sở cảnh sát xưởng thép Thượng Hải, ủy ban cư trú số 220 đường Đức Châu, và nhân viên cảnh sát Mai đã đến nhà ông Thi Quần 4 lần và yêu cầu ông nói chuyện về việc tập Pháp Luân Công của ông. Mùng 2 tết năm mới 2005 của Trung Quốc, nhân viên cảnh sát Mai từ Sở cảnh sát xưởng thép Thượng Hải đã lừa ông Thi đến sở cảnh sát để nói chuyện. Ông Thi không bao giờ trở về nhà. Ông thường mang theo điện thoại di động bên mình đến bất cứ nơi nào, nhưng lần này ông đã không mang theo.

Ông Thi không có một cơ hội để nói chuyện với cha mẹ ông hay các đồng tu khác bất cứ điều gì. Từ khi ông không về nhà, cha mẹ ông đã đến sở cảnh sát để tìm ông. Các nhân viên tại sở nói rằng họ không biết Thi Quần ở đâu. Trong lúc đó, cảnh sát thường xuyên đến nhà ông với một cố gắng lấy thông tin về các học viên Đại Pháp khác.

Một lần, cảnh sát và nhân viên từ ủy ban cư trú đến nhà ông có vẻ là lấy thông tin về nơi ông đang ở. Khi cảnh sát Mai mở một tập giấy để ghi lại cuộc nói chuyện, mẹ của Thi Quần đã thấy một tấm ảnh của con trai bà trong tập giấy của Mai. Trong tấm ảnh con trai bà đang mặc bộ quần áo mà ông mang trên người khi rời khỏi nhà. Bà nói với người nhân viên, “Đó là quần áo con trai tôi mặc khi rời khỏi nhà. Các người lấy tấm hình này ở đâu? Tự chúng tôi không bao giờ có tấm hình này.” Các nhân viên lập tức đóng tập giấy lại và rời đi với các nhân viên từ ủy ban cư trú. Mẹ của Thi Quần nhận ra con trai bà đã bị bắt bởi Sở cảnh sát xưởng thép Thượng Hải.

Một lần khác cảnh sát mang một tấm ảnh của một người đàn ông đã chết và hỏi cha của Thi Quần có phải là con trai ông ấy không. Ông nói không phải. Cảnh sát yêu cầu ông ký vào một biên bản nói rằng không phải là Thi Quần. Cha ông đã ký. Nói tóm lại, nếu không phải là Thi Quần, sẽ không cần cha ông ký tên.

Tại sao cảnh sát yêu cầu cha ông ký?

Thi Quần và vợ đã li dị khi con trai họ được 7 tuổi. Cậu bé giờ đã 17 tuổi và ông bà cậu hơn 70 tuổi. Cậu đang trong năm đầu tiên của trung học và dựa vào lương hưu của ông bà để tiếp tục việc học của cậu. Cuộc sống của họ rất khó khăn. Mẹ Thi Quần bị bệnh vì bà nhớ con trai rất nhiều.

Sở cảnh sát xưởng thép Thượng Hải bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Nhiều học viên bị gửi đến các trại lao động cưỡng bức và các trung tâm tẩy não bởi Sở cảnh sát xưởng thép Thượng Hải. Một vài học viên đã bị bức hại đến chết.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/31/215308.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/10/113791.html
Đăng ngày: 13-01-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share