Tên: Vu Lập Ba
Giới tính: Nữ
Tuổi: 36
Địa chỉ: Chưa rõ
Nghề nghiệp: Chưa rõ
Ngày bị bắt gần đây nhất: 26 tháng 6 năm 2001
Nơi bị giam gần đây nhất: Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang thành phố Cáp Nhĩ Tân
Thành phố: Cáp Nhĩ Tân
Tỉnh: Hắc Long Giang
Hình thức bức hại: Giam giữ, tống tiền, bỏ tù, kết án bất hợp pháp, đánh đập, sốc điện, bức thực, thẩm vấn

[MINH HUỆ 20-12-2009] (Theo một phóng viên ở tỉnh Hắc Long Giang) Sau khi chịu 8 năm tù giam bất hợp pháp, cuối cùng cô Vu Lập Ba đã trở về nhà vào ngày 26 tháng 6 năm 2009. Con trai cô hiện nay 10 tuổi, và mặc dù biết rằng cô Vu là mẹ mình, rất khó khăn để cậu ta có thể nhận ra cô.

Trong 8 năm qua, vì kiên định vào niềm tin của mình, cô Vu Lập Ba đã chịu sự bức hại tàn khốc bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Gia đình cô chỉ có thể thăm cô mỗi tháng 1 lần. Khi gia đình cô lên kế hoạch đưa cô ra khỏi nhà tù, họ bị yêu cầu phải xin giấy giới thiệu từ Phòng 610 và tòa án địa phương. Gia đình cô có kế hoạch gửi thêm nhiều người để đón cô, nhưng Phòng 610 đã gửi 3 người đi với họ, dẫn đến chỉ cho cha cô Vu và con trai đi vì xe hơi chỉ có thể chứa 5 người. Ngoài ra, gia đình cô Vu phải trả tất cả chi phí đi lại, tổng cộng 260 nhân dân tệ.

Chồng cô Vu Lập Ba, Đổng Bằng, bị kết án phi pháp 9 năm tù giam. Anh ta vẫn bị giam và bị bức hại tại Nhà tù Hô Lan. Một người nhà nói rằng anh ta đã bị liệt giường. Dù cho anh đã khôi phục tốt hơn, nhưng tóc của anh đã chuyển sang màu xám mặc dù anh mới hơn 30 tuổi. Cha chồng cô Vu, người cung cấp nguồn thu nhập chính cho gia đình, đã mất vào tháng 5 năm 2009.

Bị quấy nhiễu và giám sát liên tục

Vì sự giam cầm và bức hại trong thời gian dài tại Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang, cô Vu Lập Ba đã bị nhiều chứng bệnh, bao gồm viêm thận và bị dính ruột, và cần một khoảng không yên lặng để phục hồi. Tuy nhiên, đồn cảnh sát và ủy ban khu phố đã nhiều lần gửi người đến quấy nhiễu cô.

Ngày 27 tháng 6 năm 2009, Bàng Quốc Nghĩa, khi đó đứng đầu Phòng 610 (hiện nay là đồn trưởng khu an ninh chính trị của đồn cảnh sát), Dương Đại Lễ (bây giờ đang trong khu an ninh chính trị), Mã Xuân Sinh (bây giờ đang trong khu an ninh chính trị), cùng với 9 người từ ủy ban khu phố đã xông vào nhà mẹ chồng cô Vu và bắt đầu giám sát bà. Một trong số họ nói rằng nếu cô Vu không từ bỏ việc tập Pháp Luân Công, họ sẽ không để cho cô trở về nhà.

Sau khoảng 2 tuần, 3 người, gồm có Phạm Hiểu Quang (đồn phó đồn cảnh sát), đã đi quấy nhiễu cô Vu. Hơn nữa, các nhân viên từ ủy ban khu phố lại đi quấy nhiễu cô. Họ nói rằng họ muốn giúp đỡ nếu có bất kỳ sự giúp đỡ nào là cần thiết, nhưng khi cô Vu yêu cầu được bảo đảm quyền sống tối thiểu, bí thư của Ủy ban đường Thiết Đông nói rằng trước tiên cô phải viết một thư bảo đảm hứa không còn tập Pháp Luân Công nữa. Cô Vu đã kiên định từ chối làm như vậy.

Trong 8 năm qua, con trai cô Vu Lập Ba đã sống một cuộc sống khó khăn với ông bà của cậu. Khi cô Vu trở về, các viên chức đã liên tục đến quấy nhiễu cô, điều này đã mang đến thêm sự khó khăn cho cậu. Ngày 15 tháng 7 năm 2009, cô Vu Lập Ba vừa đến nhà mẹ cô ở huyện Tập Hiền, khi đó các viên chức từ Sở cảnh sát Thái Bình đã đến quấy nhiễu cô sau khi họ nhận được thông báo từ Đồn cảnh sát thành phố Triệu Đông.

Bị bắt khi vô gia cư

Cô Vu Lập Ba sinh năm 1973, và cô bắt đầu tập Pháp Luân Công năm 1996 khi cô là một sinh viên. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng năm 1997, cô được thuê bởi Nhà máy dược phẩm Hoa Tinh cũ ở thành phố Triệu Đông.

Năm 1999, khi ĐCSTQ dẫn đầu là Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, cô Vu đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện trong khi cô có thai 5 tháng. Tề Thế Phúc và các nhân viên khác từ Sở cảnh sát Hồ Bắc ở thành phố Triệu Đông và Đồn cảnh sát thành phố Triệu Đông đã bắt cô, mang cô trở về, và gửi cô đến Trung tâm giam giữ thành phố Triệu Đông gần 2 tháng. Cha mẹ cô và cha mẹ chồng đã đến yêu cầu phóng thích cô. Sau khi các nhân viên tống tiền họ 1,000 nhân dân tệ, cô Vu đã được thả. Sau đó, các nhân viên từ Đồn cảnh sát thành phố Triệu Đông, chính quyền địa phương, sở cảnh sát địa phương, và ủy ban khu phố thường xuyên đi quấy nhiễu cô. Họ nói rằng họ có thể bắt cô vào bất cứ lúc nào.

Quanh năm mới 2001, sau khi Chu Dận được chọn làm thị trưởng (hiện tại là chủ tịch ủy ban thứ 7 của Ủy ban tư vấn chính trị thành phố Triệu Đông), các nhân viên trong thành phố Triệu Đông đã bắt đầu bắt các học viên trên diện rộng. Họ cũng thành lập chính sách liên can đến người nhà của các học viên. Giữa tháng 3 năm 2001, cô Vu Lập Ba đã đến nhà mẹ cô. Tề Thế Phúc đã gọi một cuộc điện thoại cho cô và lấy thông tin về thời gian cô sẽ ra đi. Sau đó, Tề Thế Phúc và Đổng Cương đã đến huyện Tập Hiền. Sau đó, đồn cảnh sát loan báo rằng họ sẽ bắt cô bất cứ lúc nào, thậm chí khi cô vẫn đang chăm sóc con của cô, điều này làm cho cô phải rời khỏi nhà.

Buổi tối ngày 26 tháng 6 năm 2001, cô Vu và cô Dương Minh từ thành phố Đại Khánh đã đi phân phát tài liệu giảng rõ sự thật đến các tòa nhà cư dân địa phương. Các nhân viên từ Sở cảnh sát Phấn Đầu đã đánh đập họ tàn bạo và sau đó bắt họ.

Cuộc bức hại tàn ác

Tại Sở cảnh sát Phấn Đầu, các nhân viên đã còng tay cô vào ghế hổ và đánh đập cô tàn bạo. Vài nhân viên dùng tay của họ và một số dùng các chai đông đầy nước đá cứng để đánh vào đầu cô. Những người khác dùng dùi cui điện để sốc điện cô. Mặt cô Vu Lập Ba bị biến dạng vì tra tấn. Một cảnh sát dùng một dùi cui điện có điện áp cao để sốc cô, và một người khác ấn một cái cây sắt vào mắt cá chân cô trong nhiều giờ, làm cho hai chân cô sưng lên. Dù 6 tháng đã qua, vẫn còn 2 vết sẹo trên hai mắt cá của cô.

Cảnh sát tiếp tục cuộc đánh đập tàn bạo của họ trong 2 ngày trong một nỗ lực để lấy thông tin về các tài liệu Pháp Luân Công đến từ đâu, nhưng cô Vu Lập Ba không bao giờ nó với họ.

Thời gian này, Đài truyền hình thành phố Triệu Đông cũng tham gia vào cuộc bức hại. Các nhân viên từ đài truyền hình tổ chức một chương trình mà Lí Hưng Phú, sở trưởng Sở cảnh sát Phú Nhất, đã làm để dối gạt cư dân địa phương. Trong lúc đó, cảnh sát đã thẩm vấn cô Dương Minh, bắt cô Lưu Hỉ Tường (từ thành phố Thất Thai Hà), và tịch thu hai máy in của cô.

Trong 2 tuần đầu tiên ở trung tâm giam giữ, cô Vu Lập ba đã chịu hơn 10 tiếng thẩm vấn mỗi ngày. Cô bị đánh đập tàn bạo và bị xỉ vả mỗi ngày. Nhâm Kiến Thăng (hiện nay đang làm việc tại Trung tâm giam giữ Tứ Nam), Lưu Duy Trung (hiện nay đang làm việc tại Trung tâm giam giữ Tứ Nam), và Triệu Nhân Vũ (khu an ninh chính trị) một lần đã mang cô Vu đến khu an ninh chính trị để thẩm vấn cô. Họ đánh đập cô tàn bạo. Ngoài ra, cô bị mang đi diễu hành dọc các con đường với các tử tù.

Để chống lại cuộc bức hại, cô Vu Lập Ba đã bắt đầu một cuộc tuyệt thực. Hơn 10 ngày sau, các nhân viên ra lệnh các tù nhân dùng vũ lực mở miệng cô ra và bức thực cô. Một lần, cô ói ra mật xanh. Nó nguy hiểm hơn việc bức thực thông qua miệng hơn là thông qua mũi, và Lưu Hiểu Linh từ trấn Ngũ Trạm đã chết sau khi bị bức thực qua miệng. Dương Cảnh Anh, đứng đầu trung tâm giam giữ, chịu trách nhiệm trong việc này.

Tám năm tù giam bất hợp pháp

Lý Hưng Phú, một trong những thủ phạm chính, đã được thăng chức lên đồn phó Đồn cảnh sát thành phố Triệu Đông. Đồn cảnh sát đã lập ra một nhóm điều tra đặc biệt, gồm có Nhâm Kiến Thăng và Lưu Duy Trung. Họ làm giả bằng chứng và xử cô Vu Lập Ba 8 năm tù giam. Ngày 9 tháng 12 năm 2001, cô Vu bị gửi đến Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang ở thành phố Cáp Nhĩ Tân. Năm 2004, cô bị giữ tại bệnh viện nữ. Năm 2006, cô bị chuyển đến khu 11, được gọi là “khu tấn công cứng” vì sự bức hại ở đó là tàn bạo nhất. Ngay khi cô Vu bị gửi đến đó, các tù nhân đã kiểm tra quần áo cô để tìm tài liệu Pháp Luân Công. Họ bắt cô cởi quần áo ra, chỉ để lại đồ lót. Các cai ngục nữ thậm chí còn tìm kiếm bên trong đồ lót của cô.

Các xà lim mà các học viên ở bị hạn chế thời gian cho việc giặt quần áo hay tắm rửa chỉ trong 15 phút. Trong mùa hè nóng nhất, các học viên không thể hoàn tất việc giặt quần áo của họ trong một thời gian ngắn như thế, và họ phải đi ra trước khi xà bông trôi đi hết. Những nhân viên ở đó giám sát các học viên liên tục, thậm chí khi họ dùng nhà vệ sinh. Nếu các nhân viên thất bại trong việc ngăn chặn các học viên tập luyện Pháp Luân Công, họ sẽ chuyển các học viên đến các khu nhà tù khác.

Ngày 21 tháng 8 năm 2007, cha chồng cô Vu Lập Ba và con trai cô đến thăm cô. Tuy nhiên, con trai cô không nhận ra cô bởi vì sự bức hại, cô đã bị tiều tụy. Vào thời điểm đó, ruột già của cô Vu Lập Ba đã bị hủy hoại đến mức chúng dính lại với nhau, và cô bị gửi đến bệnh viện từ nhà tù. Ba ngày sau, khi cha chồng cô Vu và mẹ cô đến để yêu cầu việc chữa trị y tế cho cô, các nhân viên đã nói dối với gia đình và nói rằng cô đã phục hồi.


Bản tiếng Hán https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/20/214717.html
Bản tiếng Anh https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/31/113489.html
Đăng ngày: 11-01-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share