Tên: Thịnh Ngạn Cần
Giới tính: Nam
Tuổi: khoảng 40
Địa chỉ: Nông trường “8.1” ở thành phố An Đạt, tỉnh Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Chưa rõ
Ngày bị bắt gần đây nhất: 16 tháng 12 năm 2009
Nơi bị giam gần đây nhất: Trung tâm giam giữ thành phố An Đạt
Thành phố: An Đạt
Tỉnh: Hắc Long Giang
Hình thức bức hại: Giam giữ, đánh đập, lao động cưỡng bức, lục soát nhà, tống tiền, tra tấn, bị treo lên, sống dưới sự giám sát.

[MINH HUỆ 25-12-2009] (Theo một phóng viên ở tỉnh Hắc Long Giang) Học viên Pháp Luân Công anh Thịnh Ngạn Cần từ thành phố An Đạt, tỉnh Hắc Long Giang. Từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, anh đã bị quấy nhiễu và bị bức hại vô số lần. Ngày 16 tháng 12 năm 2009, anh Thịnh đến xã Thanh Khẳng Phao để phân phát tài liệu giảng rõ sự thật. Anh đã bị bắt bất hợp pháp, bị đánh đập và bị giữ tại Trung tâm giam giữ thành phố An Đạt, bỏ lại cha già 80 tuổi ở nhà một mình không ai chăm sóc. Cha anh đã đi khắp nơi để hỏi thăm con trai ông, tuy nhiên trung tâm giam giữ từ chối cho ông thăm anh. Nhiều ngày chạy quanh với nỗi lo âu cao độ gần như khiến cha anh bị suy sụp tinh thần, và ông không thể ngủ.

Năm 2001, anh Thịnh Ngạn Cần và anh trai là Thịnh Duyên Quân đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Họ đã giải thích cho một nhân viên rằng họ đã được lợi ích về thể chất và tinh thần từ việc tập luyện Pháp Luân Công. Kết quả là, cả hai bị kết án một năm lao động cưỡng bức và bị giữ trong Trung tâm giam giữ thành phố An Đạt. Đồng thời, giám đốc Ủy ban tư pháp và chính trị thị xã là Phó Quý Xuân (hiện đã về hưu), sở trưởng Sở cảnh sát thị xã là Trịnh Vạn Kim (hiện làm việc ở nơi khác) đã đến nhà của Thịnh và lục soát mà không có một giấy phép, trong một nỗ lực tìm kiếm “bằng chứng” để bức hại họ thêm nữa. Phó Quý Xuân đòi 10,000 nhân dân tệ từ gia đình. Người cha già đã khóc, “Tôi không có tiền.” Họ trả lời, “Nếu ông không có tiền, chúng tôi sẽ lấy con bò của ông.” Họ dẫn con bò đi mà không có một giấy tờ nào. Trước đó, các viên chức thối nát đó đã tống tiền gia đình 1,000 nhân dân tệ, mà không có đưa ra một biên nhận nào.

Sau khi hai anh em trải qua một năm trong trung tâm giam giữ và trở về nhà, cảnh sát từ thành phố và thị xã vẫn quấy nhiễu họ tại nhà. Họ phải sống dưới sự giám sát mà đã quấy rầy nghiêm trọng cuộc sống của họ, dẫn đến sự căng thẳng và sợ hãi rất lớn cho các thành viên trong gia đình.

Năm 2004, khi đang giải thích sự thật về Pháp Luân Công, anh Thịnh Ngạn Cần đã bị buộc tội sai trái và bị kết án ba năm tù trong một trại lao động. Anh bị giữ trong Trại lao động thành phố Sở Tao. Để buộc anh từ bỏ đức tin, các cai ngục trong trại lao động đã tra tấn anh. Anh bị đánh đập, bị đưa lên ghế hổ, bị treo lên bằng tay,và cũng bị hành hạ tàn khốc. Dưới sự áp lực tàn bạo, vợ anh không thể chịu đựng được và đã ly dị anh.

Sau khi được thả ra ba năm sau đó, cảnh sát tiếp tục quấy nhiễu anh tại nhà. Cảnh sát Thạch Vĩ từ sở cảnh sát địa phương đã đến nhà anh nhiều lần.

Để kiếm sống, anh Thịnh Ngạn Cần phải làm việc xa quê. Tuy nhiên, cảnh sát địa phương vẫn quấy nhiễu gia đình anh và gắng sức ngăn anh kiếm kế sinh nhai. Ngày 26 tháng 9 năm 2006, giám đốc ủy ban tư pháp chính trị hiện tại là Vu Liên Phán, phó giám đốc Đan Ngọc dẫn nhiều cảnh sát đến nhà anh và yêu cầu được biết nơi anh Thịnh Ngạn Cần ở. Cha anh nói với họ rằng anh đã đến Song Áp San làm việc. Họ bảo người cha rằng ông phải mang con trai về. Vì người cha đã 80 tuổi, ông yêu cầu họ đi với ông, nhưng họ bảo ông tự đi. Người cha già phải tự đi và đưa con trai về nhà. Lý do đằng sau việc này rất lố bịch: Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập.

Ngày 15 tháng 12 năm 2009, cảnh sát Thạch Vĩ và cảnh sát khác đến nhà Thịnh và hỏi người cha, “Con trai ông đâu?” Ông trả lời, “Anh ta ra ngoài rồi.” Hai cảnh sát bắt đầu lục soát nhà mà không có giấy phép. Họ tìm thấy các sách Pháp Luân Công và một điện thoại di động mới. Họ lấy sách và điện thoại. Người cha nói với họ điện thoại di động là của ông. Thạch Vĩ nói, “Vì điện thoại di động gần cuốn sách chúng tôi phải tịch thu nó.” Họ rời nhà mà không có bất kỳ giấy chứng nhận nào cho các vật lấy đi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/25/215050.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/4/113616.html
Đăng ngày: 11-01-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share