Bài của Đường Ân

[MINH HUỆ 26-09-2009] Có thông tin rằng (có thể xem tại: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/1/111213.html ) hai học viên Pháp Luân Công, bà Lý Tu Phân, và bà Cao Quế Trăn, những người đã bị giam bất hợp pháp tại Nhà tù Duy Phường trong tháng 8 năm 2009, đã phải chịu sự tra tấn gọi là “Thập tự giá” và “Giường chết”. Thông thường, nếu một người bị tra tấn bằng cách đó chỉ trong một ngày, thì người đó không thể chịu đựng nổi, nhưng cảnh sát đã trói bà Lý và bà Cao vào đó 36 tiếng trong một lần.

2009-9-20-weifangcross_small.jpg

Hình minh họa của thủ đoạn tra tấn “Thập tự giá”

“Thập tự giá”

Nhà tù Duy Phường sử dụng những phương thức tra tấn dã man như “Thập tự giá” để cố ép buộc các học viên phải từ bỏ niềm tin và viết ba lá thư cam kết: không được tập Pháp Luân Công, từ bỏ Pháp Luân Công, và phê phán Pháp Luân Công. Theo một báo cáo từ Trung Quốc trên trang Minh Huệ vào ngày 18 tháng 12 năm 2008, cảnh sát tại Nhà tù Duy Phường đã trói cô Khổng Thiến Liên (30 tuổi) vào một cây “Thập tự giá” được làm bằng thép và các ống sắt được dùng để kéo dài ra và để trói người bằng dây da. Hai chân cô bị trói cùng với nhau, và toàn bộ cơ thể của cô bị đặt lên trên hai thanh thép có đường kính 1.5 cm. Có một lỗ hổng có chiều rộng 10 cm giữa hai thanh thép. Chỉ có một bộ phận có thể di chuyển được trên cơ thể đó là đầu của cô. Những đau đớn mà cô phải chịu đựng ở lưng, hai chân và toàn bộ cơ thể thật khó diễn tả.

Khi cô được tháo dây trói khỏi “Thập tự giá”, cô đã không thể đi lại được và đã bị ngã xuống. Trong nhiều ngày và đêm sau đó, cô vẫn không thể đi lại được, không chỉ riêng hai chân của cô. Cứ ba ngày một lần, cô được tiếp nước. Khi cô được tiếp nước hoặc bị “bức thực”, họ vẫn trói cô vào “Thập tự giá” Chỉ trong ba tháng, cô Khổng chỉ còn da bọc xương.

2009-11-13-2090441.gif

Khi học viên bị tra tấn bằng “Thập tự giá”, họ bị đặt nằm xuống và kéo căng ra theo tư thế chim đại bàng ở trên giường hoặc trên bàn gỗ. Họ không được phép ăn, dùng nhà vệ sinh hoặc di chuyển bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Học viên Nhiệm Quân từ thành phố Truy Bác đã bị trói theo tư thế đó trong 18 ngày.

“Giường chết”

“Giường chết” thường được dùng để tra tấn các học viên Pháp Luân Công, những người thực hiện tuyệt thực hoặc không tuân theo các yêu cầu của nhà tù. Các cai ngục ép nạn nhân nằm lên một cái giường đặc biệt và còng tay và chân của nạn nhân vào bốn chân của chiếc giường, theo tư thế đại bàng, khiến nạn nhân không thể di chuyển được. Có một cái lỗ ở trên giường, ở phía dưới đặt một cái chậu dùng để cho nạn nhân đi vệ sinh. Cảnh sát cũng “bức thực” dã man các học viên thông qua lỗ mũi của họ, và nhiều học viên đã qua đời vì bị tra tấn dã man như thế.

Tháng 5 năm 2005, các học viên là ông Trương Ái Tuyền, bà Vương Minh Vân, ông Vu Đức Thắng từ tỉnh Sơn Đông đã bị thẩm vấn và bị tra tấn bởi một đội đặc biệt chuyên phụ trách việc bức hại Pháp Luân Công. Cả ba học viên mỗi người đều đã bị trói vào “Giường chết” trong hơn một tháng.

Ngày 19 tháng 9 năm 2006, học viên Tôn Trường Bình đến từ huyện Phủ Tùng, Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm đã bị bắt giữ bất hợp pháp bởi Trường Thang Bình, đồn phó ở Đồn cảnh sát Lộ Thủy Hà. Ông Tôn đã bị đánh dã man và sau đó bị đưa đến Nhà tù Phủ Tùng trong 30 ngày. Ông đã bị trói vào “Giường chết”, làm cho cho hai miếng xương ở cột sống của ông bị lồi ra, khiến cho ông vô cùng khó khăn trong việc đi lại.

2009-11-13-2090442.jpg

Ông Tôn Trường Bình từ tỉnh Cát Lâm đi lại khó khăn là do bị tra tấn theo cách trên. Hai miếng xương ở cột sống đã bị lồi ra sau khi ông bị trói vào“Giường Chết”

Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, có ít nhất 3.300 học viên được xác minh là đã chết do bị bức hại ở trại lao động hoặc ở trong tù. Tất cả họ đều bị tra tấn dã man theo những cách khác nhau. Từ những vết thương mà bà Lý Tu Phân, bà Cao Quế Trăn, cô Khổng Thiến Liên và ông Tôn Trường Bình phải chịu đựng khi họ bị tra tấn bằng “Thập tự giá” và “Giường chết”, điều đó chứng tỏ rằng cảnh sát đã cố ý dùng phương pháp tra tấn dã man để gây đau đớn cho nạn nhân, trong việc phá hủy niềm tin của họ. Đây không phải là những trường hợp cách ly hoặc độc lập, nhưng là một ví dụ minh họa cho sự bức hại mà hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng ở Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/26/209044.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/14/112363.html
Đăng ngày 17-11-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share