Tên: Tôn Thục Hương(孙淑香)

Giới tính: Nữ
Tuổi: 52
Địa chỉ: Thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày bị bắt gần nhất: 21 tháng 9 năm 2009

Nơi bị bắt gần nhất: Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử (黑嘴子劳教所)
Thành phố: Trường Xuân
Tỉnh: Cát Lâm
Hình thức bức hại: Bị chích điện, không được ngủ, lao động cưỡng bức, bị tẩy não, bị kết án bất hợp pháp, bị đánh đập, tra tấn, ép-ăn, nhà bị lục soát, thẩm vấn, giam giữ.

[MINH HUỆ 2-11-2009] (Theo thông tin từ thành phố Trường Xuân) Bà Vương Ngọc Hoàn, người được phỏng vấn bởi một luật sư nổi tiếng, Cao Trí Thịnh, đã bị tra tấn đến chết vào năm 2007 (xem thông tin tại: https://en.minghui.org/html/articles/2007/10/15/90516.html ). Một học viên Pháp Luân Đại Pháp khác cũng được luật sư Cao phỏng vấn, là bà Tôn Thục Hương, đã lại bị kết án hai năm lao động cưỡng bức. Bà Tôn đã bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm vào ngày 26 tháng 10 năm 2009. Bà hiện đang trong tình trạng nguy kịch.

Trước đây bà Tôn rất gầy, có nước da màu vàng và bị nhiều bệnh. Sau vài ngày bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào ngày 29 tháng 8 năm 1997, bà đã không cần dùng đến thuốc nữa và chấm dứt việc dùng chúng. Bốn mươi ngày sau, sức khỏe của bà đã tốt hơn. Trong mười năm xảy ra cuộc đàn áp Pháp Luân Công, bà đã kiên nhẫn giảng rõ sự thật cho nhiều người. Bà đã bị bắt, bị giam, bị kết án lao động cưỡng bức, và bị tra tấn ít nhất 12 lần. Chồng bà đã bị nhiều áp lực, khiếp sợ và buộc phải ly dị bà. Mẹ bà đã chết vì bị suy nhược.

Trong bức thư mở của luật sư Cao vào ngày 12 tháng 12 năm 2005, ông đã nêu lại trường hợp của bà Tôn, 48 tuổi, đã bị bắt và bị giam 9 lần trong sáu năm bị bức hại. Chỉ có một số việc được kể lại chi tiết ở bên dưới.

Vào đầu tháng 7 năm 2002, bà Tôn đã đến nhà bố của bà. Có vài cảnh sát mặc thường phục đã xông vào nhà và bắt giữ bà. Họ đã trùm đầu bà và đưa bà đến một căn hầm tối vào ngày hôm sau. Có tám đến chín cảnh sát. Họ mang bà đến chỗ “ghế hổ”, dùng dây thừng trói chặt vùng ngực và bụng của bà, rồi dùng một thanh sắt dầy xuyên qua hai tay của chiếc ghế. Một cảnh sát nói, “ Nếu bà nói với chúng tôi tất cả, bà chỉ cần ngồi đây trong một tiếng. Nếu không, chúng tôi sẽ cho bà thử nhiều loại hình tra tấn.”

Một cảnh sát khác đã tát và hỏi bà về thông tin của những học viên mà bà biết. Bà Tôn đã từ chối nói bất cứ điều gì với cảnh sát. Cảnh sát sau đó đã dùng dùi cui điện để chích điện vào giữa các xương sườn của bà. Rồi sau đó ông ta đã hỏi bà có nhớ bất kỳ số điện thoại nào của các học viên không. Bà từ chối trả lời. Sau đó ông ta lại chích điện vào một bên người bà, từ các đầu ngón tay đến vai và lên đến đầu, rồi sau đó đi sang bên kia và lại làm như thế. Ông ta làm từ từ cả ở phía trước lẫn phía sau hai lần, rồi cảnh sát đã thay một dùi cui điện khác có điện áp lớn hơn và bắt đầu chích vào các ngón chân rồi lên trên cơ thể bà hai lần.

Nhận thấy rằng bà vẫn không chịu đưa ra thông tin về những học viên mà bà biết, cảnh sát đã dùng dùi cui điện nhắm vào mắt bà. Bà cảm thấy như hai mắt của bà đã bị rơi ra, và bà đã rất khó khăn mới nhìn thấy được. Họ bắt đầu chích điện vào các xương sườn, ngực trong khi tiếp tục hỏi thông tin từ bà. Cảnh sát đã để dùi cui vào miệng bà và chích điện, khiến mồm bà bị rộp lên. Có nhiều vết bỏng xung quanh miệng bà và có một vết sẹo ở bên trong. Họ vẫn tiếp tục đốt miệng bà. Bà Tôn đã gần như nguy kịch

Vào đầu năm 2003, bà Tôn đang sống ở nhà của một học viên, bà Hình Quế Linh Vào một đêm tối muộn, hai cửa ra vào nhà bà đã bị đập mở ra. Cảnh sát có vũ trang đã xông vào và bắt họ, rồi đưa họ đến Phòng cảnh sát Lục Viên. Họ lại giữ bà Tôn trên “ghế hổ” và đánh dã man bà Hình ngã xuống sàn, rồi đá bà ngồi dậy, đánh bà ngã xuống rồi lại tiếp tục đá bà ngồi dậy. Họ cố buộc bà phải đưa ra những thông tin về các học viên khác. Nhận ra rằng bà Hình không phản bội các học viên, cảnh sát đã quật bà bằng một chiếc thắt lưng da cho đến khi bà gần chết. Rồi họ bắt đầu tra tấn bà Tôn trên “ ghế hổ” Hai người phụ nữ bị tra tấn trong ba ngày trước khi bị đưa đến Nhà tù số ba thành phố Trường Xuân.

Vào ngày 4 tháng 8 năm 2003, khi bà Tôn đang dán các tấm áp phích  giảng rõ sự thật ở gần một trường đại học, bà đã bị bắt bởi một cảnh sát tuần tra, và bị đưa đến Phòng cảnh sát quận Nam Quan. Ở đó, cảnh sát đã tát vào mặt rồi đập đầu bà vào tường. Bà đã bị trói vào “ghế hổ” và gần như bị ngạt thở bởi một cái túi nilon. Chân của bà bị đặt vào trong một cái vòng sắt có một cái que điều chỉnh kích cỡ. Các cai ngục đã điều chỉnh cái que để vặn chặt chiếc vòng. Bà Tôn đã bị bất tỉnh vì bị chấn thương mạnh và bị chảy máu mắt cá chân. Bà sau đó bị giam tại Nhà tù số ba. Bà đã tuyệt thực không dùng nước để phản đối việc bức hại. Chỉ khi bà trong tình trạng nguy kịch thì cảnh sát mới cho phép gia đình đưa bà về.

Tháng 3 năm 2005, bà Tôn đang đọc một cuốn sách Đại Pháp ở trên tàu từ thành phố Trường Xuân đến thành phố Quảng Châu. Nhân viên bảo vệ tàu đã bắt và đưa bà đến Phòng cảnh sát đường tàu Trường Xuân, nơi sau đó đã báo cáo bà với Phòng cảnh sát thành phố Trường Xuân. Hai cảnh sát từ Phòng cảnh sát thành phố Trường Xuân đã đến và nói rằng: “Ồ, lại là bà. Chúng tôi không thể xử lý bà. Các ông đang làm việc với một người có nhiều kinh nghiệm” Cảnh sát ở phòng cảnh sát đường tàu đã thẩm vấn bà trong một ngày nhưng không thu được gì. Chỉ có một từ được viết xuống trong tờ thẩm vấn, đó là “ Tên: Pháp Luân Công.” Không có chữ kí hay dấu tay nào. Bà sau đó đã bị giam tại phòng giam đường tàu. Bà đã tuyệt thực để phản đối bức hại. Ngày hôm sau bà đã nôn ra nhiều máu. Do lo sợ phải chịu trách nhiệm nếu bà chết, cảnh sát đã thả bà.

Ngày 3 tháng 11 năm 2006, bà Tôn đến thăm một học viên và đã bị bắt bởi nhiều cảnh sát mặc thường phục từ Phòng cảnh sát quận Phát Triển. Bà đã bị đưa đến Nhà tù số ba. Chín ngày sau, bà đã bị kết án sáu tháng lao động cưỡng bức. Trong thời gian đó, bà có nhiều triệu chứng của nhiều bệnh do bị hành hạ trong thời gian dài. Trại lao động cưỡng bức đã từ chối nhận bà.

Bà Tôn vẫn chưa hoàn toàn bình phục, ngày 17 tháng 1 năm 2007, khi bà đi phát tài liệu giảng rõ sự thật tại Phố Hồng Kỳ, bà đã bị tra tấn dã man tại Đồn cảnh sát Hồng Kỳ. Hai mươi ngày sau, tình trạng sức khỏe của bà trở nên nguy cấp. Bà đã bị kết án sáu tháng lao động cưỡng bức. Do Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử từ chối nhận bà, cảnh sát đã thả bà trước Tết Cổ Truyền Trung Quốc, ngày 18 tháng 2 năm 2007.

Vào sáng sớm ngày 22 tháng 9 năm 2009, bà Tôn đang chăm sóc cháu ngoại tại nhà con gái của bà. Đội an ninh thành phố Trường Xuân và nhân viên Phòng 610 đã bắt giữ bà. Họ đã tra tấn bà đến khi bà nguy kịch. Con gái bà đã nhận được thông báo đến thăm bà tại Nhà tù số ba. Cai ngục nói rằng bà đã được đưa đến Bệnh viện cảnh sát. Con gái bà đã đến bệnh viện nhưng được thông báo rằng họ không rõ chỗ ở của bà Tôn và không thể nói bà Tôn đang ở đâu. Con gái bà Tôn đã đến Phòng 610 nhưng không được vào. Khi cô gọi đến Phòng 610, nhân viên trực nói rằng: “ Mẹ cô có sức khỏe tốt”. Nhưng người đó đã từ chối đưa tên hoặc số điện thoại. Họ nói với cô rằng, “ Mẹ cô là một điều phối viên của Pháp Luân Công. Chúng tôi vẫn cần khai thác thông tin từ bà.”

Từ ngày 22 tháng 9 đến 26 tháng 10, bà Tôn đã bị giam tại Bệnh viện cảnh sát và bị tiêm vào tĩnh mạch. Ngày 26 tháng 10 năm 2009, Phòng 610 thành phố Trường Xuân đã đưa bà đến Khu số ba của Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử để tuyên án bà hai năm lao động cưỡng bức bất chấp tình trạng sức khỏe của bà. Các tù nhân mới thường được cho phép gia đình đến thăm và mang các đồ dùng cá nhân, nhưng vì họ sợ rằng những tội ác của họ sẽ bị phơi bày, nên cai ngục đã từ chối cho con gái bà Tôn đến thăm bà, bất chấp sức khỏe của bà Tôn đã trở nên nguy kịch.

Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử: 86-431-85384312, nhánh 8001

Mã Lệ Đình, nữ, Giám thị Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử:86-431-85384312, nhánh 8002

Khu số một của Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử: 86-431-85384312, nhánh 6106

Diêm Lực Phong, khu số một của Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử: 86-431-87931582

Báo cáo gần đây:” Học viên Pháp Luân Đại Pháp, bà Tôn Thục Hương từ thành phố Trường Xuân đã nhiều lần bị tra tấn đến tình trạng nguy kịch”
(https://en.minghui.org/html/articles/2007/8/30/89081.html ).


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/2/211704.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/11/112242.html
Đăng ngày 12-11-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share