Tên: Cao Ngọc Mẫn(高玉敏)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 40
Địa chỉ: Bắc Giang Duyên, thành phố Phú Cẩm, tỉnh Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Chưa rõ
Ngày bị bắt gần nhất: 15 tháng 12 năm 2008
Nơi bị bắt gần nhất: Trại lao động cưỡng bức Tây Cách Mộc, Giai Mộc Tư
Thành phố: Giai Mộc Tư
Tỉnh: Hắc Long Giang
Hình thức bức hại: Giam giữ, nhà bị lục soát, bị tống tiền, bị “tẩy não” ở trại lao động.
Người bức hại: Bùi Tiểu Đông(裴小东)
[MINH HUỆ 26-10-2009] Ngày 19 tháng 9 năm 2007, bà Cao Ngọc Mẫn đã bị bắt bởi Đội an ninh quốc gia và đã bị buộc phải phá thai. Bà đã bị mất nhiều máu khiến cho bà nguy hiểm đến tính mạng. Gia đình bà đã mất hơn 10.000 nhân dân tệ để cứu bà. Ngày 15 tháng 12 năm 2008, cảnh sát thành phố Phú Cẩm đã xông vào nhà bà Cao,bắt giữ và đưa bà đến Trại lao động cưỡng bức Tây Cách Mộc, Giai Mộc Tư.
Tháng 9 năm 2007, bà Cao đến thăm mẹ ở nhà một người anh của bà. Tầm chiều ngày 19 tháng 9, một nhóm cảnh sát từ Đội an ninh quốc gia ở thành phố Phú Cẩm và ở đồn cảnh sát đã gõ cửa nhà anh trai bà. Họ đã nói dối, nói rằng họ là nhân viên từ khu quản lý nhà và nói rằng hàng xóm ở tầng trên bị rò rỉ nước và cần phải sửa.
Khi bà Cao ra mở cửa, cảnh sát đã xông vào phòng và bắt đầu lấy đi mọi thứ. Họ đã bắt ông Cao Liên Sinh, bà Cao Ngọc Mai và bà Cao Ngọc Mẫn, người đang mang thai ba tháng. Có ba hay bốn cảnh sát đã kéo bà Cao Ngọc Mẫn ra ngoài và đưa bà đến một trại lao động cưỡng bức. CẢnh sát đã lấy đi đầu ghi đĩa DVD của ông Cao Liên Sinh và 2.000 nhân dân tệ.
Bà Cao Ngọc Mẫn đã bị giam trong tù và bị bức hại ở đó trong 28 ngày. Tình trạng sức khỏe của bà đã trở nên xấu đi. Bà không thể nhìn thấy gì và có triệu chứng thiếu sắt nghiêm trọng. Bà bị bất tỉnh và bị đưa đến Bệnh viện đường sắt Phú Cẩm để truyền máu. Các bác sĩ và y tá đã nhanh chóng cứu bà. Họ đã tìm thấy ra một vết thâm tím ở vùng bụng và phát hiện ra xác thai nhi đã chết ở vùng dạ con. Bác sĩ xác nhận rằng khi bà Cao được đưa đến bệnh viện, họ đã không thể tìm thấy mạch, tim của bà đã ngừng đập. Đây là một điều kì diệu vì bà đã sống lại.
Cảnh sát địa phương đã bắt nhiều học viên Pháp Luân Công trong năm này do ngày Quốc Khánh 1 tháng 10 tới gần. Cảnh sát nói rằng họ không thể trả tự do cho bất cứ học viên nào trước Kỳ họp Quốc Hội lần thứ 17 (một cuộc họp chính trị lớn). Tuy nhiên, có tin đồn rằng nếu người ta có quan hệ tốt và sẵn sàng trả tiền hối lộ, họ có thể được thả. Từ khi bà Cao trong tình trạng nguy kịch, Bùi Tiểu Đông từ Đội an ninh quốc gia đã muốn trốn trách nhiệm với tội danh giết một phụ nữ mang thai, nên ông Bùi đã đồng ý thả bà Cao với lý do để chữa bệnh. Bà Cao đã ở trong bệnh viện tám ngày trước khi bà được đưa về nhà.
Vào lúc 9 giờ ngày 15 tháng 12 năm 2008, cảnh sát từ Đồn cảnh sát thành phố Phú Cẩm đã xông vào nhà bà Cao và đưa bà đi. Lúc 11 giờ đêm cùng ngày, họ đã đưa bà đến Trại lao động cưỡng bức Tây Cách Mộc, Giai Mộc Tư.
Cảnh sát đã nói với bà Cao rằng, bà chưa hoàn thành thời hạn lao động cưỡng bức trong năm 2007 và vẫn còn một vài tháng nữa. Lần bắt giữ này được coi như là để bù cho thời gian gia hạn trước đó, do vậy cảnh sát đã không cần phải thẩm vấn bà. Tuy nhiên, sau khi đến trại lao động cưỡng bức, cảnh sát ở trại đã nói với bà Cao rằng Đồn cảnh sát Phú Cẩm đã kết án bà thêm hai năm lao động nữa.
Nạn nhân hiện vẫn đang ở Trại lao động cưỡng bức Giai Mộc Tư và bị bức hại. Chúng tôi hi vọng các tổ chức nhân quyền có thể giúp đỡ và điều tra trường hợp của bà
Đơn vị và những người đã tham gia trực tiếp bức hại bà được liệt kê phía dưới:
Đội an ninh quốc gia Phú Cẩm: Bùi Tiểu Đông, Trầm Tĩnh Nguyên
Đồn cảnh sát thành phố Phú Cẩm, đồn phó Vu Hưng Lục
Viên phụ trách về pháp lý ở Đồn cảnh sát thành phố Phú Cẩm: Hồng Ba
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/26/211100.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/8/112175.html
Đăng ngày 11-11-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản