Tên: Triệu Thu Mai(赵秋梅)

Giới tính: Nữ

Tuổi: 34

Địa chỉ: Chưa rõ

Nghề nghiệp: Quản lý nhà hàng

Ngày bị bắt gần đây nhất: Ngày 27 tháng 3 năm 2006.

Nơi bị bắt gần đây nhất: Trại lao động cưỡng bức nữ Hắc Chủy Tử ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm (吉林省长春市黑嘴子女子劳教所)

Thành phố: Cát Lâm

Tỉnh: Cát Lâm

Hình thức bức hại: Giam giữ, bị đánh đập, bức thực, bị cho uống thuốc, bị thẩm vấn, tra tấn, tống tiền, bị giám sát, tẩy não, nhà bị lục soát

[MINH HUỆ 12-10-2009] Cô Triệu Thu Mai đã bị giam giữ và bị kết án bất hợp pháp đến một trại lao động trong hai lần. Chồng cô, anh Vương Kiến Quốc đã bị bức hại đến chết ở nhà tù thành phố Cát Lâm vào ngày 10 tháng 4 năm 2006. Thi thể của anh vẫn bị giữ ở nhà tang lễ.

Dưới đây là những lời tường thuật lại từ cô Triệu liên quan đến việc bức hại của vợ chồng cô.

Vài tháng sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công xảy ra vào năm 1999, chồng tôi và tôi đang sống ở khu ngoại ô Bắc Kinh. Cảnh sát đã bắt chúng tôi sau khi chúng tôi sống ở đây vài ngày. Chúng tôi bị giam bất hợp pháp tại phòng giải quyết các vấn đề về Cát Lâm ở Bắc Kinh. Một tuần sau, tất cả học viên Pháp Luân Công bị giam ở đó đã bị đưa đến một nhà tù. Sau đó họ bị giam giữ bất hợp pháp tại đó trong 15 ngày. Sau khi bị đưa về Cát Lâm từ Bắc Kinh, chúng tôi bị đưa đến Nhà tù Cát Lâm và bị bức hại bởi cảnh sát.

Vào một buổi chiều muộn ngày 22 tháng 11 năm 2000, Cục an ninh công cộng ở thành phố Cát Lâm ở tỉnh Cát Lâm đã bắt hơn 1,000 học viên Pháp Luân Công, bao gồm bốn người ở gia đình tôi. Cảnh sát ở Đội Thuyền Doanh thuộc Cục an ninh công cộng Cát Lâm và Nhà tù Cáp Đạt Loan đã bắt và bỏ tù chúng tôi ở những phòng khác nhau. Chúng tôi đã bị dẫn đi thẩm vấn.

Chồng tôi đã bị đánh bởi những người chất vấn và họ đã không cho anh ấy mặc quần áo, ngay cả khi trong phòng lúc đó rất lạnh. Anh ấy đã bị còng vào song của trong cả đêm khiến hai tay anh ấy bị phồng rộp. Ngày tiếp theo, cảnh sát đã đưa chồng tôi đến Đội Thuyền Doanh thuộc Cục an ninh công cộng Cát Lâm. Bốn ngày sau, anh lại bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Hoan Hỉ Lĩnh ở thành phố Cát Lâm. Lúc đó, anh đã bị bức hại trong hai năm.

Vào chiều ngày 10 tháng 11 năm 2001, tôi đã đứng ở trước Cầu Kim Thủy ở Quảng trường Thiên An Môn và trưng bày tấm biểu ngữ: “Trả lại thanh danh của Pháp Luân Công” Nhiều cảnh sát mặc thường phục từ Quảng trường Thiên An Môn đã xé tấm biểu ngữ của tôi và kéo tôi vào xe của họ. Ở Đồn cảnh sát Thiên An Môn, họ đã đánh tôi đến khi tôi ngất xỉu và đưa tôi đến phòng giải quyết các vấn đề về Cát Lâm ở Bắc Kinh. Tôi đã bị bất tỉnh ở đó trong một ngày và một đêm.

Sau đó khoảng ba hay bốn ngày, cảnh sát từ Cát Lâm đã đến đưa tôi về Đồn cảnh sát Cáp Đạt Loan ở Khu Xương Ấp ở thành phố Cát Lâm. Tối hôm đó, họ đã ép buộc tôi phải ở trong phòng giam ở đồn cảnh sát. Sau khi ở đó trong hai tuần, tôi bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức ở thành phố Trường Xuân ở tỉnh Cát Lâm. Trước đây tôi đã bị bức hại ở đó trong hai năm.

Ngày 28 tháng 11 năm 2001, khi tôi đến trại lao động, tôi đã bị đánh ngay lập tức bởi toàn bộ cai ngục và hai tù nhân ở Đội số một ở trại, khiến tôi đã không thể đứng lên được. Sau khi đánh tôi, họ nói họ có thể dùng 28 cách khác nhau để tra tấn tôi, và nói rằng: “Nếu cô không nghe lời chúng tôi, chúng tôi sẽ cho cô trải qua mùi vị của 28 kiểu tra tấn khác nhau” Sau đó họ đã yêu cầu các học viên “đã bị chuyển hóa” đưa tôi đi và cố “chuyển hóa“ tôi. Họ đã nói về những học thuyết phi lý của họ trong nhiều ngày, bật những băng tiếng để lừa gạt mọi người, và có nhiều cuộc họp để “chuyển hóa” tôi.

Ngày 5 tháng 3 năm 2002, Đài truyền hình của ĐCSTQ ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã bị phá hủy. Một cuộc điều tra rộng rãi đã được mở ra ở thành phố Trường Xuân. Nhiều người đã bị bắt nếu học là những học viên Pháp Luân Công. Ông Lưu Thành Quân đã bị tra tấn đến chết ở thời gian đó. Nhiều học viên Đại Pháp khác đã bị kết án tù bất hợp pháp từ ba đến mười hai năm. Nhiều người bị kết án lao động cưỡng bức từ một đến ba năm.

Ở trại lao động cưỡng bức, những người phụ trách việc bức hại đưa từng học viên Đại Pháp vào một phòng trống và bật những băng tiếng, suốt ngày đêm, về những người đã được giải thoát khỏi con đường tội lỗi. Họ đã cướp đi giấc ngủ của các học viên. Một vài học viên đã không chịu được sự tra tấn và đã viết “giấy đảm bảo” hứa từ bỏ niềm tin, chống lại ý chí của họ

Nhiều học viên sống ở phòng ngủ tập thể của tôi đã từ chối viết thư đảm bảo. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, tôi là người duy nhất kiên quyết không làm việc đó. Ngay sau đó, tôi đã bị đưa đến Đội số năm của trại lao động.

Vào ngày sinh nhật Sư Phụ, ngày 13 tháng 5, nhiều học viên Pháp Luân Công ở từng đội đã viết một ghi chú, “ Pháp Luân Đại Pháp Tốt”. Nhiều cai ngục đã rất giận dữ và muốn tìm ra ai đã viết ghi chú đó. Họ đã đưa tôi đến phòng của họ. Năm người trong số họ đã đánh tôi bằng cái còng tay, hai dùi cui điện, và ba dây thắt lưng da. Họ đã còng tay tôi ở đằng sau và trói chân tôi bằng những dây thắt lưng. Vương Lệ Mai và Tiếu Ái Thu đã tát tôi bằng tay và bằng thanh tre, chích điện vào những phần nhạy cảm trên cơ thể tôi như cổ, cổ tay và mắt. Vương Lệ Mai đã đá mạnh vào ngực và vai phải của tôi. Họ đã đấm và đá tôi trong năm đến sáu tiếng. Thêm vào đó, họ còn trói tôi và nhốt tôi một mình

Thời hạn tù của tôi đã bị kéo dài thêm 25 ngày bởi vì tôi đã treo một biểu ngữ nói về “ Chân – Thiện – Nhẫn”. Tôi được thả vào ngày 3 tháng 12 năm 2003.

Tháng 8 năm 2005, tôi mở một quán ăn nhanh. Chỉ trong sáu tháng từ lúc tôi bắt đầu mở quán, ngày 2 tháng 3 năm 2006, tôi lại bị bắt và bị đưa đến nhà tù thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, bởi Đàm Tân Cường, Vương Khải Đẳng ở Nhà tù Nam Kinh ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm.

Khi tôi ở nhà tù, bắt đầu tù 8 giờ sáng, hàng ngày, nhà tù phát những điều lệ cho các tù nhân với âm thanh lớn trong hai giờ. Họ cũng phát lại vào buổi chiều, kể cả thứ bảy. Nếu học viên Đại Pháp nào hô lớn, “ Pháp Luân Đại Pháp hảo”, từ chối mặc đồng phục nhà tù, hoặc từ chối việc học thuộc lòng các qui định của nhà tù, chính quyền nhà tù sẽ không cho mọi người được nghỉ và phải đi bộ ở bên ngoài. Họ làm vậy để kích động sự giận dữ và căm ghét giữa các tù nhân để họ lấy lý do bức hại các học viên.

Ngày 20 tháng 3 năm 2006, cảnh sát ở nhà tù đã thẩm vấn tôi một lần nữa. Tôi đã muốn gặp chồng tôi. Dưới sự yêu cầu quyết liệt của tôi, họ đã cho phép tôi gặp anh. Anh đã bị kéo và bị lôi vào phòng thẩm vấn vì anh đã quá yếu nên không đi lại được. Nhìn anh rất gầy, tôi đã hỏi chuyện gì đã xảy ra với anh. Anh nói rằng tình trạng của anh là do anh đã phản đối cảnh sát vì anh vô tội. Anh không vi phạm luật pháp, nhưng anh đã bị bỏ tù bất hợp pháp. Tuy nhiên, cảnh sát vẫn bức thực chồng tôi tàn nhẫn và tiếp tục bức hại bằng đủ mọi cách đến khi anh bị bức hại đến chết vào ngày 1 tháng 4 năm 2006.

Ngày 27 tháng 3 năm 2006, tôi bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm bởi Đàm Tân Cường, Vương Khải Đẳng từ Nhà tù Nam Kinh. Tôi đã bị kết án bất hợp pháp một năm tại trại lao động cưỡng bức.

Ngay khi tôi đến trại lao động, họ đã ngay lập tức đưa tôi đi kiểm tra sức khỏe. Mặc dù họ phát hiện rằng tai của tôi có vấn đề, nhưng họ vẫn nhận tôi vào trại lao động.

Khi tô đến Đội số năm của trại lao động, bệnh tim của tôi xuất hiện một lần mỗi tuần. Cảnh sát đã rất sợ hãi và thỉnh thoảng đưa tôi đến bệnh viện trại để tiêm thuốc. Sau đó họ đã kiệt sức và chuyển tôi sang làm việc ở một phân xưởng. Họ nói rằng tôi không thể bị “chuyển hóa”, nên tốt hơn hết là cho tôi làm việc sớm để tôi có thể kiếm tiền cho đội.

Do đó, tôi đã bị buộc phải làm ở phân xưởng. Hai cộng tác viên đã kéo tôi đến cuộc họp để xem những chương trình TV nói xấu Pháp Luân Công. Ít hơn năm phút sau khi đến, bệnh tim của tôi lại tái phát, nhưng đội trưởng Vương Lệ Mai đã chỉ đạo người giám sát không cho tôi nằm xuống mà bắt tôi phải ngồi thẳng. Vết thương đã rất đau đớn. Tôi hoàn toàn không chịu đựng được.

Tôi đã bị bức hại trong một năm ở trại lao động cưỡng bức. Những người bức hại đã lừa dối tôi về cái chết của chồng tôi. Không ai nói cho tôi biết sự thật, ngay cả khi được trả tự do từ trại lao động. Tôi về nhà vào ngày 1 tháng 3 năm 2009

Bản gốc đăng ngày 11 tháng 10 năm 2009


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/12/210220.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/27/111871.html
Đăng ngày 31-10-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share