[MINH HUỆ 19-10-2009] Ngày 15 tháng 10 năm 2009, tòa án Quận Lâu ở thành phố Nhạc Dương , tỉnh Hồ Nam, bắt đầu “ phiên xét xử” các học viên Pháp Luân Công gồm ông Hứa Căn Nguyên, và ông Hoàng Hữu Quân. Luật sư đã bảo vệ cho sự vô tội của họ trước tòa.

Sáng sớm hôm đó, Đội trưởng Phòng 610 ở thành phố Nhạc Dương, Trương Giai Hồng, đã chỉ đạo bảo vệ và nhân viên Phòng 610 bao quanh tòa án. Tất cả những người đến tòa đều bị ghi lại, họ cũng bị bí mật chụp ảnh. Đến gần 8 giờ sáng, có một hàng dài bảo vệ đứng ở lối đi vào tòa án và ngăn để không cho học viên Pháp Luân Công và những người khác vào để nghe phiên xét xử.

Hơn chục thành viên gia đình ông Hứa muốn tham dự phiên xét xử nhưng chỉ có ba người trong số họ được phép vào tòa.

Trong quá trình xét xử, các luật sư của ông Hứa và ông Hoàng đã bào chữa cho thân chủ của họ vô tội. Khi công tố viên Lý Vệ Tinh buộc tội hai người “ Sử dụng một tổ chức tôn giáo để cản trở việc thi hành luật pháp”, luật sư Trương Truyện Lợi từ Bắc Kinh đã yêu cầu ông Lý đưa ra những văn bản pháp luật cụ thể và chi tiết để xác định việc “Pháp Luân Công là một tôn giáo”. Đã khiến cho vị công tố viên trở nên im lặng, trong khi các quan tòa và cảnh sát an ninh quốc gia nhìn nhau, mà không nói được câu gì.

Luật sư Kim Quang Hồng chỉ ra rằng, “Luật sư tin rằng bị cáo Hứa và những học viên Pháp Luân Công khác là những công dân hợp pháp. Việc họ tập luyện Pháp Luân Công không làm cản trở việc thi hành luật pháp và những quy định hành chính, cũng không làm trở ngại bất cứ quyền lợi cá nhân, cộng đồng hay xã hội nào. Trái lại, các học viên còn thu được sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần từ việc tập luyện Pháp Luân Công, và còn nâng cao các tiêu chuẩn đạo đức của họ. Hơn nữa, đó là đóng góp xác thực cho xã hội khi họ giới thiệu Pháp Luân Công cho những người khác. Trong lúc đó, mọi người đều biết rằng các học viên Pháp Luân Công luôn quan tâm và giúp đỡ những người khác. Do đó, việc làm của các học viên không gây hại cho xã hội. Thực chất là ngược lại: nó mang lại lợi ích cho cộng đồng.”

Cùng lúc đó, luật sư còn biện hộ rằng tôn giáo có thể rửa sạch tâm hồn con người, có thể nâng cao các tiêu chuẩn đạo đức của con người. Những học thuyết tôn giáo khuyến khích con người làm nhiều việc tốt và để tích Đức. Điều đó không chỉ giúp tạo nên những công dân tốt, mà còn là một xã hội tốt, hài hòa và ổn định. Thực tế, các học viên Pháp Luân Công đều là những nhân tố vững chắc cho xã hội của chúng ta. Chính phủ nên khuyến khích nhiều hơn là ngăn cấm niềm tin của họ. Việc làm đó đã chà đạp lên quyền con người khi chính phủ kết án và bỏ tù người dân vì tín ngưỡng của họ.

Cả ông Hứa Căn Nguyên, và ông Hoàng Hữu Quân đều vô tội. Họ đã vạch rõ những tội ác của Tưởng Siêu, Phó Vĩ và những người khác ở Quận Lâu và Quân Sơn, Đội an ninh quốc gia, những người đã tra tấn và bức hại các học viên. Ông Hứa đã cho các quan tòa và bồi thẩm đoàn xem những vết thương mà ông đã chịu đựng, như những vết thương gây ra bởi bỏng thuốc lá, những vết sẹo từ việc bị còng tay và đâm kim vào hai chân, vai, tay và đầu – phần lớn tóc trên đầu ông đã bị dựt đi bởi các cai ngục. Những thành viên ở gia đình ông Hứa đã bày tỏ sự căm phẫn và oán giận, và đã viết đơn kiện Đội an ninh quốc gia chi nhánh Nhạc Dương.

Cuối cùng, các luật sư, học viên và gia đình họ đã yêu cầu tòa công bố phán quyết bên bị cáo vô tội, và phải thả họ ngay lập tức. Quan tòa đã thừa nhận rằng các học viên Pháp Luân Công vô tội, sau đó phiên tòa kết thúc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/19/210687.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/25/111831.html
Đăng ngày: 29- 10 -2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share