Tên: Phùng Chấn (冯震)
Giới tính: Nam
Tuổi: 40
Địa chỉ: Chưa rõ
Nghề nghiệp: Là nhân viên thuộc Công ty dịch vụ lao động trực thuộc Công ty xây dựng tỉnh Hồ Bắc.
Ngày bị bắt gần đây nhất: Ngày 7 tháng 4 năm 2002
Nơi giam giữ mới đây nhất: Nhà tù Phạm Gia Đài (范家台监狱)
Huyện: Sa Dương
Tỉnh: Hồ Bắc
Loại bức hại: Cấm ngủ, lao động cưỡng bức, tẩy não, kết án bất hợp pháp, đánh đập, cầm tù, biệt giam, tra tấn, bức thực, giam giữ, thẩm vấn.
Kẻ bức hại chính: Khâu Hán Hoa (邱汉华), Niên Kim Văn (年金文), Thục Hùng (龚淑雄),Tiếu Thiên Ba (肖天波).
[MINH HUỆ 15-10-2009] ( Phóng viên tại tỉnh Hồ Bắc) Ông Phùng Chấn, sinh năm 1969, là nhân viên thuộc Công ty dịch vụ lao động trực thuộc Công ty xây dựng tỉnh Hồ Bắc. Từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông đã bị bắt tám lần và bị cầm tù trong vòng bảy năm vì ông đã không chịu từ bỏ Pháp Luân Công.
1. Tám lần bị bắt giữ
1) Ngày 20 tháng 7 năm 1999, khoảng 10,000 học viên đã đến Văn phòng chính quyền tỉnh Hồ Bắc để khiếu nại nhân danh Pháp Luân Công. Ngày 21 tháng 7 năm 1999, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt. Họ đã bị bắt và bị đưa về nhà. Ông Phùng đã bị bắt trên xe buýt trong lúc đang trên đường đến nơi thỉnh nguyện. Ông đã bị giam tại một trường học ở ngoại ô và bị buộc phải khai tên, địa chỉ và chỗ làm. Ông được thả vào lúc 5 giờ sáng ngày 22 tháng 7.
2) Ngày 23 tháng 7 năm 1999, khi ông Phùng rời chỗ làm trở về nhà, Khâu Hán Hoa và nhiều cảnh sát khác ở Đội số 1 thuộc Phòng cảnh sát thành phố Vũ Hán đã bắt ông ngay tại cửa vào nhà ông và đã giam ông trong chín ngày. Ông đã bị thẩm vấn trong lúc bị giam giữ.
3) Vào cuối năm 1999, khi ông Phùng và con gái ông đi nghỉ ở Bắc Kinh, Khâu và nhiều cảnh sát khác đã lại bắt và giam ông tại Nhà tù số 2 thành phố Vũ Hán trong vòng 41 ngày. Ông bị buộc phải tham dự những buổi tẩy não. Sau khi được thả, ông bị buộc phải viết báo cáo hàng tháng gửi đến đồn cảnh sát địa phương. Sau đó, hai tờ báo “ Nhân Dân ” và “Thanh niên Trung Quốc” đã đăng thông tin sai lệch cho người đọc rằng ông đã bị “chuyển hóa”.
4) Lúc gần 3 giờ chiều một ngày trong tháng 5 năm 2000, trong lúc ông Phùng đang làm việc, Khâu và nhiều cảnh sát đã bắt ông. Họ đã tịch thu điện thoại di động và máy nhắn tin của ông, thẩm vấn ông đến tận 2 giờ sáng ngày hôm sau trước khi thả ông. Họ cũng đã đến thành phố Kinh Châu để tịch thu máy tính của em trai ông.
5) Ngày 13 tháng 9 năm 2000, cảnh sát từ Đồn cảnh sát hồ Thủy Quả đã lừa ông đến đồn cảnh sát. Nhiều cảnh sát từ Đồn cảnh sát Hồng Vệ ở quận Thanh Sơn, thành phố Vũ Hán đã đưa ông đi. Xe ô tô của ông đã bị lấy đi, ông đã bị còng trong cả đêm trong đồn cảnh sát. Ngày hôm sau, ông bị đưa đến Nhà tù quận Thanh Sơn. Một tháng sau, ông bị đưa đến Trại tẩy não Ngũ Phong ở thị trấn Thanh Sơn. Nhiều ngày sau, ông đã trốn thoát, nhưng ông phải lưu lạc để tránh bị bức hại.
6) Tháng 12 năm 2000, cảnh sát từ Phòng cảnh sát Vũ Hán và cảnh sát địa phương ở thành phố Tương Phiền đã bắt ông Phùng và em trai tại nhà em trai ông. Họ đã lấy điện thoại di động của ông và đưa ông đến một tòa nhà ở Đội số một Phòng cảnh sát thành phố Vũ Hán trong đêm hôm đó. Ông đã bị giam ở đó trong hai mươi ngày. Ngày 10 tháng 1 năm 2001, ông bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Hà Loan ở thành phố Vũ Hán và bị giam ở đó trong hai tháng. Gia đình ông không được phép vào thăm ông.
Tháng 3 năm 2001, ông đã bị bắt công khai và bị đưa đến Nhà tù số 2 thành phố Vũ Hán. Tháng 7 năm 2001, ông bị đưa đến Nhà tù Thanh Lăng ở quận Vũ Xương. Vì lí do sức khỏe, ông đã bị còng tay và được đưa đến Bệnh viện số ba thành phố Vũ Hán. Ông được chẩn đoán mắc bệnh sỏi thận. Ngày 7 tháng 8, ông được thả vì lí do sức khỏe.
7) Lúc 11 giờ 50 phút đêm ngày 7 tháng 4 năm 2002, ông Phùng đã bị bắt trong lúc lái xe taxi. Sau đó ông bị đưa đến Nhà tù số 2 thành phố Vũ Hán. Ông đã bị bức thực tàn nhẫn trong khi đang tuyệt thực. Đã có nhiều học viên bị tra tấn đến chết do bị bức thực ở nhà tù. Trong thời gian đó, ông đã bị thẩm vấn hàng ngày. Chính quyền ở nhà tù đã lan truyền nhiều tin đồn giữa các học viên bị giam ở đó rằng ông Phùng đã bị “chuyển hóa” để cố gắng lừa dối các học viên khác. Nhiều tháng sau, ông Phùng đã bị đưa đến Nhà tù Thanh Lăng.
Tháng 12 năm 2002, Tòa án quận Vũ Xương đã kết án ông bảy năm tù. Ông Phùng đã kháng án lên Tòa Phúc thẩm thành phố Vũ Hán nhưng vẫn bị giữ nguyên bản án. Ông Phùng sau đó bị đưa đến Nhà tù Cầm Đoạn Khẩu và sau đó là Nhà tù Phạm Gia Đài ở tỉnh Hồ Bắc.
8 ) Ngày 28 tháng 10 năm 2008, thời hạn tù của ông Phùng đã kết thúc. Ông đã nhận thông báo trả tự do ngày hôm trước. Gia đình ông đã đến đứng trước cổng nhà tù vào lúc 5 giờ sáng vào ngày ông được thả. Tuy nhiên, quản lý nhà tù đã từ chối thả ông và nói với gia đình rằng ông đã rời đi. Sau khi gia đình ông về, các nhân viên thuộc Phòng 610 đã sắp xếp đưa ông đến Trại tẩy não Dương Viên ở quận Vũ Xương. Ông đã bị tẩy não trong một tháng.
2. Bị bức hại tại Nhà tù Cầm Đoạn Khẩu
Ông Phùng đã bị giam tại nhà tù Cầm Đoạn Khẩu từ ngày 18 tháng 4 năm 2003 đến ngày 6 tháng 2 năm 2007.
1) Tại Đội nhập tù
Tất cả học viên đều được phân vào ‘Đội nhập tù’ sau khi họ được đưa đến đây. Họ bị buộc phải học thuộc lòng những quy tắc của nhà tù, lao động chân tay, mặc đồng phục nhà tù và huấn luyện theo cách quản lý quân đội. Các học viên phải làm việc hàng ngày từ 5 giờ sáng và không được phép ngủ cho đến khi hoàn thành xong chỉ tiêu được giao. Họ cũng bị buộc phải xem những chương trình nói xấu Pháp Luân Công ở trên TV và nói lại những suy nghĩ của họ ngay sau đó. Nếu học viên nào bị phát hiện nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công, họ sẽ bị phạt bằng việc chạy bộ hoặc phải lặp lại các cuộc hành quân. Những đôi giầy vải của ông Phùng đều bị mòn sau bốn hoặc năm ngày.
Ông Phùng đã từ chối mặc đồng phục nhà tù, lao động cưỡng bức hoặc học thuộc lòng những quy tắc của nhà tù khi ông tin rằng ông không phải một tội phạm. Ngày 20 tháng 4 năm 2003, ông đã bị biệt giam trong 8 ngày. Hai tù nhân được giao nhiệm vụ giám sát và tra tấn ông. Trong phòng biệt giam, ông chỉ được ăn hai bữa một ngày. Một tay của ông bị còng vào giường cả ngày.
2) Tại Đội số 4
Trịnh Mao, là đội trưởng Đội số 4 và Niên Kim Văn là phụ trách chính trị. Niên Kim Văn phụ trách việc bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Ngày 28 tháng 10 năm 2003, ông Phùng bị đưa đến Đội số 4 và bị giam ở phòng biệt giam với hai tù nhân giám sát ông. Ông không được phép ra ngoài hoặc liên lạc với bất kì người nào. Ông bị giam ở đó trong sáu tháng.
Tháng 3 năm 2004, từ lúc ông Phùng từ chối việc từ bỏ Pháp Luân Công, người tù giám sát ông Phùng đã không làm được những gì mà ông ta đã hứa. Y đã rất giận dữ và đã đánh ông Phùng. Kết quả là mũi của ông Phùng đã bị chảy máu rất nhiều. Quần áo của ông dính đầy máu và máu chảy nhiều trên sàn nhà. Ông đã rất đau đớn ngay sau đó, và bị kéo dài trong nhiều tháng. Nhưng các nhân viên quản lý nhà tù đã không cho ông đi kiểm tra sức khỏe hoặc chữa trị. Niên Kim Văn cũng bao che cho người tù đó. Khi gia đình ông Phùng đến thăm ông, ông đã nói với họ về việc bị đánh và yêu cầu gia đình báo cáo việc xảy ra lên Viện kiểm sát. Sau đó, nhiều người từ Viện kiểm sát đã đến nhà tù để gặp ông Phùng. Tuy nhiên, Niên Kim Văn đã không bị trừng phạt, thay vào đó ông ta đã trả đũa lại ông Phùng. Mẹ và vợ ông Phùng không được phép vào thăm ông trong cả một năm sau đó.
Ngày 10 tháng 3 năm 2006, các nhân viên ở Đội số 4 đã tổ chức một cuộc họp “Phê bình Pháp Luân Công”. Khi ông Phùng và ông Chu Kiến Cương đứng lên để phản biện, họ đã bị còng tay ở sau lưng và bị đưa đến ‘Đội phạt nặng’. Bốn người đã đánh họ tại cùng thời điểm. Sau khi ông Chu bị đánh ở một phòng riêng biệt trong hai giờ, ông Phùng đã nhìn thấy ông đi ra ngoài với nhiều cùm nặng 13.62 kg. Mặt ông Chu bị thâm tím không nhận ra được nữa . Ông Phùng bị buộc phải đeo cùm trong hơn 15 ngày ở mọi thời điểm, ngay cả khi bị cưỡng bức lao động trong nhiều giờ
3. Bị bức hại tại Nhà tù Phạm Gia Đài.
Ngày 7 tháng 2 năm 2007, mười học viên đã bị đưa đến Nhà Phạm Gia Đài do đã từ chối việc từ bỏ Pháp Luân Công. Họ là: ông Phó Lộ Lâm, ông Thạch Lỗi, ông Hồ Chí Cương, ông Lưu Vĩnh Sanh, ông Phùng Chấn, ông Đỗ Hoa Sơ, ông Tào Chánh Quốc, ông Lý Minh, ông Từ Kiến Quân , và ông Vương Ngọc Siêu.
Sau khi họ đến, quản lý nhà tù đã lấy đi tài sản cá nhân của họ gồm giấy, bút mực, và nhiều sách. Họ bị buộc phải nói “báo cáo” khi đến các phòng làm việc và không được phép gặp gia đình nếu họ từ chối mặc đồng phục nhà tù. Nhiều học viên đã không thể gặp mặt gia đình trong nhiều tháng. Nhà tù đã cố ép buộc các học viên cạo trọc giống như các tù nhân khác, nhưng các học viên đã từ chối hợp tác. Sau một thời gian dài kháng cự, nhà tù cuối cùng đã từ bỏ việc làm đó.
Lúc đầu khi ông Phùng đến nhà tù, gia đình ông đã không được phép vào thăm ông. Họ đã viết thư kể lại cho ông Phùng. Ông đã tranh luận với quản lý nhà tù và cuối cùng họ đã đồng ý. Họ cũng đồng ý việc mỗi học viên có thể gọi về nhà một lần trong một tháng nhưng họ phải nói “báo cáo” để vào phòng trước khi gọi điện. Quản lý nhà tù cố làm nhiều việc để gây khó khăn cho các học viên khiến họ không thể tiếp tục làm những việc chính đáng.
Các học viên đã không hợp tác với việc tẩy não, không ai trong số họ bị “chuyển hóa”. Một lần, tóc của các học viên đã bị cắt rất ngắn khiến cho họ nhìn giống các tù nhân khác. Khi các học viên phản đối, Tiếu Thiên Ba, quản lý Đội số bốn, đã đặt toàn đội dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Những tù nhân khác cũng bị nhốt trong phòng giam, nhằm mục đích kích động sự giận dữ của họ lên các học viên. Từ khi quản lý nhà tù hứa giảm án tù cho những tù nhân nào tham gia giám sát và tra tấn các học viên, nhiều tù nhân đã làm nhiều việc với học viên để cố buộc họ từ bỏ niềm tin của mình.
Trong kỳ Thế Vận Hội 2008, quản lý nhà tù siết chặt quản lý với các học viên. Không một lá thư nào được gửi ra ngoài và không vật dụng nào ở nhà được phép mang vào khi gia đình đến thăm. Khi ông Phùng từ chối mặc đồng phục nhà tù, hai tù nhân đã giám sát và đánh ông. Mắt ông đã bị thâm tím. Tuy nhiên, cai ngục đã không làm chú ý gì về việc đó. Sau đó, ông Phùng đã từ chối hợp tác và yêu cầu những thủ phạm và chủ mưu phải bị trừng phạt. Hai tù nhân đã lo sợ việc bị trừng phạt nên đã công khai xin lỗi ông Phùng tại cuộc họp. Đó là kết quả rõ ràng cho những tù nhân đã bức hại các học viên.
Dưới sự kiểm soát và sắp đặt của Phòng 610, quản lý nhà tù và cảnh sát địa phương đã cấu kết với nhau để đưa các học viên đến các trại tẩy não sau khi thời hạn tù của họ kết thúc. Ngày 28 tháng 10 năm 2008, là ngày mà ông Phùng được trả tự do, ông đã bị đưa đến Trại tẩy não Dương Viên để tiếp tục bị bức hại.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/15/210410.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/25/111834.html
Đăng ngày 30-10-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.