Tên: Lưu Trường Bình (刘长平)

Giới tính: Nam

Tuổi: 50

Địa chỉ: Làng La Đài Tử, xã Thái Hòa, huyện Chung Đồn, thành phố Cẩm Châu.

Nghề nghiệp: Chưa rõ

Ngày bị bắt gần đây nhất: 15 tháng 7 năm 2009

Nơi bị bắt gần đây nhất: Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, Thẩm Dương, Đơn vị nam số 1
(沈阳马三家劳教(男)一所)
Thành phố: Thẩm Dương

Tỉnh: Liêu Ninh

Hình thức bức hại: Bỏ tù, giam giữ, đánh đập, tẩy não, nhà bị lục soát, biệt giam, bị đánh bằng dùi cui điện, bị treo lên bằng còng ở cổ tay.

Người bức hại: Cảnh sát huyện Chung Đồn – Khổng Hiến Duy, Lý Khải , Dương Đức An, Vương Kiến Quốc, và Quách Cẩm Trữ. Nhân viên chính quyền thôn Đài Tử: Hứa Hiếu Tiên, Vương Kế Trung và Cao Đức Thanh. Nhà tù Cẩm Châu, cai ngục Mã Tử Bân

[MINH HUỆ 10-10-2009] Học viên Pháp Luân Đại Pháp, ông Lưu Trường Bình, một lái xe taxi ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, đã bị bắt ngày 15 tháng 7 năm 2009. Ngày 12 tháng 8, ông bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức khét tiếng Mã Tam Gia. Đây là lần thứ ba ông bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức.

2009-9-5-liuchangping.jpg

Bị nhốt ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, gia đình không được phép vào thăm

Ngày 15 tháng 7 năm 2009, ông Lưu đang lái xe taxi thì bị cảnh sát ở Đồn cảnh sát Nữ Nhân Hà bắt. Cảnh sát đã phối hợp với người ở Phòng công an Thái Hòa. Do trại giam quận đã hết chỗ nên ông đã bị đưa đến trại giam huyện Nghĩa. Lúc 12 giờ 20 đêm ngày 16 tháng 7, ông đã bị đưa vào một xe cảnh sát. Ông đã bị nhốt tại trại giam huyện Nghĩa, khi gia đình đến thăm ông, họ đã không được phép vào thăm ông.

Phòng công an Thái Hòa Cẩm Châu sau đó đã quyết định chuyển ông đến một trại lao động cưỡng bức trong hai năm. Ngày 12 tháng 8, ông bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, nơi ông bị giam ở Đội 3 thuộc Đơn vị số 1. Ở đây ông đã phải chịu nhiều sự ngược đãi tồi tệ. Gia đình ông đã yêu cầu được thăm ông, nhưng đã bị từ chối mà không rõ lý do.

Cả chồng và vợ đều thu được lợi ích từ Pháp Luân Đại Pháp

Ông Lưu Trường Bình, 50 tuổi, từ làng La Đài Tử, xã Chung Đồn, quận Thái Hòa, thành phố Cẩm Châu. Sau khi tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, ông và vợ ông đã nghiêm túc tuân theo những lời dạy của Sư Phụ Lý về tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn”. Họ đã đặt những tiêu chuẩn cao cho bản thân và cố gắng trở thành người tốt ở mọi tình huống trong cuộc sống. Do ông sống ngay thẳng và đáng tin cậy, nên các công ty taxi đã dần dần tín nhiệm và nhận ông Lưu vào làm. Vợ ông, bà Quách Ngọc Quân đã từng bị chứng mất ngủ nghiêm trọng trước khi bà tham gia tập luyện. Bà cũng đã từng bị chứng rối loạn thần kinh, và tính tình của bà không được tốt. Nhưng sau khi bà tập Pháp Luân Công, tính tình và giấc ngủ của bà đã được cải thiện. Mối quan hệ giữa họ đã trở nên hài hòa.

Bị bức hại 73 ngày ở một trại tẩy não

Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 trở đi, ông Lưu và vợ ông đã bị bức hại nhiều lần. Ngày 19 tháng 10 năm 1999, cả hai đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Ngày 28 tháng 10 tại Quảng trường Thiên An Môn, họ đã bị bắt bởi cảnh sát bán quân sự, và bị nhốt trong những cái chuồng sắt bên trong Đồn cảnh sát Thiên An Môn. Sau đó họ bị đưa đến Khách sạn Phượng Tân và bị bức hại ở đó. Một cảnh sát ở Đội Cổ Tháp đã đi vào phòng và ngay lập tức đã tát ông Lưu hai lần, và sau đó ông Lưu đã bị khám người. Sau 15 ngày bị giam giữ, họ bị đưa đến Trường Đảng quận Thái Hòa, nơi họ đã bị giam trong 73 ngày để bị buộc “chuyển hóa”.

Cả hai bị buộc lao động cưỡng bức

Ngày 24 tháng 1 năm 2000, nhân viên từ Phòng công an Thái Hòa đã một lần nữa bắt giữ ông Lưu và bà Quách, đưa họ đến một trại giam tạm thời trong một tháng. Đồn cảnh sát sau đó đã chuyển họ đến một phòng giam cũ nát, nơi họ đã bị giam trong một tháng, và bị giám sát hàng ngày bởi nhân viên chính quyền xã. Ngày 26 tháng 4, cả hai đã bị đưa đến Nhà tù số 1 Cẩm Châu, và ngày 16 tháng 5 họ đã bị tuyên án một năm lao động cưỡng bức bởi Phòng công an Thái Hòa. Bà Quách đã bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia ở Thẩm Dương, còn ông Lưu bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Cẩm Châu.

Ông Lưu đã bị tra tấn bằng nhiều cách ở Trại lao động cưỡng bức Cẩm Châu. Do ông từ chối không bỉ đức tin hay bị “chuyển hóa”, nên thời hạn tù của ông đã bị kéo dài thêm 6 tháng. Ngày 27 tháng 10 năm 2001, ông đã được thả và trở về nhà.

Bị bắt lần nữa và bị buộc lao động cưỡng bức

Chỉ sau 18 ngày yên ổn, và trước khi con trai của họ có cơ hội được nhìn thấy họ, cảnh sát huyện Chung Đồn đã lại đến nhà họ. Lúc 9 giờ tối ngày 14 tháng 11, các cảnh sát Khổng Hiến Duy, Lý Khải, Dương Đức An, Vương Kiến Quốc, và Quách Cẩm Trữ đã vào nhà họ mà không báo trước. Nhanh chóng như khi vào nhà, cảnh sát Khổng đã hỏi bà Quách Ngọc Quân, “Chồng bà đâu? Tại sao ông ấy không đến trình diện với chúng tôi từ lúc ông ấy được thả ra khỏi tù?” Cảnh sát sau đó đã bắt đầu lục soát nhà ông Lưu. Họ đã tìm thấy một máy ghi âm với một cuốn băng ở bên trong, ở phía bên máy ghi âm là một bài báo chia sẻ trao đổi kinh nghiệm. Cảnh sát đã nói với bà Quách, “ Bởi vì hai vật này, chúng tôi có thể nhốt hai người trong ba năm” Họ đã yêu cầu chứng minh thư của ông Lưu, và ông đã đưa nó cho họ. Họ cũng đã lấy bằng lái xe của ông và đã từ chối trả lại cả hai cho ông. Họ nói với ông rằng, nếu ông muốn lái xe, ông phải có sự đồng ý từ đồn cảnh sát. Năm cảnh sát sau đó đã dùng vũ lực để bắt họ.

Đầu tiên cảnh sát đã trói bà Quách và ép bà ở ngoài. Lúc đó bà đang mặc một áo len, quần vải và đi tất mỏng. Trong lúc vùng vẫy, đôi tất mỏng của bà đã bị rách để lộ các ngón chân ra ngoài. Cảnh sát đã còng tay bà ở đằng sau và nhét bà dưới ghế ô tô. Cảnh sát đã lái xe đến Hầu Đồn để tìm bốn cảnh sát bán quân sự, sau đó đưa bà Quách về đồn cảnh sát. Lúc sau, cảnh sát đã đưa hai cảnh sát bán quân sự và ba người ở chính quyền xã (Hứa Hiếu Tiên, Vương Kế Trung và Cao Đức Thanh) về nhà ông Lưu. Họ đã giữ ông Lưu xuống, lấy thắt lưng của ông và đã dùng nó để quật ông, sau đó đưa ông đến đồn cảnh sát. Lúc đó đã quá nửa đêm, khoảng 1 giờ sáng. Cảnh sát sau đó đã lấy hết các thư, băng ghi âm, tập ảnh, các máy ghi âm và các chìa khóa nhà. Sáng hôm sau cảnh sát đã đưa cả hai vào trại giam tạm thời một lần nữa. Sau hơn mười ngày bị giam, ông Lưu đã bị đưa vào một nhà tù, nơi ông đã bị cai ngục và tù nhân đánh đập tàn nhẫn. Các tù nhân đã bịt mắt ông, sau đó đã đấm và đá ông liên tục.

Trong lúc đánh đập, một tù nhân đã đá mạnh vào xương sườn của ông, khiến cho ông bị đau đớn trong một thời gian dài về sau. Trong tháng 12 năm 2002, Đồn cảnh sát Chung Đồn một lần nữa đưa ra hình phạt ba năm lao động cưỡng bức cho ông Lưu và đưa ông đến Trại lao động Cẩm Châu.

Bị tra tấn trong ba năm tại Trại lao động Cẩm Châu

Trong Đội mới đến ở Trại lao động Cẩm Châu, ông Lưu đã từ chối bị “chuyển hóa”, ông đã bị tra tấn bằng cách bị ép phải ngồi trên một cái ghế nhỏ trong một thời gian dài. Ông phải ngồi ở tư thế thẳng không ngừng từ 5 giờ sáng đến nửa đêm. Sau đó ông bị đưa đến Đội số hai, và tại đó ông lại bị tra tấn theo hình thức đó. Sau một tháng, ông bị đưa trở về Đội mới đến, nơi ông đã bị giam ở phòng biệt giam hai lần và bị còng tay cả ngày vào một tấm ván. Sau một thời gian dài bị ngược đãi, ông đã bị ghẻ khắp người, mà không thể chịu đựng nổi, và huyết áp của ông đã tăng lên đến 220. Ông cũng đã bị bất tỉnh hai lần, bị tấn công bằng dùi cui điện, bị đánh trong lúc bị treo lên bằng còng ở cổ tay. Trong dịp mừng năm mới 2003, Trại lao động cưỡng bức Cẩm Châu đã bắt các tù nhân qua những cách “chuyển hóa” cực kì tàn nhẫn. Phương thức bao gồm việc đưa các học viên vào một phòng tra tấn, rồi ép họ phải đội mũ bảo hiểm, rồi sau đó còng tay họ ở đằng sau. Một cái bàn lớn sau đó được dùng để chèn học viên vào một góc, nơi họ không được phép ngồi, hoặc ngủ, hoặc dựa vào tường. Nếu hai mắt của họ hơi nhắm mắt, các cai ngục có thể đánh vào đầu họ bằng dùi cui và tấm ván giường. Ở cùng thời điểm, họ bị buộc phải xem những cuốn băng vu khống Pháp Luân Đại Pháp, với âm thanh to đến cực đại. Nếu các học viên không đầu hàng, các cai ngục sau đó đã dùng dùi cui điện để đánh vào đầu, mặt, cổ, trán, lưng và vùng sinh dục. Một cai ngục tên là Phùng Tử Bân đã hằn học nói rằng, “ Nếu ông không chuyển hóa tốt, chúng tôi sẽ cho ông mục nát ở đây.” Ông Lưu đã bị tra tấn theo cách này trong một tháng.

Ngày 21 tháng 3 năm 2004, thời hạn tù của ông Lưu đã kết thúc ba năm, ông đã trở về nhà. Sau khi bị tra tấn tàn nhẫn, việc hồi phục của ông diễn ra rất chậm. Để tránh bị bức hại và bị quấy nhiễu bởi nhân viên ĐCSTQ, cả hai đã rời khỏi nhà và di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

Thông tin liên quan có thể tìm thấy ở:

Ông Lưu Trường Bình ở thành phố Cẩm Châu bị giam tại Trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia.
https://search.minghui.org/mh/articles/2009/8/21/206897.html
Ông Lưu Trường Bình ở thành phố Cẩm Châu lại bị bắt giam.
https://search.minghui.org/mh/articles/2009/8/3/205797.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/10/210082.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/20/111728.html
Đăng ngày 24-10-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share