[Minh Huệ] Nhóm Làm việc tại Liên Hiệp Quốc về Bị bắt giam trái phép đã đến Trung quốc vào ngày 19 tháng 9 năm 2004 trong một chuyến điều tra tại chỗ về những vi phạm nhân quyền của Trung quốc gồm có những vi phạm về bắt giam trái phép, tự do bắt giam và tự do gia tăng hạn giam cầm.

Định nghĩa của “Tự do bắt giam”

Tự do bắt giam là đi ngược lại việc bắt giam đúng phép. Bất cứ sự bắt bớ nào mà vi phạm đến quyền căn bản của người dân thì được mô tả trong “Bản Tuyên Ngôn về Nhân quyền” là được xem là bắt bớ tự do của loại thứ hai. Tất cả các sự bắt bớ các đệ tử Pháp Luân Công thì nằm vào loại tự do bắt bớ của loại thứ hai, và là bắt bớ trái phép.

Bắt bớ đúng phép phải được làm đúng phương pháp. Bất cứ sự bắt bớ hay giam cầm này không theo đúng phương pháp vì lý do luật lệ thì được xem như là tự do bắt giam, và được liệt vào loại tự do bắt bớ của loại thứ ba. Tất cả các phiên toà bí mật, và tất cả các bản án cưỡng bức lao động đều nắm trong tự do bắt giam của loại thứ ba, và đều là trái phép.

Giam cầm đúng phép phải có thời hạn nhất định. Giam cầm quá thời hạn là được xem như là tự do bắt bớ thậm chí đối với các tội phạm hình sự, và được liệt vào loại tự do bắt bớ loại một.

Điều gì sẽ xảy ra trong khi nhân viên Liên Hiệp Quốc điều tra?

Leila Zerrougui, bà chủ tịch, Tamas Ban, phó chủ tịch, cũng như tất cả nhân viên của nhóm Làm việc sẽ chủ yếu điều tra tại Bắc kinh, tỉnh Tứ xuyên và Tây tạng. Nhóm làm việc này sẽ gặp gỡ các nhân viên chính quyền Trung quốc tại bộ ngoại giao, phòng tư pháp, và phòng công an. Họ cũng sẽ gặp gỡ các nhân viên tại Toà án Tối cao của Trung quốc, và các đại diện của Văn phòng Công tố viện Trung quốc, Hội Luật gia Trung quốc, và các tổ chức, cơ quan địa phương, quốc gia, tư nhân và phi chính phủ.

Các nhân viên Liên Hiệp Quốc sẽ thăm viếng các trại tù, trại cưỡng bức lao động, các trại giam, nhà tù, bệnh viện tâm thần và các đơn vị công an. Họ sẽ yêu cầu gặp gỡ riêng các tù nhân và tìm kiến những bằng chứng có liên quan. Họ cũng gặp gỡ các thân nhân của nạn nhân. Trong những lần điều tra trước, họ đã gặp nhiều cản trở và thường là không được phép liên hệ với thực tế. Các nhân viên địa phương đã đem giấu nạn nhân và trang hoàng, tổ chức các buổi lể cho các tù nhân học tập và chơi vui với nhau.

Những ngôn ngữ mà các thành viên trong nhóm sẽ dùng.

Nhóm làm việc lần này mang theo những thông dịch viên riêng của họ. Ms. Zerrougui nói tiếng Anh và Pháp, và Mr. Ban nói tiếng Anh. Các thành viên khác nói tiếng Tây ban nha.

Sau khi điều tra

Nhóm làm việc sẽ thành lập một bản báo cáo và đệ trình lền Hội đồng Liên Hiệp Quốc trong hội nghị lần thứ 61 vào tháng Ba năm tới. Đây sẽ là một tóm lược về điều kiện nhân quyền — “Bắt bớ tự do” tại Trung quốc, và sẽ là hồ sơ chính của Liên Hiệp Quốc. Đây sẽ là một hồ sơ được tham chiếu bởi các chính phủ của nhiều quốc gia và các tổ chức nhân quyền.

Liên Hiệp Quốc phát biểu rằng các chính phủ không được khủng bố, bức hại hay trả thù với các nạn nhân hay chứng nhân những người mà được tiếp kiến trong suốt cuộc điều tra. Vì chính sách khủng bố Pháp Luân Công tại Trung quốc vẫn còn tiếp diễn, không có điều gì bảo đảm những nạn nhân sẽ được bảo vệ khi các nhân viên Liên Hiệp Quốc rời khỏi. Vì thế, chúng ta cần lưu ý rằng các đệ tử được tiếp xúc bởi Liên Hiệp Quốc cần phải lưu tâm đến sự an toàn của họ.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/9/26/85058.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/10/6/53185.html.

Dịch ngày 8-10-2004, đăng ngày 10-10-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share