Tên: Hoàng Lệ Linh (黄丽玲)

Giới tính: Nữ

Tuổi: 34

Địa chỉ: Sống tại khu nhà của Trường bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Đông ở thành phố Quảng Châu.

Nghề nghiệp: Cán bộ Trường bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Đông.

Ngày bị bắt gần đây nhất: Đầu năm 2005

Nơi bị bắt gần đây nhất: Trại tẩy não thành phố Quảng Châu

Thành phố: Quảng Châu

Tỉnh: Quảng Đông

Hình thức bức hại đã trải qua: Không được phép ngủ, bị tẩy não, kết án bất hợp pháp, bị đánh đập, bỏ tù, biệt giam, nhà bị lục soát, bị thẩm vấn.

Những người bức hại: Từ Thanh Tùng (徐青松), Lại Nhân Hâm(赖仁歆), Trần Tiên Chú(陈先铸)

[MINH HUỆ 20-09-2009] (Thông tin từ tỉnh Quảng Đông) Cô Hoàng Lệ Linh, 34 tuổi, bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công từ năm 1996 khi cô còn là sinh viên tại Trường bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Đông. Sau khi tốt nghiệp, cô trở thành cán bộ Phòng tài vụ của trường. Cô và gia đình đã bị bức hại trong nhiều năm. Cô Hoàng đã bị giam một lần tại trại tẩy não Quận Thiên Hà. Cô cũng bị buộc phải rời khỏi nhà và trở thành vô gia cư. Chồng cô, ông Đàm Vĩ Xương đã bị xử án bí mật ba năm tù và hiện đang bị giam tại nhà tù Tứ Hội. Mẹ cô Hoàng, cô,em gái, và em họ cũng đều bị bức hại.

Vào lúc 11 giờ tối ngày 9 tháng 7 năm 2009, Từ Thanh Tùng từ Phòng 610 Quận Thiên Hà và bảy cảnh sát khác ở Đồn cảnh sát Viên Thôn đã bắt giữ em gái cô Hoàng, Hoàng Tiểu Du, và đưa cô đến Trường bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Đông.

Đi cùng cô là Lại Nhân Hâm, Đội trưởng đội bảo vệ ở trường và nhiều cảnh sát khác đã vào nhà cô Hoàng tại khu nhà của trường và lục soát tại đó trong ba giờ. Ở mỗi phòng, họ đều lục soát từ phòng để đồ, vali đến các hộp đựng giầy. Cảnh sát đã lấy đi máy tính của gia đình, một đầu DVD, một máy in, nhiều điện thoại di động, và nhiều đồ cá nhân khác. Người nhà cô đã bị hỏi về chỗ ở của cô Hoàng và mẹ cô.

Từ Thanh Tùng đã túm lấy tóc của em họ Hoàng, người đã ở nhà cô một đêm và cố kéo cô ra khỏi nhà. Cô đã hoảng sợ và hét lên. Lo sợ họ có thể đánh thức hàng xóm, nên cảnh sát đã để cô đi.

Hiện giờ không có ai ở nhà cô Hoàng. Các bảo vệ hỏi bất cứ ai đến thăm gia đình. Cha cô Hoàng thường về nhà, và bảo vệ ghi lại mọi lần về nhà của ông.

1. Sự bức hại của cô Hoàng Lệ Linh Vào khoảng 12 giờ trưa ngày 19 tháng 4 năm 2004, Từ Thanh Tùng và Lữ Hải từ Phòng 610 Quận Thiên Hà, cùng với nhiều cảnh sát từ Phòng 610 Tỉnh Quảng Đông, Phòng 610 Thành phố Ân Bình, và Đồn cảnh sát Viên Thôn, đã ép Lữ Tiểu Minh, hiệu trưởng hiện giờ của trường; Dương Đức Uy, Bí thư Đảng ở trường; và Lại Nhân Hâm đã cắt điện để tắt hết đèn trong trường, giúp họ có thể đến nhà cô Hoàng. Cảnh sát đến bằng ba xe ô tô đỗ xung quanh trường. Bên ngoài trường, có một xe cảnh sát và hai xe máy đi tuần tra trên phố. Có ít nhất 20 cảnh sát tham gia vụ bắt giữ.

Từ Thanh Tùng đá vào cửa, đi vào trong nhà và đánh vào sau đầu cô Hoàng, khiến cô ngã xuống giường. Em gái cô Hoàng đã hét vào mặt Từ, “Chị tôi có vấn đề về mắt! Đồ ăn cướp có máu lạnh” Từ đã không dừng tay và ra lệnh cho gia đình không được di chuyển, nói chuyện, hoặc dùng điện thoại. Cảnh sát đã lấy đi những tấm ảnh về gia đình ở mỗi phòng trong nhà. Họ lục soát nhà cô Hoàng cho đến khi bình minh. Sau đó, cảnh sát đã đến văn phòng cô Hoàng, cạy để mở các ngăn đựng đồ trên bàn làm việc của cô, và lấy đi một sổ địa chỉ, các sách Đại Pháp, và nhiều tài liệu về Pháp Luân Công. Cô Hoàng đã nói với cảnh sát rằng tất cả vật dụng đó là tài sản cá nhân của cô, và họ không được phép lấy những thứ đó đi. Cô đã từ chối ký vào biên bản. Từ đã nói rằng, “Chúng tôi có thể lấy chúng mà không cần chữ kí của cô. Hiệu trưởng trường cô, ông Lữ Tiểu Minh, sẽ kí thay cho cô.” Cô đã bị buộc phải ký vào bản liệt kê các vật dụng bị lấy đi và đưa trả lại cho Từ. Cảnh sát đã không cung cấp bất cứ tài liệu nào về việc lục soát nhà cô Hoàng, bắt giữ cô, hoặc việc tịch thu tài sản của cô.

Giữa đầu tháng 4 và tháng 6 năm 2004, cô Hoàng bị giam tại Trại tẩy não Quận Thiên Hà, gần Nhà máy phân bón đạm Đường Hạ. Lần đầu tiên khi cô đến đó, cô đã bị khám người. Bởi vì cô từ chối hợp tác, cô đã bị biệt giam. Cô đã bị giam trong phòng chiếu đèn huỳnh quang cả ngày lẫn đêm, không được phép ngủ và dùng nhà vệ sinh, bị buộc phải đứng hoặc ngồi trong thế hoa sen cả đêm giống như bị tra tấn. Bốn cảnh sát từ Bắc Kinh — Từ Nhiễu, Điền Bình (nữ),Trương Lệ Phương và chồng – phụ trách việc tra tấn cô, và hai lần, cô Hoàng đã bị tra tấn đến khi cô bị ngất. Hai bàn tay và chân cô đã bị sưng phồng và thâm tím, do đó cô đã không thể ăn hoặc đi lại.

Cô Hoàng bị cận thị và một võng mạc đã bị tách ra. Cuộc bức hại đã làm nặng thêm và khiến cô gần như không nhìn thấy gì. Tuy nhiên, trại tẩy não đã không quan tâm đến sức khỏe của cô và tiếp tục giam giữ để thẩm vấn cô. Khi Lữ Tiểu Minh và Dương Đức Uy đến trại tẩy não để thăm cô Hoàng, họ đã bị đuổi ra ngoài.

Gia đình cô đã tìm kiếm cô khắp mọi nơi. Đồn cảnh sát Viên Thôn và Ủy ban khu dân cư, cùng với Phòng 610 địa phương, không chỉ từ chối cung cấp thông tin về nơi ở của cô, họ còn đe dọa sẽ cho em gái cô ngồi tù từ tám đến mười năm.

Sau khi bị giam tại trại tẩy não trong hơn 40 ngày, cô Hoàng đã bị đưa về nhà tù Quận Thiên Hà. Thị lực của cô đã bị giảm sút nên cô đã không thể tự đi được. Nhà tù đã từ chối nhận cô và thi hành “hoãn án treo chờ bảo lãnh” và trả tự do cho cô. Bà Ngô Yến Na từ thành phố Yết Dương và bà Huyên Việt Bình từ thành phố Ân Bình, là những người đã bị bắt tại nhà cùng thời điểm với cô Hoàng, đã bị kết án 8 năm và 10 năm tù và bị giam tại Nhà tù nữ tỉnh Quảng Đông.

Cuộc bức hại cô Hoàng đã không dừng lại. Cô bị đình chỉ công tác mà không được trả tiền lương, tự do cá nhân của cô cũng bị hạn chế. Cô không được phép ra khỏi nhà lúc buổi tối. Trường của cô bị buộc phải thiết lập một Phòng 610, và chỉ huy là Trần Tiên Chú. Phòng 610 trường đã đe dọa cho cô nghỉ việc và đưa cô đến một trại tẩy não. Thêm vào đó, họ còn đe dọa để ép buộc cô viết báo hàng tháng ủng hộ ĐCSTQ. Họ đã nói rằng cô phải luôn sẵn sàng ở bất cứ nơi nào, thời điểm nào họ cần để “kiểm tra suy nghĩ của cô

Phòng 610 ở trường cũng dùng điều khoản ”hội họp trái quy định” để bức hại cô Hoàng, như giữ các khoản tiền thưởng, cắt điện phòng hiệu trưởng từ cột điện, hoặc đuổi nhiều sinh viên ra khỏi trường để buộc hơn 1,000 sinh viên, nhân viên, cán bộ công khai phản đối Pháp Luân Công. Điều đó đã gây ra một khoảng cách giữa cô Hoàng và những người khác.

Cô Hoàng và gia đình cô đã bị tách ra và bị giám sát. Có một camera được đặt ở trước cửa nhà họ, một trạm kiểm soát được đặt ở nhà hàng xóm gia đình cô, có ba bảo vệ được cử đến bởi Phòng 610 để giám sát việc ra vào ở trường. Phòng 610 Quận Thiên Hà đã kết án cô Hoàng hai năm lao động cưỡng bức vì tội”gây rối trật tự công cộng

Hình phạt này được thi hành bên ngoài trại lao động cưỡng bức. Trần Tiên Chú đưa cho cô Hoàng “ giáo dục tư tưởng”. Để tránh bị nghỉ việc và để vượt qua việc tập sự, cô bị ra lệnh phải trình báo các học viên khác lên chính quyền, để truy quét trong trường học, viết báo ủng hộ ĐCSTQ, và gia nhập ĐCSTQ. Cô cũng được kỳ vọng sẽ cám ơn Phòng 610 vì đã không đưa một người yếu kém về thị giác, như cô, đến trại lao động cưỡng bức. Cô cũng phải cám ơn đơn vị làm việc vì hình phạt khoan dung của việc tập sự cho những lý do nhân đạo.

Cô Hoàng đã viết một báo cáo chi tiết về việc cô bị tra tấn tại Trại tẩy não Thiên Hà và gủi báo cáo đó đến chỗ làm của cô với hi vọng trường có thể giúp cô và họ sẽ cùng cô phản đối việc bức hại. Tuy nhiên, cô đã bị bắt và bị đưa đến trại tẩy não một lần nữa.

Trước Tết âm lịch năm 2005, Trần Tiên Chú, Giám đốc trại tẩy não, và sáu người khác từ ủy ban dân cư đã đến nhà cô Hoàng và đưa cô đến Trại tẩy não thành phố Quảng Châu, nơi cô đã giam trong hơn ba tháng. Nhà trường cũng phải trả khoản lệ phí hơn 10,000 nhân dân tệ cho trại tẩy não.

Tháng 4 năm 2006, Trần Tiên Chú đã sa thải cô Hoàng với lí do “ tiếp tục tập luyện Pháp Luân Công và cố gắng thuyết phục Lưu Hiểu Băng, một cán bộ cấp trung, rời khỏi ĐCSTQ.( Lưu là trưởng phòng Giáo Vụ, người đã hăng hái tham gia việc bức hại cô Hoàng. Ông ta hiện giờ là phó hiệu trưởng phụ trách phòng giáo vụ) Tuy nhiên, nhà trường đã không dừng việc giám sát cô Hoàng ngay cả khi cô đã bị sa thải. Bảo vệ thường quấy nhiễu bạn bè và họ hàng của cô Hoàng khi họ đến thăm cô và gia đình. Bảo vệ cũng quấy nhiễu cô Hoàng và gia đình bằng điện thoại hoặc bằng người chỉ định.

Tháng 9 năm 2007, chồng cô Hoàng, anh Đàm Vĩ Xương, đã bị bắt một lần nữa, nhà họ cũng bị khám xét. Kết quả là, cô Hoàng bị buộc rời khỏi nhà và trở thành vô gia cư.

2. Chồng bị kết án bí mật

Anh Đàm Vĩ Xương, 37 tuổi, bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 1994 khi anh đang học tại trường Đại học Trung Sơn. Sau khi tốt nghiệp, anh làm cho công ty P&G Quảng Châu và được chọn là nhân viên mẫu mực nhiều lần. Vào mùa xuân năm 1999, tại lễ trao giải thưởng, công ty đã yêu cầu tất cả nhân viên “học tập anh Đàm

Tháng 6 năm 2000, anh Đàm đến Nghĩa trang liệt sĩ Quảng Châu để tập Pháp Luân Công và đã bị phạt 200 nhân dân tệ. Tháng 8 năm 2000, anh Đàm bị sa thải do chuyển tài liệu giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công trên Internet. Anh đã bị kết án ba năm tù tại trại lao động cưỡng bức và hộ khẩu của anh đã bị hủy bỏ.

Ngày 23 tháng 9 năm 2007, anh Đàm đã lại bị bắt trong khi đang sửa máy tính cho một người bạn. Nhà của họ đã bị lục soát trong đêm hôm đó, và cảnh sát đã tịch thu máy tính của anh, một ổ cứng di động, một máy MP3, một thẻ nhớ, các sách Đại Pháp, các băng ghi hình và ghi âm cũng như các tài liệu về Pháp Luân Công. Anh Đàm đã bị giam tại một nhà tù và sau đó bị bí mật tuyên án ba năm tù. Anh hiện đang bị giam tại Nhà tù Tứ Hội. Mẹ anh đã già yếu và không có ai chăm sóc.

3. Không ai biết em gái cô Hoàng ở đâu

Em gái cô Hoàng, cô Hoàng Tiểu Du, 26 tuổi, tốt nghiệp Đại học Chính trị và Luật pháp, và là nhân viên Công ty Trang sức Hoa Tầm. Cô là người giám sát ở phòng Nhân sự của tổng giám đốc.

Ngày 9 tháng 7 năm 2009, sau giờ làm, cô Tiểu Du đã đến nhà một học viên khác là Trương Nguyên Bác. Từ Thanh Tùng đã xâm nhập vào nhà học viên đó và bắt giữ cô Tiểu Du. Cô đã bị đưa đến Nhà tù Quận Thiên Hà. Một tháng sau, cô được thông báo rằng đã bị kết án 18 tháng lao động cưỡng bức. Cô hiện đang bị giam tại Trại cưỡng bức lao động nữ thành phố Quảng Châu. Cha cô đã bị mời đến Đồn cảnh sát Viên Thôn ba lần để thẩm vấn bởi một người không rõ danh tính. Cảnh sát đã đưa cho ông 16 tấm ảnh ở máy tính, máy in, đầu DVD, và các sách Đại Pháp mà họ lấy từ nhà cô Hoàng và yêu cầu ông có nhận ra những đồ vật đó không. Cha cô đã thừ nhận rằng ông có nhận ra những đồ vật đó. Ông sau đó được yêu cầu kí tên ông lên những tấm ảnh đó. Những bức ảnh sau đó đã được dùng như là chứng cứ để bức hại cô Tiểu Du. Không ai biết hiện giờ cô ở đâu.

4. Mẹ bị buộc rời khỏi nhà

Mẹ cô Hoàng Lệ Linh là bà Hoàng Văn Trân, 62 tuổi, bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1996. Sau khi tập luyện, các bệnh tim và thận đã hành hạ bà nhiều năm đã biến mất. Điều đó đã gây kinh ngạc cho họ hàng và bạn bè của bà.

Ngày 30 tháng 12 năm 2000, bà Hoàng Văn Trân đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bà đã bị đánh đập tàn nhẫn và bị bắt tại Quảng trường Thiên An Môn. Tất cả tiền và các vật dụng khác của bà đã bị tịch thu. Bà đã bị giam tại Đồn cảnh sát Thiên An Môn và Đồn cảnh sát Môn Đầu Câu trong hơn mười ngày mà không được phát đồ ăn. Sau đó bà bị đưa trở về thị trấn nơi bà ở bởi Tô Lợi, một cảnh sát ở Đồn cảnh sát Ngọc Hồ ở thành phố Yết Dương, tỉnh Quảng Đông, và bị giam tại Nhà tù Khu Yết Đông. Bà đã bị đánh và bị lăng mạ thậm tệ ở đó bởi một nữ cảnh sát, có họ là Cảnh, vì đã từ chối thừa nhận rằng bà có tội.

Trong khi bị giam, cảnh sát đã quấy nhiễu gia đình của chị gái và gia đình của ba người em bà. Kết quả là, gia đình đã không liên lạc với bà Hoàng Văn Trân trong nhiều năm. Sau khi bà bị giam trong ba tháng, Tô Lợi đã tống tiền 5,000 nhân dân tệ từ gia đình trước khi bà được trả tự do. Bà đã bị cảnh sát đe dọa rằng bà cần phải ở Quảng Châu để không bị quấy nhiễu và bị bắt bởi Phòng 610 địa phương.

Ngày 18 tháng 4 năm 2004, bà Hoàng Văn Trân bị bắt tại nhà cô Hoàng Lệ Linh và bị đưa đến Đồn cảnh sát Ngọc Hồ. Tối hôm đó, bà đã bị đưa đến một trại tẩy não được điều hành bởi chính quyền Thị trấn Tích Trường. Ngày 29 tháng 4 năm 2009, bà bị đưa đến Trại tẩy não tỉnh Quảng Đông. Sau khi được thả, bà đã đến nhà cô Hoàng Lệ Linh vào đầu tháng 8. Ủy ban khu dân cư và Phòng 610 cũng như các nhân viên nhà trường đã đến nhà cô Hoàng và quấy nhiễu gia đình. Bà Hoàng Văn Trân đã không được phép ở cùng con gái bà.

Vào mỗi kì nghỉ hay những dịp đặc biệt mà mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau, Lại Nhân Hâm, đội trưởng đội bảo vệ, và các bảo vệ khác đều đến quấy nhiễu gia đình. Ngày 9 tháng 7 năm 2009, nhà cô Hoàng đã bị lục soát một lần nữa. Tuy nhiên, Bà Hoàng Văn Trân đã trốn thoát. Bà bị buộc phải rời khỏi nơi con gái bà ở.

5. Em họ cô Hoàng bị bức hại

Chị họ cô Hoàng là cô Hoàng Khải Tuyền, đã bị tố giác khi cô gửi thư về Pháp Luân Công. Vào buổi chiều ngày 31 tháng 10 năm 2002, có năm cảnh sát từ Phòng an ninh công cộng thị trấn Thang Khanh ở khu Phong Thuận, tỉnh Quảng Đông, đã đến lục soát nhà cô. Họ đã lục soát bốn phòng trong nhà và phá hỏng các vỏ bao bì đóng gói thuốc ở nhà kho. Cảnh sát cũng lấy đi tất cả tài nhiệu cũng như các sách Đại pháp. Sau đó, họ đã đưa cô Khải Tuyền đến nhà tù Phong Thuận nơi cô bị giam trong 22 ngày. Cô được tự do sau khi cha mẹ cô phải trả 4,000 nhân dân tệ vì bị cảnh sát tống tiền. Trong những ngày được gọi là “ ngày nhạy cảm” cảnh sát có thể quấy nhiễu gia đình cô Hoàng Khải Tuyền bằng điện thoại hoặc bằng người chỉ định.

Khi cảnh sát khám nhà cô Hoàng Lệ Linh vào ngày 8 tháng 7 năm 2009, cô Khải Tuyền đã phải ở đó suốt đêm. Cảnh sát Từ Thanh Tùng đã túm lấy tóc cô và cố kéo cô ra khỏi nhà. Cô đã quá sợ hãi nên cô đã khóc và hét lên, và đi khỏi nhà cô Hoàng vào lúc bình minh. Ngày 11 tháng 7 năm 2009, cảnh sát đã thẩm vấn cô Khải Tuyền, các con cô vẫn còn nhỏ và vẫn bú sữa mẹ

6. Cô của cô Hoàng đã bị bức hại đến tâm thần rối loạn bởi trại tẩy não

Vào một buổi tối mùa hè năm 2006, cô của Tân, bà Lô Cầm, đã bị bắt trong lúc đi phát tời rơi về Pháp Luân Công. Bà đã mất tích nhiều ngày cho đến khi gia đình tìm thấy bà đang bị giam tại Trại tẩy não thành phố Quảng Châu. Gia đình đã đến thăm bà nhưng họ đã bị từ chối. Bốn tháng sau khi bà Lô được trả tự do, tất cả răng cửa của bà đều đã gãy hết, nên bà không thể nói rõ được. Bà thường tự nói với mình, hai mắt bà nhìn chằm chằm vào khoảng không, và mỗi khi bà nghe thấy người nào đó gõ cửa, bà trở nên sợ hãi và nấp ở trong khoảng tối hoặc dưới gầm giường. Chồng bà đã phải nghỉ làm để chăm sóc bà.

Bà Lô đã mất tích nhiều lần. Chồng bà đã gọi cho cảnh sát để trình báo việc bà mất tích. Nhưng cảnh sát đã chẳng những không giúp đỡ tìm kiếm bà mà họ còn nói rằng bà giả vờ điên để trốn khỏi sự theo dõi của cảnh sát. Lần cuối lúc bà Lô mất tích, chồng bà đã không tìm thấy bà cho đến một tháng sau thì bà đã được tìm thấy. Bà được đưa đến Bệnh viện tâm thần làng Phương để điều trị, nhưng không khỏi, ông bà của anh Tân đều đã gần 90 tuổi và không có ai chăm sóc.

Cảnh sát đã khám nhà cô Hoàng Lệ Linh và gia đình vào buổi đêm. Một nhóm cảnh sát mặc thường phục đã đi trên những chiếc xe không rõ ràng đến nhà cô. Chính quyền đã cố gắng che đậy không cho ai biết về vụ khám xét nhà cô. Có vài người hàng xóm sống cùng tòa nhà với cô đã biết về cách đối xử của cảnh sát. Họ hàng và bạn bè cô Hoàng bị đe dọa bởi chính quyền, nên họ đã không dám phơi bày cuộc bức hại trên mạng. Dưới áp lực của cảnh sát, gia đình bà Lô đã từ chối tiếp xúc với các học viên khác. Họ đã bị từ chối khi họ đến thăm bà Lô, nhiều thông tin đã bị vạch trần.

Thông tin liên lạc của những người tham gia bức hại:

Từ Thanh Tùng và Lữ Hải từ Phòng 610 quận Thiên Hà.

Trại lao động cưỡng bức nữ Tra Đầu tỉnh Quảng Châu.

Đội Ba chuyên về đàn áp Pháp Luân Công: 86-20-81730790, nhánh 8856

Nguyễn Linh, Phạm Lệ Quyên, Trần Chương Phượng, Chu Hoa Quyên , Lữ Xuân Lâm , Trác Tú Linh , Liêu Dong Dong , Tạ Tuyên Hân , Hà Quốc Linh: cảnh sát ở Đội Ba

Đồn cảnh sát Viên Thôn

Trường bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Đông

Lữ Tiểu Minh, hiệu trưởng: 86-20-85524365 (Văn phòng)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/20/208653.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/2/111239.html
Đăng ngày 08-10-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share