[MINH HUỆ 08-09-2009]
Kiều Hồng Hà
Tên tôi là Kiều Hồng Hà, 44 tuổi, là học viên ở thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm. Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, Phòng cảnh sát Thành phố Thư Lan và Đồn cảnh sát Thiết Đông đã quấy nhiễu gia đình tôi nhiều lần, đày ải gia đình tôi và tôi về thể xác lẫn tinh thần.
Ngày 27 tháng 2 năm 2000, Phòng cảnh sát Liên lạc Cát Lâm ở Bắc Kinh đã bắt tôi, khi tôi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Tôi đã bị nhốt ở trong tầng hầm và bị họ khám người. Họ đã không cho tôi ăn gì. Tôi đã bị giam trong hai tuần tại nhà tù Nam Sam ở Thư Lan.
Ngày 5 tháng 6 năm 2004, cảnh sát ở Đồn cảnh sát Thiết Đông, Vu Quốc Huy, cùng với năm người khác ở Đội An ninh nội địa, đã lục soát nhà tôi. Họ lấy đi các băng hình về Pháp Luân Công và sách. Tôi đã bị giam trong 85 ngày và bị đưa đến trại lao động trong một năm. Do ở trại tôi đã từ chối viết một bức thư từ bỏ việc tập luyện Pháp Luân Công, cai ngục đã khuyến khích các tù nhân đánh và đá tôi. Bắp đùi tôi bị thâm đen.
Ngày 8 tháng 3 năm 2009, đồn trưởng Đồn cảnh sát Thiết Đông, Trương Hồng Hải và bốn cảnh sát khác đã lục soát nhà tôi. Họ đã không tìm được thứ mà họ đang tìm.
Mạnh Tường Phát
Tên tôi là Mạnh Tường Phát, 57 tuổi. Tôi bị cho nghỉ việc ở Cục Thiết bị hóa chất khai thác mỏ Thư Lan. Tôi từng sống ở khu khai thác mỏ nhưng hiện tại tôi sống tại Quận Cát Thư, thành phố Thư Lan.
Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, cảnh sát Tôn Kế Khố từ Đồn cảnh sát Khai thác than đá Phong Quảng đã bắt tôi và đưa tôi đến nhà tù Nam Sơn.
Ngày 14 thang 3 năm 2002, Đồn trưởng Đồn cảnh sát địa phương Tôn Quảng Ngọc cùng với cảnh sát Tôn Ngọc Khố, Lâm Thục Phương đã trèo tường vào bắt giữ tôi và vợ tôi là bà Thiệu Quế Chi. Tôi đã bị đưa đến nhà tù Nam Sơn ngay ngày hôm sau, và vợ tội bị giam ở một nhà tù trong 15 ngày. Tôi đã bị bức hại khi ở tù trong 47 ngày. Sau đó họ đã đưa tôi đến trại lao động cưỡng bức Triều Dương Câu ở thành phố Trường Xuân, nơi tôi đã bị ngược đãi dã man trong hai năm. Tiền trợ cấp thất nghiệp của tôi đã bị dừng lại trong một năm.
Khi ở trại lao động, tôi không được phép nói chuyện với các học viên khác. Tôi phải ngồi trên một cái ghế nhỏ hơn 14 giờ hàng ngày và phải làm việc nặng nhọc. Họ thường khuyến khích các tù nhân đánh và lăng mạ thậm tệ các học viên. Họ đã cố gắng “chuyển hóa” chúng tôi bằng cách không cho chúng tôi ngủ. Các nhân viên dùng nhiều cách để tra tấn chúng tôi nhằm đạt mục tiêu của họ. Họ thường dùng dùi cui điện để chích điện chúng tôi, đánh và đá chúng tôi, không cho chúng tôi ngủ và kéo dài thời hạn tù của chúng tôi. Thời hạn tù của tôi đã bị kéo dài thêm 43 ngày.
Tôi đã hỏi người phụ trách tại sao thời hạn tù của tôi bị kéo dài. Ông ta đã ra lệnh cho các tù nhân dẫn tôi đến và bắt tôi ngồi trên một cái ghế nhỏ. Đội trưởng Trần đã đưa tôi đến phòng thẩm vấn. Các cai ngục Phạm, Trần và Vương đã đánh tôi ngã xuống sàn và đá tôi cho đến khi tôi bất tỉnh. Khi tôi tỉnh lại, mặt tôi bị sưng, răng tôi bị gãy và tôi đã bị nhốt một mình trong một phòng nhỏ. Trong thời gian đó, cảnh sát cũng bắt giữ vợ tôi. Khi tôi trở về nhà, cảnh sát đã đến nhà tôi nhiều lần để quấy nhiễu và làm tổn thương gia đình tôi. Những hành động của họ gây ảnh hưởng xấu đến các con tôi. Tôi không thể diễn tả nỗi đau mà chúng tôi phải chịu đựng trong hơn mười năm.
Thiệu Quế Chi
Tên tôi là Thiệu Quế Chi, 56 tuổi, nữ. Tôi từng sống tại khu Khai thác than đá Phong Quảng Thư Lan.
Tháng 9 năm 1999, tôi đã bị giam trong 15 ngày vì tập luyện Pháp Luân Công tại sân bóng đá của Công ty khai thác than đá Phong Quảng. Duẫn Trung Thu và những người khác phải có trách nhiệm về việc bắt giữ tôi. Trong tháng 11 năm 1999, tôi đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và đã bị giam trong 15 ngày. Sau đó tôi bị đưa đến một trại lao động trong một năm. Trong khi tôi bị giam tại nhà tù Thư Lan, Đội trưởng Giang đã đánh tôi tàn nhẫn vì tôi tập luyện Pháp Luân Công. Họ còng tôi lại. Lưu Thanh Quốc và Trương Hữu Lợi và những người khác phải có trách nhiệm về toàn bộ việc ngược đãi trên.
Ngày 14 tháng 3 năm 2002, Đội trưởng Đội cảnh sát Khai thác than đá Phong Quảng, Tôn Quảng Ngọc, cảnh sát Tôn Ngọc Khố và Lâm Thục Phương đã trèo qua hàng rào, đột nhập vào nhà tôi, bắt giữ chồng tôi là ông Mạnh Tường Phát và tôi.
Ngày 23 tháng 4 năm 2004, tôi đã vô cớ bị bắt và bị đưa đến nhà tù Thư Lan. Sau 37 ngày bị giam giữ, tôi đã bị đưa đến đồn cảnh sát và bị giam tiếp 15 ngày. Tôi đã không được thả tự do cho đến khi tôi phải trả 1,500 nhân dân tệ vì bị cảnh sát tống tiền. Tôn Ngọc Khố và Lâm Thục Phương, là những người phải chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra với tôi.
Ngày 17 tháng 10 năm 2005, tôi đã bị bắt một lần nữa và bị giam tại nhà tù Thư Lan trong hai tháng, sau đó là một năm tại trại lao động cưỡng bức
Giang Tú Cần
Tên tôi là Giang Tú Cần, nữ, 65 tuổi, không có việc làm, và sống tại phố Phong Quảng, Cục khai thác mỏ Thư Lan.
Ngày 10 tháng 9 năm 2003, nhiều công chức đã đến nhà quấy nhiễu tôi. Họ đã lấy đi các sách Đại Pháp, băng hình, và các tài liệu. Những người phải chịu trách nhiệm: Tôn Kế Khố, Mã Ngạn Trân.
Tháng 1 năm 2006, họ đã quấy nhiễu con cả của tôi tại nhà riêng. . Những người phải chịu trách nhiệm: Tôn Kế Khố, Mã Ngạn Trân.
Ngày 8 tháng 5 năm 2008, hai người trên lại một lần nữa quấy nhiễu con trai cả của tôi tại riêng.
Trương Hồng Hà
Tên tôi là Trương Hồng Hà, nữ, 47 tuổi. Tháng 8 năm 2000, tôi đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Công chức từ Phòng liên lạc Cát Lâm ở Bắc Kinh đã đưa tôi về nhà. Tôi đã phải trả toàn bộ lệ phí, thêm vào đó họ còn tống tiền tôi 2,900 nhân dân tệ và giam tôi tại nhà tù Thư Lan trong 15 ngày.
Tháng 1 năm 2001, tôi và bốn học viên khác đã bị bắt tại quận Phòng Sơn, thị trấn Lương Hương. Cảnh sát ở Đồn cảnh sát thị trấn Lương Hương đã lấy điện thoại di động và 1,500 nhân dân tệ của chúng tôi. Chúng tôi bị giam trong 24 giờ và sau đó bị đưa đến nhà tù Phòng Sơn. Chúng tôi đã không nói cho họ biết địa chỉ nhà hoặc tên và tuyệt thực để phản đối bức hại, yêu cầu trả tự do vô điều kiện. Nhưng chúng tôi đã bị ngược đãi và bị nhốt trong bốn phòng nhỏ riêng biệt.
Nhà tù đã lừa dối, đe dọa, “ép-ăn”, và các phương thức khác để tra tấn chúng tôi. Họ đã còng tay chúng tôi vào một cọc kim loại ở bên ngoài để khiến chúng tôi bị lạnh cóng. Họ đã còng tay tôi ở đằng sau,với một bàn tay ở phía trên, một tay ở phía dưới, sau đó họ dùng dùi cui điện để chích điện tôi. Thời điểm khác, một cai ngục đã tát tôi nhiều lần.
Sau hơn 40 ngày bị giam giữ, một học viên mà tôi biết trước đây đã đến nhà tù. Cô ấy nói với tôi rằng chúng tôi không nên ở đây và nên ra ngoài. Sau đó tôi đã nói với cai ngục tên của tôi. Sau đó chính quyền đã có hai cuộc họp. Tôi đã phải trả 5,000 nhân dân tệ vì bị cảnh sát tống tiền và bị giam một năm tại một trại lao động cưỡng bức
Hề Á Hồng
Tên tôi là Hề Á Hồng, nữ, 42 tuổi, ở thành phố Thư Lan. Vào một đêm sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, Tôn Văn Cử, đã chết, từng là Đội trưởng đội bảo vệ tại bệnh viện tâm thần Thư Lan, và cảnh sát ở Đồn cảnh sát Bắc Thành đã đột nhập vào nhà tôi. Họ đã ra lệnh cho tôi giao nộp các sách Đại Pháp.
Ngày 16 tháng 11 năm 1999, tôi đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Việc đó xảy ra cùng thời điểm với Tổng Thư Kí Liên Hợp Quốc, Annan đến Bắc Kinh. Các cảnh sát mặc thường phục đã bắt tôi ở trước cửa một đại sứ quán và giam tôi tại nhà tù quận Triều Dương ở Bắc Kinh trong 18 ngày. Sau đó Đội trưởng Đội An ninh nội địa, Lý Giáp Triết ở Phòng cảnh sát Thư Lan đã còng tay tôi và đưa tôi về nhà tù Thư Lan và tiếp tục giam tôi 15 ngày, sau đó tôi đã bị giam thêm 3 ngày tại tòa nhà Cục Tài chính Thư Lan trước khi tôi được thả.
Tháng 3 năm 2000, Lý Giáp Triết cùng với các cảnh sát khác xâm nhập vào nhà tôi lúc nửa đêm, đưa tôi đến Phòng cảnh sát Thư Lan trong một đêm, và sau đó lại giam tôi tại tòa nhà Cục Tài chính Thư Lan gần một tuần.
Tôi đã đến Bắc Kinh một lần nữa vào ngày 19 tháng 12 năm 2000 để trưng biểu ngữ về Pháp Luân Công ở quảng trường Thiên An Môn. Các cảnh sát mặc thường phục đã lại bắt tôi và giam tôi tại một đồn cảnh sát trong ga tàu hỏa. Sau đó tôi bị đưa đến nhà tù Môn Đầu Câu trong năm ngày, sau đó tôi bị giam tiếp ba ngày tại nhà tù Lang Phường.
Trong suốt mười năm bức hại, cảnh sát khét tiếng độc ác, Lý Giáp Triết và những người khác –Đội trưởng Phó Quốc Phát ở Đồn cảnh sát Nam Thành; các cảnh sát Khổng Tường Thần và Vương Cảnh Vũ; Đội trưởng Trương Hồng Hải ở Đồn cảnh sát Thiết Đông; các cảnh sát Hứa Khánh Quốc, Vu Quốc Huy, Chu Huy và Vu Hồng Lượng, bí thư Hàn Tuyết Tùng; và những người khác đã xâm nhập vào nhà tôi nhiều lần, lấy đi các vật dụng của tôi. Hơn nữa, họ đã đến rất nhiều lần vào những ngày nhạy cảm để quấy nhiễu chúng tôi.
Điền Thục Vân
Tên tôi là Điền Thục Vân, 45 tuổi, nữ. Vào tháng 3 năm 2000, Giám đốc Hòa và hai người là Ngụy và Lý ở Khu Phát triển kinh tế Thiết Đông đã bắt và giam tôi tại tòa nhà Cục Kinh tế Thư Lan gần một tuần.
Ngày 19 tháng 12 năm 2000, tôi đã đến quảng trường Thiên An Môn một lần nữa để trưng biểu ngữ chứng thực Pháp Luân Công. Các cảnh sát mặc thường phục đã bắt và giam tôi tại Đồn cảnh sát trong ga tàu hỏa, sau đó tôi tiếp tục bị giam tám ngày tại nhà tù Mật Lrâm. Giám đốc Hòa, đã nhận ra tôi, khiến tôi bị đưa trở về nhà và bị giam tại nhà tù Thư Lan thêm một tháng nữa. Sau đó tôi bị đưa đến nhà tù Hắc Chủy Tử tại thành phố Trường Xuân. Tôi đã không vượt qua được kỳ kiểm tra sức khỏe do bị tăng huyết áp và bệnh tim. Tôi đã bị đưa trở lại nhà tù Thư Lan, nơi tôi tiếp tục bị giam thêm bốn tháng nữa. Do có lãnh đạo cấp trên đến để kiểm tra, tôi được coi là không đủ điều kiện và được trả tự do.
Ngày 14 tháng 9 năm 2003, cảnh sát Vu Quốc Huy và một cảnh sát khác ở Đồn cảnh sát Thiết Đông đã bắt và đưa tôi đến nhà tù Nam Sơn. Tại đó, họ lại chuyển tôi đến nhà tù Hắc Chủy Tử tại Thành phố Trường Xuân. Nhà tù đã từ chối tôi vì lý do sức khỏe và đưa tôi trở lại nhà tù Thư Lan. Ngay cả khi tôi bị đưa trở lại nhà tù Hắc Chủy Tử và bị buộc ở lại, bất chấp tình trạng sức khỏe của tôi. Hai tháng sau, tôi được tại ngoại để điều trị y tế.
Ngày 27 tháng 2 năm 2008, cảnh sát Hứa Khánh Quốc, Chu Huy và Hàn Tuyết Tùng cùng nhiều người khác ở Đồn cảnh sát Thiết Đông đã đến nhà tôi để tìm kiếm các sách Đại Pháp, đĩa CD, và băng ghi âm. Tôi lại bị bắt một lần nữa. Lần này họ đưa tôi đến Đồn cảnh sát Thiết Đông và sau đó tôi đã bị giam ở một nhà tù hơn 20 ngày. Tôi lại được tại ngoại để điều trị y tế.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/8/207929.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/30/111185.html
Đăng ngày 04-10-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản