Tên: Miêu Thanh (苗青)

Giới tính: Nữ

Tuổi: 49

Địa chỉ: Khu dân cư Xí nghiệp Đo Lường, 46 Đường Đồng Nhtại quận Thành Tây của Thành phố Tây Trữ, Tỉnh Thanh Hải

Nghề nghiệp: Trước làm việc tại phân xưởng số 6 thuộc Công ty TNHH Dao và  Đo lường tỉnh Thanh Hải.

Ngày bị bắt gần đây nhất: 20 tháng 5 năm 2004

Nơi giam gần đây nhất: Trại lao động cưỡng bức nữ Thanh Hải (青海省女子劳教所)

Thành phố: Tây Trữ

Tỉnh: Thanh Hải

Hìh thức bức hại đã trải qua: Giật điện, lao động cưỡng bức, đánh đập, giam cầm, tra tấn, làm tiền, đuổi việc, lục soát nhà, tra vấn, giam giữ

Những người tham gia bức hại chính: Đoạn Hải Vinh , phụ trách Nhóm Kỷ luật tại Trại lao động cưỡng bức nữ Thanh Hải; Trần Thanh Hoa, bác sĩ nhà tù; Vương Hải Kiệt, chính trị viên.

[MINH HUỆ 11 – 09 – 2009] Sau tháng 7 năm 1999, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, học viên bà Miêu Thanh đã bị giam trong một trại lao động cưỡng bức trong 3 năm và 19 ngày. Bà bị đuổi việc, nhà bà bị lục soát, bà bị khủng bố nhiều lần, và gia đình bà chịu sự áp lực tinh thần vô cùng.

Đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện với chánh phủ và làm sáng tỏ sự thật, bị mất việc làm, gia đình bị tan vỡ.

Vào tháng Hai 2000, trong dịp Tết Nguyên Đán của Trung Quốc, bà Miêu đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện với chính phủ. Bà có ý định làm sáng tỏ sự thật, rằng Pháp Luân Công dạy học viên làm người tốt đồng thời giữ được sức khỏe tốt. Sau khi bà trở về từ Bắc Kinh, công ty mà bà làm việc sa thải bà. Quyết định được đưa ra vào ngày 22 tháng 2 năm 2000, trong số một vài người, có chủ tịch hội đồng thành viên Cổ Hữu Nghị, bí thư Đảng Lý Duyệt và Mục Vĩnh Ngạn là người phụ trách phân xưởng số 6. Họ cũng làm tiền bà 3,400 nhân dân tệ nói rằng đó tượng trưng cho các chi phí mang bà trở về từ Bắc Kinh.

Bà Miêu trước đây sống tại vùng cư trú của xí nghiệp Đo lường thành phố Tây Trữ. Sau khi bà bị đuỗi việc, những người từ Phân cục Công An quận Thành Tây tại thành phố Tây Trữ, Phòng 610 Thành Tây, Văn phòng Cổ Thành Đài, Ban quản lý cộng đồng hạng Đông Xã và Xí nghiệp  Đo lường hợp cùng nhau bức hại bà. Họ chuyển Ban quản lý cộng đồng địa phương tới tòa nhà bà mà bà ở, để theo dõi bà suốt ngày đêm. Bất cứ điều gì bà làm, kể cả đi chợ mua thức ăn hay việc gì khác, cũng có người đi theo bà. Trong thời gian tạm thời chuyển đến đó, những người này không chỉ không ngừng làm phiền bà, mà còn cố quấy nhiễu gia đình bà.

Một ngày kia, cảnh sát mang bà đi. Họ đe dọa bà không ngừng từ trưa cho đến 9 giờ tối, và sau đó lục soát nhà bà, và tịch thu một bản Chuyển Pháp Luân. Ngày 8 tháng Ba, các viên chức từ Sở Cảnh sát Ngũ Tứ Đại Nhai đi đến nơi làm việc của chồng bà để buộc ông tìm bà, gây trở ngại cho công việc của ông.

Sự bức hại này hoàn toàn làm rối loạn đời sống của gia đình bà. Chồng bà và con bà chịu đựng áp lực lớn lao vô cùng từ xã hội đến gia đình, và các phương diện khác, mà tạo cho họ sự căng thẳng nghiêm trọng. Chồng bà không còn chịu nổi áp lực tinh thần, nên một ngày vào tháng Ba lúc 1 giờ sáng, khi bà và con của họ đang ngủ, ông đóng tất cả cửa sổ và cửa ra vào, mở ống Gas lò nấu ăn cho phòng đầy gas và quẹt diêm. Lạ thường thay, không bị nổ. Người ta nói rằng người tốt được Trời phù hộ, vì vậy cả nhà thoát khỏi thảm kịch.

Để thoát khỏi sự khủng bố của ĐCSTQ, chồng bà dọn nhà đi. Bà Miêu bị thiếu tài chính sau khi bị cho thôi việc, nhưng bà phải sống. Một số người bất hảo vẫn theo dõi bà cận kề, vì vậy bà không thể đi ra ngoài tìm công việc. Trong khi đó bà phải lo cho con bà. Vào tháng Tám, bà cuối cùng quyết định bỏ nhà đi.

Ba năm tù và tra tấn

Ngày 2 tháng 5 năm 2001, khi bà Miêu đang đi trên đường thành phố Tây Trữ, giám đốc của sở cảnh sát Ngũ Tứ Đại Nhai, họ là Vũ, và cảnh sát viên Vưu nhìn thấy bà. Bà bị bắt và bị giam tại Phân cục công an Thành Tây. Ngày kế tiếp, bà bị mang đên nhà tù thành phố Tây Trữ, tại đây bà đã tuyệt thực. Ngày 31 tháng Năm, bà bị kết án ba năm trong trại lao động cưỡng bức.

Tại Trại lao động cưỡng bức nữ tỉnh Thanh Hải, bà bị buộc lao động vô cùng nặng nề. Vì bà vạch trần sự đối xử vô nhân đạo này, bà bi đặt dưới cái gọi là ‘nghiêm quản’, là một hình thức đối xử hà khắc hơn nhiều so với  những điều mà các tù nhân thường phải chịu đựng. Bà không được phép nói chuyện với bất cứ một học viên nào khác, và một đến hai tù nhân xì ke trông chừng bà suốt ngày đêm không cho bà có bất cứ tự do cá nhân nào.

Trong tháng 11 và tháng 12 năm 2001, một số lính canh tà ác đến, và chúng dùng mọi cách hạ tiện nhất để buộc các học viên từ bỏ Pháp Luân Công. Đồng thời, chúng cũng chia sẻ các kinh nghiệm với các lính canh khác. Một ngày vào tháng Mười Một, vì bà Miêu chống lại sự ngược đãi bà và từ chối đeo dấu hiệu, khoảng 12 lính canh đánh bà trong văn phòng. Dẫn đầu bởi Đoạn Hải Vinh, mà là người phụ trách Nhóm Kỷ luật, Lý Hoa, Hứa, Trương, Vương Hải Kiệt, và các người khác giật điện bà và vả vào mặt bà. Trương đánh bà nhất là vào mặt, mà khiến cho mũi bà bị chảy máu. Họ cũng giật điện vào  trán, bàn tay và thân mình của bà.

Một ngày vào tháng Mười Hai, bà Miêu bị giam trong phòng giam biệt lập nơi tầng trệt và sau đó bị đặt dưới sự kiểm soát chặc chẽ. Chiều tối, bác sĩ nhà tù, Trần Thanh Hoa, một người đàn ông, mang bà vào một văn phòng nơi tầng hai. Anh ta yêu cầu bà chụp phóng ảnh các tài liệu lăng mạ Pháp Luân Công, nhưng bà từ chối. Kết quả, Trần không ngừng vã vào mặt bà, và sau đó bóp cổ bà đến độ bà gần nghẹt thở. Nhìn thấy như vậy, Trần nói, “Tại sao mặt bà trở thành xanh như vậy?” Anh ta cũng nói, “Bà phải viết tờ hối quá thư, nếu không bà sẽ đứng suốt đêm.” Bà trả lời, “Tôi sẽ không viết nó, tôi sẽ không bao giờ viết điều đó!” Sau khi anh ta bị mệt nhoài vị đánh bà, anh ta ngủ thiếp trên giường, trong khi bà phải đứng suốt đêm. Vào lúc 5 giờ sáng ngày hôm sau, khi bà xin phép đi nhà cầu, yêu cầu của bà bị từ chối. Vì trời tuyết đêm trước đó, chân của bà trở nên sưng vù vì đứng trên đất lạnh và bà không còn có thể cử động chúng được nữa. Bà không được phép trở về phòng giam cho đến 9 giờ sáng. Trần cũng nói với các hợp tác viên đừng cho bà ngủ trong ngày.

Nơi trại, máy phóng thanh chạy suốt ngày, hệ thống theo dõi hình trong mỗi phòng giam theo dõi mọi cử động của các học viên, các hợp tác viên và tù nhân nghiện ma túy theo dõi các học viên, và hai người ngủ trên một giường, cũng với mục đích là theo dõi. Mỗi khi một học viên bị mang ra ngoài, với tiếng clíc của cánh cửa sắt to, một người nào đó trở lại bị thương nặng nề. Cả các tù nhân nghiện ma túy cũng nói họ rất lo lắng mỗi khi họ nghe tiếng click của cánh cửa sắt đó. Đó có nghĩa là một học viên sắp bị đánh đập. Sau khi học viên Đàm Nghênh Xuân bị tra tấn đến chết trong trại giam, các lính canh đó sợ bị trách nhiệm, vì vậy môi trường trở nên hơi dễ thở hơn một chút.

Bà Miêu từ chối từ bỏ đức tin của bà, vì vậy thời hạn giam của bà bị gia tăng thêm 19 ngày, và bà chỉ được thả ra ngày 20 tháng 5 năm 2004.

Bức hại tiếp tục

Cái ngày mà bà được thả ra, các thành viên của Ban Chính trị và Luật pháp quận Thành Tây, Văn phòng Cổ Thành Đại và ban quản lý Cộng đồng Hạng Đông Xã mang chồng bà đến trại. Vì chỗ ở trước đây của bà đã bị chiếm bởi thành phố và đã dùng cho những mục đích khác, và bà không có huê lợi và chồng bà bị sa thải trước đó lâu rồi, họ phải dọn đến một vùng ngoại ô để ở. Đó là một nơi mà chị dâu bà tìm được, nằm trong huyện Thành Bắc. Khi dân chúng địa phương nghe nói bà không từ bỏ tập luyện Pháp Luân Công, họ rất xấu với bà. Bà đi tìm người phụ trách cộng đồng, và hỏi tại sau họ muốn đá bà ra. Bà nói với họ rằng bà sẽ khiếu nại đến mỗi cấp chính quyền, và thách họ tìm được lý do, và đó là phạm luật. Người phụ trách nói rằng bà không hiểu luật, vì vậy bà ta sẽ báo cáo trường hợp của bà lên cấp trên của bà ta. Những người từ sở cảnh sát đến và nói với bà là bà được phép ở sống nơi đó. Tuy nhiên, họ nói với bà như vậy, nhưng sau lưng họ làm khác. Họ gây áp lực với chị dâu bà thay vì đó. Do vì áp lực, chồng bà cãi nhau với bà chị dâu, và họ chấm dứt mối quan hệ. Vì điều đó, chị dâu bà bị tái bệnh tim, và phải đi nằm nhà thương. Khi chồng bà nghe như vậy, ông cố tìm cách tự vẫn, nhưng thất bại. Sau hai vụ đó xảy ra, dân chúng phải ngưng quấy rối họ trong một thời gian.

Vào tháng Năm 2008, Lôi Hiểu Hà từ Vùng hạng Đông Xã đi với một người khác đến huyện Bình An tại Tỉnh Thanh Hải, tìm bà Miêu, mà đã đến đó sinh sống. Những người từ Phòng 610 thành phố Tây Trữ và Sở cảnh sát huyện Bình An hợp tác cùng nhau quấy nhiễu bà. Cổ Lạp Mao từ sở cảnh sát huyện Bình An giả bộ làm người phụ trách xưởng gạch, và đi đến tiệm bà để theo dõi bà. Sau đó anh ta mướn một căn nhà ngay đối diện với tiệm bà để theo dõi bà 24/24, và điều này tiếp tục diẽn ra trong ba tháng.

Ngày 20 tháng Bảy 2009, những người khác, nói ở trên, lại đến làm phiền bà. Vào lúc 3 giờ chiều, Lý từ Văn phòng quản lý toàn diện Cổ Thành Đại, Lôi Hiểu Hà từ huyện Hạng Đông Xã, và một vài người khác từ sở cảnh sát Ngũ Tứ Đại Nhai, đi đến nhà bà Miêu. Vì họ không tìm được bà, họ bắt chồng bà đi đến nhà của chị bà và các nơi khác để tìm bà. Vào lúc 7 giờ chiều, họ lại đến nhà của chị bà và các nơi khác tìm bà. Qua ngày hôm sau, họ lại đến nhà bà. Họ nói rằng nếu họ không tìm được bà, họ sẽ báo cáo lại lên các cấp trên của họ, và sau đó họ sẽ lại tìm nữa, cho đến khi họ tìm được bà. Ngày hôm sau, họ đi với Khứ Miêu Thanh từ sở cảnh sát thị xã Bình An đến nhà của chị bà tại huyện Bình An để làm phiền họ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/11/208123.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/22/111018.html
Đăng ngày: 06- 10 – 2009; Bản dịch có thẻ được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share