Tên: Trần Sở Quân (陈楚君)
Giới tính: Nữ
Tuổi: Ngoài 30
Địa chỉ: không rõ
Nghề nghiệp: Trước kia là kế toán Ga phía nam thuộc ngành đường sắt thành phố Hoài Hóa tỉnh Hồ Nam
Ngày mất: tháng 3/2009
Ngày bị bắt gần đây nhất: 10/5/2008
Nơi bị giam giữ gần đây nhất: Trung tâm tẩy não thành phố Hoài Hóa(怀化市洗脑班)
Thành phố: Hoài Hóa
Tỉnh: Hồ Nam
Bị bức hại theo các cách: Không cho ngủ, cho điện giật, lao động cưỡng bức, tẩy não, bị bắt tiêm thuốc [hủy diệt hệ thần kinh], đánh đập, bị treo lên, tra tấn, tống tiền, cho thôi việc, gò bó thân thể, bị cho vào bệnh viện tâm thần, giam giữ

[MINH HUỆ 31-09-2009] (Phóng viên từ tỉnh Hồ Nam) Cô Trần Sở Quân bị bắt trước Olympics Bắc Kinh, bị giam giữ, và bị đưa đến trại lao động cưỡng bức. Gần đây người ta mới phát hiện rằng cô đã bị chết vào tháng 3/2009 Bệnh viện nhân dân số 4 thành phố Hoài Hóa, là một bệnh viện tâm thần.

Bố của cô Trần là một sĩ quan cấp sư đoàn của quân đoàn Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Cô Trần đã được tạm thời nghỉ việc 10 năm theo luật định để đi học tiếng Anh ở Bắc Kinh, và học Pháp Luân Công trước khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7/1999. Cô đã thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công 7 lần sau khi cuộc đàn áp bắt đầu và cơ quan cô đã đưa cô đến “Trường giáo dục pháp luật” (một nơi tẩy não) để bị bắt buộc tẩy não ở thành phố Quảng Châu tỉnh Quảng Đông.

Vào năm 2001, cô Trần bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Long và vào tháng 11 cô bị đưa từ Đội “sản xuất” đến cái gọi là Đội “chuyển hóa” để bị tẩy não. Ngày cô Trần bị đưa đến Đội “chuyển hóa” lính gác trại đã ra lệnh cho các nhân viên hành chính đẩy cô xuống sàn và trói hai tay cô lại. Họ ấn mặt cô xuống sàn nhà và cắt tóc của cô bất chấp việc cô phản đối. Cô Trần phản đối việc ngược đãi tàn bạo này bằng cách tuyệt thực. Sau 6 ngày cô bị đưa đến trạm y tế của trại để tiêm ven. Sau một vài tuần, giám đốc trại ra lệnh cho 2 lính canh theo dõi cô. Theo các nhân chứng, nhân viên của trại đã tiêm glu-cô cùng với thuốc hủy diệt thần kinh có tên là Thorazine vào người cô Trần. Sau khi bị tiêm thuốc này, người ta sẽ dần dần bị mất trí nhớ và ngủ li bì suốt ngày. Những hình phạt này đã làm cho cô bị những tổn thương nghiêm trọng, như rối loạn não và khả năng nhận biết nghiêm trọng.

Lính canh cũng còng tay các học viên bị giam giữ cùng nhau trong một xà-lim. Họ bị treo lên bằng còng tay ở tư thế mà đầu các ngón chân chỉ hơi chạm xuống sàn. Sau khi bị tra tấn như vậy, cô Trần đã run hết cả người lên đến nỗi cả chiếc giường cung rung lên. Lính gác bắt tất cả mọi người trong xà-lim đứng suốt cả đêm, nếu không làm theo thì chúng sẽ dùng dùi cui điện để sốc họ, và đấm đá họ. Trại dùng lính canh nam gác xà-lim nữ qua đêm và ngay khi chúng thấy một học viên luyện công, chúng sốc tất cả mọi người bằng dùi cui điện. Tất cả các học viên đều sợ.

Trước kỳ họp quốc hội thứ 16 vào tháng 10/2002, cô Trần lại đến Bắc Kinh để giải thích sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp. Không may là cô lại bị bắt và đưa đến một trại giam đường sắt bí mật và sau đó bị kết án 3 năm tù bởi tòa án đường sắt Hoài Hóa tỉnh Hồ Nam. Trong suốt buổi xét xử, hai nhân viên của tòa đã giữ hai cánh tay cô để cô khỏi bị gục xuống. Có vẻ như là cô vẫn bị rối loạn nhận thức nghiêm trọng vì cô đã mất khả năng nói.

Vào tháng 6/2004, cô Trần bị đưa đến Khu kiểm soát đặc biệt của nhà tù nữ tỉnh Hồ Nam. Các tù nhân treo cô và các học viên khác lên và đánh họ cho đến khi họ ngất đi. Lính gác không cho họ ngủ sau khi phải lao động 20 giờ một ngày. Vào tháng 3/2005 cô Trần và 4 học viên khác tuyệt thực để phản đối việc phải lao động nặng nhọc và đọc nhẩm những bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp để động viên nhau. Cai ngục và các tù nhân đã tra tấn 5 học viên này trong hơn 40 ngày bằng dùi cui điện, còng tay họ đủ kiểu, bắt họ ngồi trên ghế chỉ với 1 chân trong 16 giờ mỗi ngày (trừ 3 bữa trưa), bắt họ đứng trong một thời gian dài, bức thực họ tàn bạo, và biệt giam họ mỗi người một xà-lim.

Sau khi tuyệt thực hơn 20 ngày, cô Trần bị bắt phải chạy và cô bị kéo lê từ tầng 5 xuống tầng 1 và bị khóa trong xà-lim biệt giam. Cô đã từng bị tra tấn cho đến khi cô không thể nhìn hay đi. Các học viên khác phải khiêng cô vào nhà vệ sinh. Có lần khi cô không thể đi, chạy, hay chống tay ngồi dậy lính gác đã ra lệnh cho các tù nhân kéo lê cô đi vòng tròn trên sàn nhà rồi sau đó khóa cô ở trong xà-lim biệt giam.

Tù nhân Zhang Genlin dùng một cái ống nhựa thọc vào cổ họng cô hàng mấy chục lần và nói “Thật là hay”. Một tù nhân khác nói “Vậy hãy cho tôi chơi cùng với”. Cổ cô bị sưng lên, và cực kỳ đau đến nỗi cô thậm chí không thể nuốt nước hay nói. Một lần khác khi lính gác Li Ling dùng dùi cui điện để sốc cô và treo cô lơ lửng giữa không trung bằng còng tay, cô đã ngất đi. Tù nhân Yan Meiying véo cô và nói “Cô ta vẫn còn sống, chúng ta có thể để cô ta treo lơ lửng như thế.”

Trước Thế vận hội Bắc Kinh, vào tháng 5/2008 Phòng 610 thành phố Hoài Hóa đã quấy nhiễu và bắt giữ hàng chục học viên. Khoảng 10/5/2008 đặc vụ của Phòng 610 đã bắt giữ cô Trần khi cô đang đi đến một trạm chờ xe buýt. Cô chỉ vừa mới đi lĩnh lương từ cơ quan cũ của cô về và đang trên đường trở về nhà. Cô đã bị giam ở trại giam huyện Chi Giang nơi cô bị những phạm nhân liên quan đến ma túy đánh đập cho đến khi đầu của cô bị thương chảy máu. Không lâu sau đó cô lại bị đưa đến trại lao động cưỡng bức nữ Bạch Mã Long và sau đó bị đưa đến trung tâm tẩy não thành phố Hoài Hóa. Một nguồn tin nói rằng cô đã chết vào tháng 3/2009 khi bị giam giữ ở Bệnh viện nhân dân số 4 thành phố Hoài Hóa, là một bệnh viện tâm thần.

Ghi chú quan trọng về Thorazine:

Thuốc thần kinh Thorazine (cũng được gọi là Aminazin, Chlorpromazine, Largactil, Thorazine hay Wintermin) là một thuốc được dùng để điều trị cho các bệnh nhân tâm thần. Thorazine có thể gây nên các tác dụng phụ tương đối nghiêm trọng như rối loạn thần kinh không hồi phục được gây nên chuyển động cơ không kiểm soát được ở mí mắt, lưỡi, cánh tay, đùi, miệng, môi, v.v…;suy thoái toàn bộ đầu não và hệ thần kinh; chậm nhận thức, lãnh cảm, và rối loạn nhận thức.

Theo khuyến cáo y tế của Tổ chức ân xá quốc tế những loại thuốc này bản thân chúng thì không tàn bạo. Có một số rối loạn mà bác sĩ kê đơn các loại thuốc đó để điều trị, nhưng chỉ có những bác sĩ có trình độ mới nên dùng chúng, và phải theo dõi sát. Sự thực là các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn và ngược đãi và không có bằng chứng là họ bị bất cứ rối loạn thần kinh nào, rõ ràng là việc sử dụng những loại thuốc đó là một cách trừng phạt. Nói cách khác, các học viên Pháp Luân Công đã bị cho dùng thuốc thần kinh không hợp lý nhằm để trừng phạt họ vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công.

Báo cáo liên quan: Ma túy, Thorazine được sử dụng để trừng phạt – Học viên, cô Trần Sở Quân bị rối loạn nhận thức do bị cưỡng bức tiêm thuốc https://en.minghui.org/html/articles/2003/12/29/43592.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.cc/mh/articles/2009/9/21/208730.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/24/111072.html
Đăng ngày 02-10-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share