Tên: Lý Tuệ Quyên (李慧娟)

Giới tính: Nữ

Tuổi: khoảng 40

Địa chỉ: Hiệu sách Hồng Vận, Táo Thị, thành phố Lỗi Dương, tỉnh Hồ Nam.

Nghề nghiệp: Chủ hiệu sách Hồng Vận

Ngày bị bắt gần đây nhất: Tháng 5 năm 2009

Nơi bị bắt gần đây nhất: Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Lũng ở thành phố Chu Châu (株洲白马垅劳教所)

Thành phố: Chu Châu

Tỉnh: Hồ Nam

Hình thức bức hại đã trải qua: Bị giam bất hợp pháp.

[MINH HUỆ 03-09-32009] Hiệu sách Hồng Vận, một của hàng kinh doanh nhỏ, gần trường trung học số 4 ở thành phố Lỗi Dương, tỉnh Hồ Nam. Chủ hiệu sách, bà Lý Tuệ Quyên, là một người xinh đẹp, nhiệt tình và tốt bụng. Tất cả hàng xóm đều biết bà tập Pháp Luân Công. Nhiều người đã biết được ý nghĩa của việc tập luyện từ bà và hiểu rằng Pháp Luân Công thực ra là dạy cho người ta trở thành một người tốt.

Trong suốt thời thơ ấu của bà, viên chức chính quyền đã xếp gia đình bà vào loại có “tư tưởng hữu khuynh”, do đó ở xã hội họ đã bị coi thường, và gặp khó khăn. Mẹ bà đã mất đột ngột vào năm 1984 khi bà Lý vẫn đang học trung học. Bà đã từ bỏ việc học đại học và bắt đầu đi làm để chăm sóc cho các em trai và em gái của bà. Bà đã bán kem que ở ngoài phố, làm nhiều việc lặt vặt, hoặc mở một quán nhỏ. Miễn là những việc đó giúp bà trang trải cho cuộc sống, bà có thể làm bất cứ việc làm lương thiện nào.

Bà Lý đã trở nên rất ốm yếu vào năm 1991, bà không thể trả được tiền thuốc và phải nằm trên giường chờ chết. Cha của bà đã dẫn một người đàn ông là một thầy thuốc cổ truyền ở Trung Quốc tới. Do không còn hi vọng, bà Lý đã hứa sẽ cưới ông nếu ông có thể chữa khỏi cho bà. Người đàn ông đó hơn bà mười tuổi, đã giúp bà khỏi bệnh, và bà đã lấy ông. Họ có một con trai, nhưng 10 năm sau khi sinh con, bà đã li dị chồng.

Bà Lý đã rất chán nản và cảm thấy không còn hi vọng gì cho đến khi bà học Pháp Luân Công, điều đó đã mang lại một thay đổi của cuộc đời. Vào năm 2002, một học viên là hàng xóm của bà đã nói với bà về Pháp Luân Công và đã đưa cho bà một quyển sách Chuyển Pháp Luân. Bà đã đọc sách nhiều lần và bắt đầu tập luyện. Không lâu sau đó, các căn bệnh kinh niên mà bà đã chịu đựng trong nhiều năm đều biến mất và bà lại trở nên khỏe mạnh. Tính tình của bà cũng đã thay đổi, bà đã trở thành một người lạc quan.

Do tập luyện Pháp Luân Công mà bà Lý đã có thể trở về với bản nguyên, bản tính tự nhiên của mình. Vào một buổi tối, khi bà đang chuẩn bị đóng cửa hiệu sách thì bà đã nhìn thấy một người đàn ông trung niên vẫn đang đọc một cuốn sách. Khi nói chuyện với ông, bà đã biết rằng ông đã nhỡ chuyến xe buýt để về nhà và không có chỗ nào để ở. Bà mời ông nghỉ lại một đêm ở hiệu sách. Ông đã chấp nhận và rời đi vào buổi sáng. Ông rất cảm kích lòng tốt của bà.

Pháp Luân Công đã mang lại cho bà niềm hi vọng mới. Bởi vì bà tin rằng tất cả những ai có tiền duyên với Pháp Luân Công đều thu được lợi ích từ việc tập luyện, bà đã nói với những người khác về Pháp Luân Công, dùng những kinh nghiệm bản thân của bà. Bà đã nhắc họ, “ Pháp Luân Đại Pháp Tốt! Pháp Luân Đại Pháp là Chính Pháp. ĐCSTQ đã tuyên truyền bịa đặt trên ti vi”

Trong nhiều năm, bà đã nói với nhiều người đến hiệu sách của bà sự thật về Pháp Luân Công. Những người trong số đó hầu hết là những người dân bình thường, nhưng có nhiều người là nhân viên chính phủ hoặc quân đội. Bất kể họ làm nghề gì, hầu hết mọi người đều đồng ý với những gì bà nói và nói với bà rằng, trước khi họ gặp bà, họ đã không biết rằng Pháp Luân Công là tốt. Tất nhiên, cũng có những người, mặc dù họ đều đồng ý rằng việc tập luyện là tốt, nhưng đã cảnh báo bà rằng, trong tình hình hiện tại, bà không nên “chống lại ĐCSTQ”

Bà Lý đã kiên trì giải thích rằng Pháp Luân Công là môn tu luyện tâm tính, các học viên không chống lại ĐCSTQ, và các học viên không liên quan đến chính trị. Do sự cố gắng không ngừng của bà, nhiều người đã bắt đầu hiểu rõ sự thật, và vài người muốn đọc sách Chuyển Pháp Luân. Qua việc đọc sách, họ đã hiểu rằng việc tập luyện đã dạy người tốt trở thành người tốt và hành xử theo tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn”. Nếu mọi người đều hành xử theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn thì xã hội sẽ thanh bình và êm ả, và chúng ta có thể không cần đến cảnh sát. Thấy rằng mỗi người mà bà gặp đã bắt đầu hiểu rõ sự thật, bà Lý cảm thấy rất vui mừng.

Ngày càng nhiều người đã đến hiệu sách của bà, nhưng có một vài người vẫn hiểu nhầm về Pháp Luân Công, và họ đã tố giác bà với cảnh sát. Từ đó, bà Lý đã nằm trong “sổ đen” và trở thành mục tiêu bức hại của đội an ninh quốc gia và Phòng 610, những người thường xuyên đến hiệu sách của bà. Bà Lý chẳng những không sợ mà còn chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của bà với họ.

Khi các nhân viên Phòng 610 đe dọa bắt giữ bà vào năm 2005, bà đã rời khỏi thị trấn trong một tuần để tránh bị bắt giữ. Bà đã cuối cùng cũng đi đến kết luận mình không làm việc gì sai trái hoặc phạm pháp, nên không có lí do gì để bắt giữ và bà đã trở về nhà.

Từ đó trở đi, có nhiều người lạ đã đến hiệu sách của bà, thường đeo kính đen. Họ nghi ngờ nhìn quanh và lục soát đồ đạc mà không được bà cho phép. Vài người giả vờ đọc sách nhưng đã tìm kiếm xung quanh và thậm chí còn đi vào phòng ngủ của bà trong hiệu sách. Vào một ngày, bà đã đối diện với một người mà sau đó cho bà xem huy hiệu và thẻ nhân viên Phòng 610 của anh ta. Nhân viên Phòng 610 đã giám sát bà trong nhiều năm. Bên cạnh việc bị giám sát, bà đã bị đe dọa. Bởi vì nhân viên Phòng 610 đến để quấy nhiễu bà, khiến cho việc kinh doanh của bà đi xuống và khó duy trì.

Bà Lý đã bị bắt vào ngày 3 tháng 8 năm 2008, khi bà đi phát tài liệu về Pháp Luân Công tại khu công nghiệp Hồng Vệ. Bà đã bị giam trong hai tháng và được thả tự do sau khi đã trả 4,000 nhân dân tệ cho cảnh sát. Bà sau đó đã không thể tiếp tục kinh doanh nữa và phải đóng cửa hiệu sách. Bà đã mở một quán bán sách cũ nhỏ để kiếm một ít thu nhập, nhưng các nhân viên Phòng 610 đã không để yên cho bà, họ thường xuyên đến quấy nhiễu công việc của bà.

Bà Lý bị bắt một lần nữa vào buổi tối ngày 9 tháng 5 năm 2009. Cha bà nằm liệt giường ở nhà mà không có ai chăm sóc. Chồng cũ của bà sống bằng lương hưu ít ỏi và chỉ đủ dùng cho bản thân ông. Con trai bà, học lớp tám, là tất cả những gì ông có.

Bà Lý đã bị giam tại nhà tù địa phương trong ba tháng, trong thời gian đó, người thân của bà đã đến Phòng 610, đội an ninh nội địa, văn phòng luật pháp thành phố Lỗi Dương để yêu cầu thả tự do cho bà. Nhưng không một ai có trách nhiệm giải quyết cho trường hợp của bà. Bà Lý đã bị chuyển đến trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Lũng ở thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam

Ngày 2 tháng 9 năm 2009


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/3/207660.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/25/111085.html

Đăng ngày 29-09-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share