Tên: Cao Tài

Giới tính: Nam

Tuổi: 58

Địa chỉ: Chưa rõ

Nghề nghiệp: Chưa rõ

Ngày bị bắt gần đây nhất: ngày 18 tháng 3 năm 2005

Nơi bị bắt gần đây nhất: Nhà tù thành phố Bổn Khê (本溪监狱)

Thành phố: Bổn Khê

Tỉnh: Liêu Ninh.

[MINH HUỆ 18-08-2009] Ông Cai Tài, 58 tuổi, là nhân viên chính quyền ở thị trấn Thanh Nguyên thuộc khu Thanh Nguyên thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, nay đã nghỉ hưu. Do ông đã tập Pháp Luân Công ở công viên, ông đã bị bắt nhiều lần và bị kết án hai năm tại trại lao động cưỡng bức Vũ Gia Bảo ở thành phố Phủ Thuận. Vào tháng 3 năm 2005, ông đã bị bắt một lần nữa và bị kết án bốn năm tù bởi toàn án khu Thanh Nguyên. Ông đã phải chịu nhiều hình thức tra tấn trong lúc ở tù, như là bị đánh đập tàn nhẫn, buộc phải ngồi trên một cái ghế nhỏ trong nhiều giờ, không được ngủ, bị tẩy não, và bị buộc phải lao động nặng nhọc. Năm 2009, sau khi ông được thả, ông đã không nhận được bất kì trợ cấp hưu trí nào từ chính quyền thị trấn Thanh Nguyên. Dưới đây là những chi tiết bức hại mà ông đã trải qua.

Bị tra tấn tàn nhẫn trong khi thẩm vấn

Vào buổi tối ngày 18 tháng 3 năm 2005, ông Cao Tài đèo vợ trên một chiếc xe máy về nông thôn, và đã bị chặn lại bởi cảnh sát Lý Hoành Bân và những người khác từ phòng cảnh sát khu Thanh Nguyên. Trong lúc ông bị giam tại nhà tù Đại Sa Câu, năm hoặc sáu cảnh sát, bao gồm Vương Hưng Truyện, đội trưởng đội an ninh nội địa, và cảnh sát Ly Hoành Bân, đã thẩm vấn ông bằng nhiều cách tàn nhẫn. Họ đã giữ ông Cao trên một cái ghế bằng kim loại đặc biệt với chín cái gút di động có thể bị căng ra hoặc trùng xuống. Bốn chân của cái ghế được hàn chặn vào một tấm kim loại dày. Khi một người bị buộc chặt vào ghế, người đó chỉ có thể di chuyển được đầu và các ngón tay.

Cảnh sát đã tra tấn ông Cao theo những cách sau:

1. Họ đã dùng nhiều gậy điện để chích điện vào nhiều phần nhạy cảm trên người ông như mặt, môi, bụng, ngực, nách và lưng.

2. Dùng một thanh gỗ bằng gỗ cứng, đánh vào cổ, vai, lưng, bắp đùi và hai cánh tay.

3. Họ ấn thuốc lá vào lỗ mũi của ông và rồi đốt lên, hoặc họ bao bọc mặt ông bằng một cái mũ, gập một tờ báo thành một cái phễu, đốt nó, và sau đó thổi khói vào cái mũ đó

4. Họ đã đổ chất lỏng vào mồm ông.

5. Họ đã loại bỏ quần áo bông của ông trong mùa đông, mở cửa sổ và cửa ra vào, và bật quạt ở mức to nhất đối diện với ông.

6. Họ đã đe dọa ông bằng việc cho ông xem tất cả dụng cụ tra tấn và nói rằng chúng được dùng để đối xử với các học viên Pháp Luân Công. Họ nói rằng, “những câu chuyện trên trang Minh Huệ về việc tra tấn đến chết hoặc bị tàn tật là sự thật. Chúng tôi đã làm, nhưng chúng tôi có nhiều dụng cụ và chúng tôi có thể dùng tất cả chúng trên người ông từng cái một. Nếu cuối cùng ông không chết, da của ông chắc chắn sẽ bị tách thành hai lớp. Ngay cả khi nếu ông chết, cái chết của ông sẽ không có kết quả

Khi ông Cao bị đưa về nhà tù sau khi bị thẩm vấn, không ai nhận ra ông. Có nhiều vết cắt trên mặt và đầu ông là do bị chích điện. Ngực và lưng ông bị cháy đen. Hai cánh tay và bắp đùi đã bị sưng bởi nhiều vết thâm tím. Ông không ngừng chảy nước mắt và không thể mở mắt. Từ khi ông không được phép ngủ trong 50 giờ, ông đã bị hoa mắt và bị ảo giác.

Kết án bất hợp pháp

Vào lúc 9 giờ sáng ngày 20 tháng 7 năm 2005, ông Cao bị đưa đến tòa án Thanh Nguyên để xét xử. Ông đã không được thông báo gì cho đến lúc một giờ trước khi bị xét xử. Ông đã tìm cách hỏi vài người để báo tin cho gia đình ông.

Trong quá trình xét xử, quan toà đã cho bên nguyên nói nhưng lại không cho bên bị đơn nói. Bên bị đơn chỉ được phép nói “Có” hoặc “ Không”. Phiên xét xử diễn ra gần một giờ. Quan tòa đã công bố lời phán quyết, mà đã được chuẩn bị trước đó, kết án ông bốn năm tù. Không cho phép bên bị đơn bào chữa trong quá trình xét xử đã gây ra nhiều bất đồng từ khán giả trong phòng xử. (Ghi chú: Quan tòa: Hoa Ngọc Triết, bồi thẩm đoàn: Vu Ba ,Lưu Vĩ; thư kí: Bành Hiểu Cường)

Bị tra tấn trong tù

Vào ngày 8 tháng 8 năm 2005, ông Cao bị đưa đến nhà tù Đại Bắc Tân ở thành phố Trầm Dương, nơi ông bị buộc phải làm việc như một nô lệ. Nhà tù Đại Bắc Tân được dùng để giam những tù nhân mới trước khi họ được đưa đến các điểm cuối cùng. Việc trông nom ở đây đã được đặt ngoài vòng kiểm soát. Các tù nhân bị buộc phải làm việc ít nhất 16 giờ một ngày và đôi khi là 24 giờ một ngày. Những tù nhân xấu xa nhất được chọn làm trưởng nhóm để quản lý những người khác. Họ mang một cái gậy gỗ và thường đánh người khác. Từ khi ông Cao không hợp tác với họ, họ đã đánh ông tàn nhẫn.

Sau đó ông được đưa đến nhà tù Bổn Khê, bởi vì ông đã từ chối việc từ bỏ niềm tin của ông, nên ông đã bị buộc phải ngồi trên một cái ghế nhỏ(15 cm x 10 cm x 5 cm) trong 18 hoặc 19 giờ, từ 5 giờ sáng đến nửa đêm. Hai tù nhân được giao việc canh chừng ông. Trán của ông chỉ cách tường khoảng 10cm và ông không được phép di chuyển, nhắm mắt hoặc ngay cả khi đi vệ sinh. Giờ ăn của ông bị giới hạn không quá 10 phút. Nhiều ngày sau, hông của ông bị mưng mủ, các vết thương của ông bị ướt đãm bởi máu. Ông đã chịu nhiều vết thương ở hai chân và phần lưng dưới, quần áo ông ướt đẫm mồ hôi. Một lần, có bảy hoặc tám tù nhân đã đánh ông. Toàn lưng ông bị bao phủ bởi nhiều vết thâm tím. Tai trái của ông đã bị thương do bị đánh đập và ông đã không còn nghe thấy gì hết.

Có hơn 70 học viên bị giam tại nhà tù Bổn Khê vào năm 2008. Hiện tại, có khoảng 40 học viên vẫn bị giam tại đó. Trong phần giáo dục tại nhà tù, họ có một phần gọi là “ Cảm nghĩ về lớp học cải tạo”, được dùng để tẩy não các học viên. Những ai không thỏa hiệp đã bị đưa đến khu vực khác để bị ngược đãi. Các cai ngục đã xúi giục những tù nhân xấu tra tấn các học viên dưới nhiều hình thức như không cho họ ngủ trong nhiều ngày, lột bỏ quần áo của họ trong mùa đông và giội nước lạnh vào người họ; đánh đập và treo họ lên; cố gắng bắt họ viết ba lời tuyên bố. Do có nhiều “thành tích nổi bật” nhà tù Bổn Khê đã nhận được nhiều giải thưởng và trở thành một trong bốn nhà tù tại tỉnh Liêu Ninh được chỉ định cho việc giam giữ các học viên Pháp Luân Công. Vào năm 2007, nhà tù đã nhận được giải thưởng “Nhà tù văn minh cấp tỉnh”. Việc bức hại và ngược đãi các học viên Pháp Luân Công tiếp tục có nhiều điều thuận lợi

Bức hại về tài chính đang xảy ra

Vào tháng 5 năm 2008, ông Cao được thả tự do. Hơn một năm đã trôi qua, nhưng ông không được nhận bất cứ khoản trợ cấp hưu trí nào. Đơn vị ông làm trước đây -Chính quyền thị trấn Thanh Nguyên – đã định nối lại việc trả các khoản trợ cấp cho ông. Tuy nhiên, bí thư Dương Kiến Quốc, đã cố gắng giữ chúng lại, dùng nhiều lí do. Sau khi trình bày lên cấp trên. Họ đã nói với ông Cao rằng ông có thể được tiền trợ cấp tạm thời với một điều kiện là ông phải từ bỏ Pháp Luân Công và không được tham gia các hoạt động của Pháp Luân Công.

Ông Cao đã từ chối các điều kiện đó. Hiện tại, gia đình ông không có nguồn thu nhập nào và cuộc sống của họ rất khó khăn. Chúng tôi đã gọi cho Liên minh điều tra việc đàn áp Pháp Luân Công (CIPFG) để họ chú ý đến trường hợp của ông, và chúng tôi đã gọi cho phần còn lại của thế giới để chấm dứt chế độ Cộng sản vi phạm quyền con người và cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Những người liên quan

Phòng cảnh sát khu Thanh Nguyên:

Vương Hưng Truyện, nguyên đội trưởng đội an ninh nội địa, nay làm tại đội điều tra tài chính: 86-13514133766 (di động), 86-413-3050166 (nhà)

Những người tham gia xét xử ông Cao tại tòa án khu Thanh Nguyên:

Quan tòa: Hoa Ngọc Triết, bồi thẩm đoàn: Vu Ba ,Lưu Vĩ; thư kí: Bành Hiểu Cường

Những người có trách nhiệm trong việc giữ lại các khoản trợ cấp của ông Cao:

Dương Kiến Quốc, bí thư Đảng khu Thanh Nguyên: 86-413-3023371 (văn phòng), 86-413-3075999 (nhà), 86-13324135599 (di động)
Cao sơn, chủ nhiệm Phòng 610 khu Thanh Nguyên: 86-413-3023640 (văn phòng),86-413-3033120 (nhà), 86-13030713619 (di động)
Trình An Nguyên, phó chủ nhiệm Phòng 610 khu Thanh Nguyên: 86-413-3031165 (văn phòng),86-413-3022808 (nhà),86-13188296698 (di động)
Dương Quân, thư kí chính quyền thị trấn Thanh Nguyên (phụ trách về lương) 86-413-3029090 (văn phòng), 86-413-3023370 (nhà), 86-13841395999 (di động)
Nhà tù Bổn Khê (2008):
Bảo Địch Thanh, giám đốc nhà tù 86-414-2821555 (văn phòng), 86-13304141588 (di động)
Trần Duy Trung, phụ trách nhà tù, 86-414-2186669 (văn phòng), 86-13841407866 (di động)
Điền Đăng Phong, phó giám đốc nhà tù 86-414-3622188 (văn phòng), 86-13386702066 (di động)

Điền Dũng, phụ trách khu giam giữ ông Cao, 86-414-5538910 (văn phòng), 86-13941409595 (di động), 86-414-5538856 (nhà) ( Anh ta đã tham gia nhiều vụ bức hại các học viên Pháp Luân Công và rất xấu xa)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/18/206732.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/23/111030.html
Đăng ngày 26-09-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share