Chia sẻ tại Pháp Hội Hoa thịnh đốn năm 2004, Bởi một đệ tử California, Hoa kỳ

[Minh Huệ]

Kính mừng Sư phụ, Xin chào tất cả các bạn!

Cách đây 3 năm, mục đích để đệ trình một cách có hệ thống, những trường hợp bị khủng bố của các đệ tử Pháp Luân Công lên Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp quốc (LHQ), chúng tôi thành lập Nhóm Nhân quyền Pháp Luân Công. Tại đây tôi muốn chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm chúng tôi có được trong 3 năm qua.

Không cần phải nói, trước khi nhóm này ra đời, các đệ tử tại Hoa kỳ và Thuỵ sĩ đã tiên phong rất nhiều trong lãnh vực này. Nhóm chúng tôi dựa trên thành quả của họ, tiếp tục tiến lên trong lãnh lực này.

Phần một: Đệ trình những trường hợp bị khủng bố lên Ủy ban Nhân quyền LHQ một cách có hệ thống.

Vào cuối năm 2000, một số các đệ tử bắt đầu lập hồ sơ kiện các cá nhân, cơ quan, tổ chức có tham gia vào chính sách khủng bố Pháp Luân Công. Qua nổ lực này, chúng tôi tìm được những liên lạc và các luật sư nhân quyền. Tuy nhiên, qua sự tiếp xúc với họ, chúng tôi biết rằng họ không thật sự hiểu về chính sách khủng bố. Điều này được biểu lộ trong hai yếu tố. Trước hết, họ không biết vế mức độ lan rộng, và khủng khiếp của chính sách khủng bố. Sau khi trình bày một cách cặn kẻ, một luật sư nói với chúng tôi “Tôi có nghe đến chính sách khủng bố Pháp Luan6 Công, nhưng tôi không biết nó dã man đến độ nào”. Thứ hai, họ không biết lý do chính của chính sách khủng bố, và xem nó như một trường hợp vi phạm nhân quyền bình thường khác hay một trường hợp kỳ thị tôn giáo điển hình. Vì thiếu hiểu biết, họ không nhiệt tình giúp chúng tôi mấy. Những luật sư này thừơng chỉ thích những vấn đề vi phạm nhân quyền cụ thể. Nếu họ không biết về chính sách khủng bố, thì họ có thể giúp chúng ta được những gì?

Trong lúc đó, tà ác lợi dụng lừa mị và chối bỏ những vi phạm nhân quyền và làm ảnh hưởng đến nhiều người. Một số Hoa kiều không tin tưởng vào bằng chứng mà chúng tôi có. Làm thế nào để chúng ta có thề giảng rõ sự thật một cách sâu sắc để vạch trần tà ác?

Chúng tôi thử một vài cách. Trong thời gian này, chúng tôi cần phải biết các tổ chức nhân quyền của LHQ, và nghiên cứu các tổ chức này một cách có hệ thống. LHQ có một nhóm các tổ chức nhân quyền; những báo cáo viên được ủy nhiệm đến những cơ quan này và có trách nhiệm để ý, điều tra và báo cáo những vi phạm nhân quyền. Những bản báo cáo của họ rất độc lập và có quyền hạn, và sẽ rất có hiệu qủa cao, sẽ giúp chúng ta nhiều trong việc giảng rõ sự thật. Đây là những điều tốt mà chúng tôi thấy được trong thời gian này.

Khi chúng tôi thảo luận có nên theo đuổi công việc này không, chúng tôi có hai vấn đề: Liệu chúng tôi có đủ thời gian hay không, hay công việc này sẽ chiếm tất cả thời gian của chúng tôi và chúng tôi sẽ không có thời gian làm những công việc khác. Lúc đó, chính sách khủng bố đã kéo dài hơn 2 năm, và việc liên hệ với LHQ là một công việc hết sức chậm rải và sẽ mất nhiều thời gian trước khi chúng ta thấy những kết quả. Thời Chánh Pháp có còn đến lúc đó không hay đã chấm dứt trước khi chúng ta thấy kết quả? Liên hệ với LHQ là một công việc đòi hỏi lâu dài: một khi nó bắt đầu, nó cần được có sự theo dõi và tiếp tục. Nó có chiếm hết thời gia để không cho chúng tôi tham gia vào những công việc khác không? Nhìn lại, tất cả những ý niệm đó chỉ là tính chất củ của con người và ích kỷ, nhưng nó tồn tại trong trí của chúng tôi. Qua những thảo luận, chúng tôi biết rằng nếu chúng tôi không bắt đầu công việc này, thì một năm sau chúng tôi có câu hỏi là “có quá trễ không?” Làm thế nào để chúng tôi biết được rằng “Ô, chúng ta lẽ ra đã làm việc này từ năm trước kia”. Chúng tôi sẽ thấy hối hận như thế nào? Còn về vấn đề kiên nhẫn, nếu các đệ tử tại Trung quốc có thề kiên nhẫn trong tù, vượt qua nguy hiểm để gởi trường hợp của họ ra nước ngoài, thì chúng ta có thể có đủ kiên nhẫn để đệ trình trường hợp của họ lên LHQ không? Vì thế sau vài tháng thảo luận và chuẩn bị, chúng tôi bắt đầu đệ trình lên LHQ những trường hợp vi phạm nhân quyền của Trung quốc đồi với các đệ tử Pháp Luân Công với cái tên Nhóm Hoạt động Nhân quyền Pháp Luân Công.

Bước đầu là bước khó khăn nhất. Có rất nhiều vấn đề nhân quyền hiện nay. Cũng có rất nhiều trường hợp vi phạm được đệ trình lên Ủy ban Nhân quyền LHQ. Vậy tại sao họ lại chú ý đến chúng ta, một nhóm mới thành lập? Liệu họ có tin tưởng vào dữ kiện mà chúng ta cung cấp không? Trường hợp được đệ lên phải đạt đúng tiêu chuẩn của họ. Liệu họ có làm ngơ những trường hợp của chúng ta vì cách của chúng ta không đúng với yêu cầu không? Đây là những khó khăn bước đầu mà chúng tôi gặp phải. Vì thế sau khi chuẩn bị và đệ trình lên, chúng tôi đến thăm viếng văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc tại Giơ nê va, và cố gắng liên lạc với những người báo cáo đặc biệt một cách trực tiếp.

Khi chúng tôi đến đó, chúng tôi thấy được tất cả mọi việc mình thấy sai, đã sai rồi. Một số cơ quan không hiểu chúng ta là ai, và thậm chí không thèm để ý đến hồ sơ chúng ta gởi cho họ. Ví dụ như, khi chúng tôi thăm viếng những người phụ trợ những báo cáo viên về nhân quyền, thì họ rất lờ mờ. “Pháp Luân Công không phải là tổ chức nhân quyền sao?” “Không”, chúng tôi giải thích cho họ. “Mọi người đều quan tâm đến vấn đề nhân quyền đều biết rằng trước hết muốn chấm dứt chính sách khủng bố thì phải vạch trần chính sách khủng bố. Các đệ tử Pháp Luân Công kiên nhẫn, ôn hoà để được hưởng quyền căn bản của họ cần phải tiết lộ những vi phạm nhân quyền hiện tại tại Trung quốc , mà còn làm nổi bật những vấn đề nhân quyền tại Trung quốc. Có phải những việc như thế sẽ giúp cho việc tôn trọng nhân quyền cho mọi người không?”. Chúng tôi cũng dùng những ví dụ như con gái của Chen Zixiu, và Zhao Ming để chứng tỏ rằng họ đã đem sự an toàn cá nhân của họ để đổi lấy quyền căn bản cho người khác. Cuối cùng họ đồng ý rằng những trường hợp của chúng ta là phù hợp với cơ quan của họ, và từ đó, họ đã báo cáo về những trường hợp của chúng ta.

Một số cơ quan có báo cáo một vài trường hợp về Pháp Luân Công, nhưng rất miễn cưỡng làm thêm. Tại một văn phòng, có một chồng rất cao các trường hợp của Pháp Luân Công nhưng không được tiến hành báo cáo. Các nhân viên ở đó cố gắng tìm lý do để trả lời chúng tôi và nói rằng có quá nhiều trường hợp về Pháp Luân Công. Chúng tôi biết rằng để những trường hợp đệ trình được báo cáo, chúng tôi cần phải giải thích cho nhân viên một cách rành rẻ và rõ ràng. Chúng tôi giải thích cho họ biết rằng những trường hợp mà chúng tôi báo cáo chỉ là một phần rất nhỏ của sự thật hiện tại. Chúng tôi hỏi “Có phải nếu có nhiều trường hợp sẽ chứng tỏ được mức độ quan trọng của nó, và đáng lẽ các bạn phải lưu tâm mới đúng chứ?” Khi chúng tôi nói chuyện, các đệ tử khác phát Chính niệm, và cuối cùng cô ta thay đổi ý kiến. Qua việc này, tôi biết được tầm quan trọng của vấn đề có được một tâm trí trung chánh. Vâng, chúng tôi đệ trình lên nhiều trường hợp, và hy vọng là để họ lưu tâm đến trường hợp nguy kịch này. Tuy nhiên, chúng tôi không phải đến đây để van xin sự giúp đỡ của họ, vì đây là công việc của họ, trách nhiệm của họ nữa.

Một số cơ quan làm ngơ những trường hợp của chúng tôi vì không đúng công thức của họ. Tôi nhớ là một vài văn phòng, người phụ tá chỉ vào mấy đống hồ sơ và nói với chúng tôi “Những hồ sơ đó là của Pháp Luân Công” Khi chúng tôi hỏi họ đã làm gì chưa, thì họ trả lời chúng tôi rằng họ không biết và không tin tưởng chúng tôi, và hồ sơ chúng tôi không đúng với công thức của họ. Sau đó, chúng tôi chỉ cho họ những trường hợp mà chúng tôi làm đúng công thức của họ, và yêu cầu họ chỉ cho chúng tôi những điều mà chúng tôi đã không làm đúng. Chúng tôi cũng nói với họ rằng họ nên tin chúng tôi, vì những dữ kiện mà chúng tôi có được là nguồn tin đúng đắn nhất.

Tại Giê nơ va, chúng tôi cũng khám phá có một vấn đề mà chúng tôi không được biết. Tà ác đã loan tin lừa dối vào trong những cơ quan nhân quyền của LHQ. Một số nhân viên đã hiểu lầm chúng ta. Một số còn khuyên chúng ta nên bỏ tất cả đi. Khi chúng tôi giải thích sự thật cho họ, và giữ vững Chính niệm. Có một lần khi chúng tôi thăm viếng một văn phòng, một người nhân viên trẻ nói rằng “Chúng tôi nghe Pháp Luân Công là một nhóm cuồng tín, có phải không?” Vì thế chúng tôi phải lợi dụng cơ hội để giảng rõ sự thật cho cô ta và yêu cầu cho chúng tôi có cơ hội nói chuyện với mọi người. Một số nhân viên rất vui vẻ được biết sự thật về Pháp Luân Công.

Một số nhân viên bị ảnh hưởng bởi sự lừa mị, và đã không có hành động nào đối với những trường hợp của chúng tôi. Có một hôm, chúng tôi thăm một ông chủ tịch của một nhóm. Ông ta đi Trung quốc vào năm 1999, và rõ ràng là sẽ hiểu lầm chúng ta, và rất lạnh lùng với chúng ta. Chúng tôi cố gắng tạo cơ hội để nói chuyện với ông ta, và thậm chí khi ông ta nghỉ giải lao trong giờ họp, chúng tôi cố gắng nói chuyện với ông. Cuối cùng, chúng tôi có được vài giây để gặp gỡ ông. Chúng tôi giảng rõ sự thật cho ông ta, và phát Chính niệm. Ông ta thay đổi rất nhanh và nói với người phụ tá là phải lưu ý đến những trường hợp của chúng ta.

Có nhiều lúc, chúng tôi không biết là mình có quá mạnh dạn yêu cầu người khác không. Một đệ tử từ Thuỵ điển với thiên nhãn của cô đã được mở nói với chúng tôi rằng cô ta thấy cả cái toà nhà LHQ bị quấn bởi một con mực phủ khổng lồ, và tà ác hiện diện khắp nơi trong toà nhà. Chúng tôi hiểu rằng, nếu chúng tôi không nổ lực giải thích sự thật và giúp mọi người hiểu được sự thật, tất cả họ sẽ bị loại trừ sau thời Chánh Pháp.

Với sự đồng lòng của mọi người, chúng tôi đã có thêm được 7 cơ quan trong LHQ để làm việc với chúng tôi và các cơ quan đó đã nhận được những trường hợp của chúng ta.

Qua giai đoạn này, chúng tôi mới biết được sự quan trọng của việc làm có chất lượng tốt cho những trường hợp của chúng tôi. Để được hữu hiệu nhất, chúng tôi cần phải học biết sự khác nhau giữa các cơ quan, cách làm việc của họ, mục đích của họ, công thức của họ, và làm thế nào chọn được những trường hợp để thích hợp cho họ nhất. Chúng tôi cũng cần để ý đến chất lượng và các trình bày của những trường hợp của chúng ta, làm cho nó càng dễ được tin tưởng hơn. Với sự đồng lòng của mọi người, trong một thời gian ngắn, chúng tôi đã vượt qua được nhiều trở ngại, và không cò bị lo lắng về công thức hay tiêu chuẩn của họ .

Cũng giống như các công việc làm cho Đại Pháp khác, kiên nhẫn là chìa khoá. Chỉ có một phần rất ít các trường hợp của chúng ta được đưa lên các cơ quan LHQ, ngay lúc đó, chúng tôi tự hỏi không biết những nổ lực của chúng tôi có xứng đáng không. Nhưng chúng tôi không bao giờ chùn bước. Quyết định của chúng tôi là cho dù chúng tôi chỉ giúp được một đệ tử tại Trung quốc, thì nổ lực của chúng tôi đã xứng đáng rồi.

Vì sự khuyến khích và nhẫn nại của những đệ tử tại Trung quốc, chúng tôi đã có thể tiếp tục cung cấp những tin tức rất chi tiết và chính xác lên LHQ, và tạo được mối quan hệ rất tốt với các cơ quan nhân quyền khác. Sự can thiệp của họ, trực tiếp đặt áp lực lên chính quyền Trung quốc. Điều này rất rõ ràng vì những điều họ trả lời là từ chính phủ Trung quốc cho các báo cáo viên đặc biệt đó. Vì lý do này, bọn tà ác đã không ngừng gây khó khăn cho việc làm của chúng tôi. Dấu hiệu rất rõ ràng là từ bất cứ cơ quan nào đã can thiệp nhiều trường hợp cho chúng ta, thì những người phụ tá tại những cơ quan đó bị thay đổi. Trong giai đoạn đầu của nhóm chúng tôi, điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho công việc của chúng tôi, vì người phụ tá mới không quen với những trường hợp của chúng ta. Cách duy nhất để vượt qua sự dàn dựng này của Thế lực cũ là cần phải nổ lực không ngừng. Khi thời Chánh Pháp tiến tới, tà ác càng trở nên yếu hơn và không còn điều khiển nhiều người nữa. Rất nhiều người phụ tá tiến hành những trường hợp của chúng ta ngay lập tức, và càng ngày càng nhiều trường hợp của chúng ta được tiến hành. Năm nay khi chúng tôi đi Giê nơ va, một người phụ tá mới mà chúng tôi chưa bao giờ gặp trước đây nói với một đệ tử rằng “Các bạn là những người kiên nhẫn nhất, tôi chưa gặp ai như vậy”.

Nhìn lại, những nổ lực của chúng tôi không hoàn toàn vô ích. Chúng tôi đã biết được những trường hợp các đệ tử được trả tự do sau khi được can thiệp bởi những báo cáo viên đặc biệt. Cùng trong lúc đó, những trường hợp của chúng ta cũng giúp cho các nhân viên LHQ biết được sự thật và không còn nghe những tuyên truyền của chính phủ Trung quốc. Có một phụ tá luôn luôn đứng lên, không chịu thuần phục vì áp lực và tiếp tục báo cáo lên những trường hợp về Pháp Luân Công. Một số phụ tá khác đã bị di chuyển đi nơi khác, nhưng họ được vào những vai trò tốt cho tương lai của họ. Một luật sư đã giúp chúng tôi bắt đầu công việc này đã phát biểu chống tà ác mạnh mẽ tại một buổi họp tại LHQ, như nói là chính sách khủng bố là hiện thân của chính sách diệt chủng do chính phủ chủ trương, và vạch trần vụ tự thiêu tại Thiên an môn.

Toàn bộ công việc này cũng giúp tôi hiểu được tận gốc sự tà ác của chính sách khủng bố. Khi làm việc trong một vài trường hợp gọi là “cải tạo”, tôi có cơ hội phỏng vấn các nạn nhân để hiểu những gì họ đã trải qua. Tôi hiểu rằng, bắt buộc người ta phạm tội với Đại Pháp là một cách mà Thế lực cũ dùng để loại trừ, tiêu diệt chúng sanh. Sự tiêu hủy thân thể này chỉ hủy hoại cuộc sống tại không gian này, không phải là cuộc sống chính của họ. Tại sao tà ác cưỡng bức người khác cải tạo và lừa dối người khác, cố gắng làm cho họ ghét Đại Pháp? Vì nó muốn tiêu hủy linh hồn chính. Không còn tội ác nào lớn hơn nữa.

Phần Hai: Giảng rõ sự thật với Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc

Hội nghị thường niên của Ủy ban Nhân quyền Cao ủy LHQ là một cơ hội quan trọng. Mỗi quốc gia đều có đại diện trong hội nghị đó, và vì thế đây là cơ hội cho chúng ta để giảng rõ sự thật. Trước đây, chúng ta thường tập trung vào những quốc gia dân chủ mà chúng ta nghĩ là họ ủng hộ nhân quyền, và thường là tách rời với các quốc gia có liên hệ với chính quyền Trung quốc. Tuy nhiên, năm nay chúng tôi làm được những việc khác thường hơn. Tôi muốn chia sẻ với các bạn về những việc khác thường này.

Có một báo cáo viên đặc biệt từ một quốc gia mà trước đó là cộng sản, cô ta từ chối không báo cáo các trường hợp của Pháp Luân Công. Có một lần tôi đưa ra câu hỏi với cô ta trong một buổi họp công cộng. Và từ đó, chúng tôi không nhìn nhau nữa. Năm này, tôi biết rằng cô ta sẽ nghỉ việc. Tôi thấy rất khó chịu trong tâm. Một phần tôi không nuốt được tự cao của mình để nói với cô ta, một phần muốn nói với cô ta để cho cô ta hết hiểu lầm về Đại Pháp. Vào ngày cuối cùng của cô ta, tôi dồn hết can đảm tiến đến gặp và nói chuyện với cô ta. Lúc đầu, cô ta rất ngại và cô ta nói rằng cô ta chỉ có 5 phút. Sau khi tôi nói chừng vài phút, cô ta nói với tôi cô ta có 20 phút. Sau khi nghe một hồi, cô ta thình lình hỏi tôi “Tại sao các bạn khuyến khích người khác tự vận?” Tôi giật mình, và hỏi tại sao cô ta nói như thế. Cô ta nói với tôi là đại sứ Trung quốc tại LHQ nói với cô ta như vậy.

Lúc đó tôi hiểu được rằng tại sao cô ta từ chối những trường hợp Pháp Luân Công. Cùng lúc đó, tôi thấy rất may mắn được giải thích sự thật cho cô. Đến lúc đó, có một đệ tử đến tham gia vào câu chuyện, và chưa đến 10 phút sau, chúng tôi đã làm cho cô ta thay đổi hoàn toàn thái độ đối với Đại Pháp. Đây có lẽ là phút giây quan trọng nhất của tôi trong suốt quá trình làm công tác với LHQ. Tôi thình lình hiểu được lời Sư phụ “Một đệ tử Đại Pháp cứu độ được bao nhiêu mạng sống?” Tôi nghĩ thêm là một đệ tử tu luyện tốt thì cứu độ được bao nhiêu mạng sống. Tuy nhiên, tôi tu luyện chưa được tốt lắm, thậm chí ở nhà, nhiều lần tôi la hét với vợ tôi, và tôi bị những chấp trước thấp hèn hành hạ tôi trong một thời gian rất dài. Tôi còn cách quá xa với một đệ tử tu luyện tốt! Sự việc hôm nay là một cơ hội làm cho tôi tỉnh ngộ trong con đường tu luyện cá nhân của tôi và việc giảng rõ sự thật. Từ đó, tôi tiếp xúc rất tự nhiên với các đại diện của những quốc gia vi phạm nhân quyền như Cuba, Ethiopia, và Toga.

Vài ngày sau đó, tôi có việc cần phải mượn một cái gì đó từ một người láng giềng trong khách sạn. Khi tôi đem trả món đồ đó cho anh, tôi nghĩ thầm, tôi nên để lại cho anh ta một ý niệm từ bi, và vì thế tôi biếu anh ta một thỏi sô cô la làm quà. Anh ta rất vui vẻ và bắt đầu nói chuyện với tôi. Điều tôi ngạc nhiên nhất là, anh ta là cựu đại sứ của quốc gia anh ta tại Trung quốc, và anh ta là đại diện cho quốc gia anh ta tại LHQ. Câu chuyện quay về Pháp Luân Công ngay lập tức, và anh ta cũng hỏi tôi về việc tự thiêu, và nói với tôi là đại sứ Trung quốc đã nói với anh ta về điều này. Đêm hôm sau, tôi thăm anh ta và chiếu cho anh ta đoạn phim “Ngọn lửa giả dối” (False Fire). Xem được 5 phút, anh ta nổi giận ngay tức khắc, và bàn cải một cách sôi nổi, to tiếng với đồng nghiệp của anh ta. Tôi không hiểu anh ta nói gì, nhưng có thể thấy anh ta rất tức tối. Người đại sứ cuối cùng nói với tôi “Đây hoàn toàn giả giối và thù ghét. Chúng nó lừa dối tôi, làm cho tôi nghĩ xấu về Pháp Luân Công”. Tôi biết rằng không ai muốn mình bị lừa dối cả. Sau đó vài tháng, tôi đọc tin tức và biết rằng người đại sứ này bị ám sát, và vui mừng là anh ta đã biết được sự thật.

Tôi chia sẻ những sự việc như thế với các đệ tử đang làm việc với LHQ, và chúng tôi tổ chức chiếu phim “Ngọn lửa giả dối” và tặng nhiều dĩa như thế cho các đại diện tại LHQ. Kết quả rất là tốt.

Sự giảng rõ sự thật sự thật của chúng tôi với các đại diện tại LHQ đặt trọng tâm vào việc giải thích tính qủy quái của chính sách khủng bố, và giúp các đại diện và các cơ quan không chính phủ hiểu được chính sách khủng bố có quan hệ gì đối với họ. Trong bài nói chuyện của chúng tôi, chúng tôi không những chỉ nói về những khổ nạn mà các đệ tử tại Trung quốc đã gánh chịu, mà còn nói rỏ là công an, nhân viên cai ngục, những người bị lừa dối đã mang trong lòng sự thù ghét là nạn nhân thứ hai. Chúng tôi còn chỉ rõ rằng tất cả nhân loại, lương tâm và giá trị chung của chúng ta, cộng đồng thế giới, nói chung, tất cả đều trở thành nạn nhân thứ ba của chính sách khủng bố. Lòng thiện tâm của các đệ tử, cách nói chuyện, sự suy nghĩ của chúng ta về cuộc đời của người khác, luôn luôn được coi trọng. Một số thành viên của các cơ quan phi chánh phủ chỉ rõ rằng vấn đề lương tâm mà chúng tôi đề cập đến nên trở thành tiêu chuẩn đạo đức tại LHQ.

Xin cám ơn Sư phụ từ bi, cám ơn nổ lực của các đệ tử, tôi được cơ hội tham gia vào công việc này của Đại Pháp. Những gì tôi chia sẻ ở trên đã xảy ra trong mấy năm qua. Cách đây mấy ngày, trước khi tôi đến dự Pháp hội này, tôi đã đọc bài thơ mới nhất của Sư phụ. Câu cuối cùng là “Chớ có dừng bước trên con đường trở về nhà” thật sự làm tôi xúc động rất mạnh. Tôi biết gần đây tôi không những có dừng bước chân của mình, mà còn thật sự bị ngã xuống. Rất nhiều việc mà đáng ra tôi đã làm, nhưng tôi lại không làm được, tôi đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, tất cả là vì tôi không chịu tu luyện tinh tấn. Đối với công việc tại LHQ, có ít nhất là bốn mặt cần phải được cải thiện:

1. Hợp tác với các đệ tử khác từ nhiều quốc gia khác nhau để giảng rõ sự thật cho mọi người.

2. Hợp tác với các công việc khác để phát huy được hiệu quả cao hơn.

3. Cung cấp thêm tin tức cho LHQ, thêm nhiều trường hợp Pháp Luân Công, và phải giảng rõ sự thật một cách có hệ thống.

4. Phổ biến những bản báo cáo từ LHQ ra trước dư luận để vạch trần tà ác.

Chúng tôi đón nhận tất cả ý kiến để giúp cho bốn lãnh vực trên được phát triển tốt đẹp hơn, và hy vọng rằng các đệ tử chúng ta cùng nhau đồng lòng nổi lực cho công việc này được tốt đẹp hơn.

Tôi muốn chấm dứt bài chia sẻ của tôi bằng bài thơ mới của Sư phụ

[Cảm tưởng sau khi] đọc “Gió dữ cỏ mạnh”

Sinh ra ở trong [thời] khổ nạn,
Phải cạnh tranh để mà sống;
Một khi đắc Đại Pháp,
Thì chớ có dừng bước [trên con đường] trở về [nhà].

Lý Hồng Chí
19 tháng Bảy, 2004

Xin cám ơn tất cả.

27-7-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/27/80371.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/9/16/52495.html.

Dịch ngày 22-9-2004, đăng ngày 25-9-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share