Viết bởi một đệ tử Hoa kỳ

[Minh Huệ] Tuần trước tại Pháp hội Hoa Thịnh Đốn, có lần tôi hỏi một đệ tử về những công việc lặt vặt tiến hành như thế nào. Cô ta trả lời “Những đệ tử quan trọng đều đi đến trụ sở Quốc hội để giảng rõ sự thật. Chúng tôi, là những người hạng thứ nhì, thì còn lại ở đây. Tuy nhiên, việc này tiến hành khả quan lắm”. Mặc dầu nó chỉ là câu nói đùa, những vấn đề ở đây làm chúng ta phải để ý. Mọi người đều tu luyện Đại Pháp, và chúng ta có chức vụ là từ ở đâu? Tuy nhiên, cái suy nghĩ về chức vụ trở nên thông thường trong số các đệ tử, với một vài địa phương việc này cũng trầm trọng hơn.

Đôi khi tôi nghe nhiều đệ tử than phiền rằng người phụ trách hay những người phụ trách những công tác chính không thể chấp nhận lời phê bình của những người khác. Tôi nghĩ rằng điều này không phải là vấn đề của một người phụ trách riêng biệt nào, nhưng mà còn có liên hệ đến cái suy nghĩ vế chức vụ đã được hình thành trong hàng các đệ tử.

Cái loại suy nghĩ này tạo ra một bức tường ngăn chận Trong cùng Một Thân Thể của chúng ta. Điều biểu hiện rõ ràng nhất là những người phụ trách hay đứng đầu những công tác quan trọng, hay một đệ tử nào đó có được khả năng và tham gia nhiều công việc thì được mọi người xem rất trọng. Những điểm đáng để ý nhất là đôi khi chúng ta xem những đệ tử đó như người lãnh đạo, hay có quyền hành.

Trước hết là sự lệ thuộc, bám vào, hay sự gắn bó mù quáng với một đệ tử nào đó. Thay vì tự mình làm xong việc của mình, có một số đệ tử cứ ngồi chờ người khác, người mà họ nghĩ rằng có nhiều khả năng để thực hiện công việc này. Sự sợ hãi về nắm quyền cho việc làm của mình gây ra chuyện làm theo ý kiến hay quyết định của người khác một cách mù quáng. Khi chúng ta thấy những thiếu sót của các đệ tử đó, chúng ta không dám chỉ ra. Một số tin rằng các đệ tử đó đã đóng góp rất nhiều và họ không thể phê bình những người đó được; một số người bị ngăn cản vì sợ mất mặt hay thấy xấu hổ khi nói điều đó với họ; những người khác thì sợ gây ra hiểu lầm cho người khác v.v.

Có một lần, một địa phương nọ dự định tổ chức một công việc trọng đại. Thì có chuyện rất khó xử về tiền bạc và mỗi đệ tử có một ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, có ít người hiểu ý kiến của người đang tổ chức công việc đó. Hầu hết ai cũng nghĩ là “tôi chỉ là đệ tử bình thường và không có quyền để nghi vấn về quyết định của người tổ chức”. Tuy nhiên, người tổ chức cũng chỉ là một đệ tử bình thường, và có thể mắc lỗi như các đệ tử khác. Họ cũng không suy nghĩ những chi tiết một cách thấu đáo. Nếu các đệ tử khác không báo cho họ biết về những khó khăn, vấn đề mà họ thấy, thì người tổ chức làm sao tổ chức được tốt hơn?

Ngoài ra, cái tinh thần như vậy thật sự đè nén những sáng kiến cũng như trách nhiệm của các đệ tử khác trong thời Chánh Pháp. Họ đặt rất nhiều trách nhiệm lên vai người phụ trách hay tổ chức, cho nên bao giờ họ cũng rất bận rộn với công việc. Điều này khiến cho họ không có đủ thời gian để học Pháp hay tập Công Pháp, và, về lâu dài, sẽ gây ra nhiều vấn đề cho vấn đề tu luyện cá nhân của họ.

Một số đệ tử đã tạo ra bầu không khí không mấy tốt vì quá khen tặng hay để nhiều việc ho người phụ trách. Với một môi trường như thế, một số đệ tử mà tôi biết là họ rất cẩn thận với họ trước đây, đã sinh ra chấp trước là xem mình rất quan trọng. Và tôi cũng thấy có một số người phụ trách cũng đã phô bày rõ ràng cái tính này, và môi trường này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho họ để tu luyện tinh tấn. Kết quả là, họ có thể bị tà ác lợi dụng và đem đến nghiệp báo, khổ nạn mà đáng lẽ ra đã không nên có từ đầu.

Khi chúng ta kết tội những người phụ trách về cái lối làm việc quan quyền của họ, chúng ta cần nên tự nhìn xét mình xem thử có phải chính mình đã tạo nên cái không khí đó không? Chúng ta có xem tất cả những đệ tử giống như nhau không? Khi chúng ta có lòng và có trách nhiệm với các đệ tử khác và không nên xem các đệ tử phụ trách như là những ngưòi có quyền, thì họ không bao giờ đối xử với chúng ta như thế.

Một thái độ khác mà phát sinh ra suy nghĩ chức vụ là các đệ tử khác rất khó khăn với người phụ trách. Tôi thường nghe lời than phiền về sự thiếu sót của người phụ trách. Tuy nhiên, nếu những sự thiếu sót đó xảy ra cho một đệ tử bình thường khác, thì sự vụ sẽ không gì đáng kể. Tại sao vậy? Tại vì chúng ta đối xử với những người phụ trách khác với các đệ tử bình thường.

Sư phụ dạy chúng ta rằng:

Thực ra tôi chọn người phụ trách là không chọn người [có tầng] cao nhất. Tôi nhìn các chúng sinh là như nhau, tôi đối với chúng sinh là không hề có ‘chư vị giỏi hơn người này, người này giỏi hơn người kia’; tôi xét một cá nhân là có kinh nghiệm và nhiệt tình làm công tác tập thể hay không. Tôi chỉ có một cách nghĩ như vậy thôi; chứ tôi không theo cách nghĩ rằng ‘cá nhân này tu được tốt, giỏi hơn người khác, vì thế mới để họ làm người phụ trách’. Một người thường từ khi bắt đầu tu luyện cho đến tận viên mãn, quá trình ấy tu luyện thế nào, có viên mãn được không, thảy đều phải xét xem bản thân người tu luyện ấy có thể làm tốt không.” — Giảng Pháp tại Pháp Hội Atlanta 2003

Sư phụ cũng nói rằng:

Những người tổ chức trong hàng các đệ tử Đại Pháp thật ra chỉ là người tổ chức, là người để liên lạc, và người để thông báo các tin tức. Đừng nghĩ họ như là Sư phụ, và cũng đừng quá hy vọng về họ là sẽ dựa vào họ để chư vị tu luyện và trông mong rằng họ sẽ làm tốt mọi việc” — Giảng Pháp với các đệ tử từ khu vực Châu Á và Thái Bình Dương

Tôi hiểu rằng những người tổ chức hay phụ trách là để nâng cao hiệu quả công viện và làm liên lạc cho những công việc cho thời Chánh Pháp để cứu độ chúng sinh. Nó chỉ là cách làm việc thôi. Còn về vấn đề “Ai quan trọng hơn” hay “ai làm công việc tốt hon” không nên tồn tại. Khi chúng ta dứt bỏ suy nghĩ về chức vụ, chúng ta sẽ không còn suy nghĩ nhiều về những lỗi lầm của họ nữa.

Cái suy nghĩ về chức vụ cũng tồn tại trong những lãnh vực khác. Ví dụ như, người đệ tử này tu luyện đã lâu năm, khả năng của họ, tuối tác của họ, và địa vị của họ trong xã hội, v.v. Tất cả chúng đều trở nên tiêu chuẩn xếp họ vào những loại như thế. Tôi tin rằng những suy nghĩ và chấp trước này chứng tỏ rằng chúng ta chưa thật sự hiểu biết về nguyên tắc của Pháp. Tất cả chúng ta là đệ tử của Sư phụ và đều tu luyện Đại Pháp. Tu luyện là trực chỉ nhân tâm và không cần phải nhìn vào sự biểu hiện tại thế giới loài người này. Với một tâm trong sạch và ngay chánh, thì không cần biết là chúng ta làm những gì, việc máy móc, việc diễn hành trọng đại hay chỉ là phân phát tài liệu. Khi chúng ta đạt Viên mãn, Sư phụ sẽ đối xử chúng ta như nhau.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/30/80628.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/8/11/51258.html.

Dịch ngày 13-8-2004, đăng ngày 14-8-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.


Share