Bài của một tiểu đệ tử Đại Pháp Đài Loan

[MINH HUỆ 22-06-2017] Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tuổi thiếu niên hiện đang học tại một học viện nghệ thuật ở Đài Loan, nơi do các học viên Pháp Luân Đại Pháp khởi xướng. Tôi hân hạnh được chia sẻ một chút tâm đắc tu luyện của mình.

Cơ duyên đắc Pháp

Hồi tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống cùng với nhà bác cả, cả nhà bác trai tôi đều tu luyện, bác gái cũng tu luyện, nhưng nhà tôi thì không có ai tu luyện. Khi tôi học mẫu giáo, nhà tôi chuyển nhà. Một giáo viên ở lớp mẫu giáo là nơi tôi học là học viên. Thầy ấy thường dạy tôi nói: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo!” Cho nên từ khi còn nhỏ tôi đã biết chín chữ này!

Mãi đến khi học lớp năm, tôi mới biết là có Pháp Luân Đại Pháp, có Sư phụ. Lúc đó, dì tôi dạy học ở trường, dì đã cho tôi mượn một cuốn sách Chuyển Pháp Luân, nó là cuốn sách chính bao gồm những bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp để xem, bởi dì nhìn tôi có vẻ muốn tu luyện. Dì đã hỏi tôi liệu tôi có muốn tham gia học ở một trường mà ở đó tôi có thể học vẽ hay không. Học sinh ở ngôi trường đó luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp mỗi ngày.

Tôi liền đồng ý và được nhận vào học viện nghệ thuật và tâm nguyện muốn tu luyện rồi cũng đã dần trở thành hiện thực!

Một ngôi trường hoàn toàn khác biệt với những ngôi trường khác

Trường học có một số chế định nhằm giúp chúng tôi có thể giảm thiểu bị nhận ô nhiễm của xã hội người thường. Ví dụ, có ba quy định chặt chẽ về sử dụng các thiết bị điện tử và việc hẹn hò giữa các học sinh. Bởi vì tôi đã có đề cao trong tu luyên, nên tôi nhận thức được tầm quan trọng của những quy định này. Việc luyện công hàng ngày ở trường vừa giúp chúng tôi có thể đắc được năng lượng thuần chính, vừa có thể tịnh hóa thân thể.

Tại trường, mỗi ngày học sinh chúng tôi đều học Pháp đề đề cao đạo đức của mình. Đôi khi tôi không muốn đọc Pháp, có lẽ đó là do cựu thế lực can nhiễu, không muốn tôi đắc Pháp. Nhưng tôi nhận thức được rằng tôi phải đọc sách. Giáo viên nghệ thuật của tôi bảo chúng tôi rằng: “Dù cho kỹ thuật của các em có xuất chúng đến đâu, nhưng nếu các em không làm người tốt, thì cũng vô dụng.” Tôi thể ngộ rằng thông qua học Pháp, đạo đức đề cao, kỹ thuật cũng lên theo, tầng thứ cũng đề cao, và nhiều đạo lý mà chúng tôi học không giống với người thường. Quả thực là nhất cử đa đắc!

Tôi cũng thấy rằng hạn chế sử dụng thiết bị điện tử là một ý kiến hay. Chúng tôi đến trường là để thu được kiến thức và những kỹ năng. Có những học sinh sẽ dính vào những trò chơi điện tử trên máy tính và xem những thứ khiêu dâm trên Internet. Không những nó ảnh hưởng tới việc học tập của họ, mà về lâu về dài, những thứ này có ảnh hưởng xấu lên họ.

Mâu thuẫn gặp phải trong quá trình tu luyện ở trường học

Ở trường học, nếu bạn học của tôi làm gì sai, tôi sẽ chỉ ra cho họ, nhưng họ thường không nghe hoặc phản bác, một số quay trở lại mắng tôi, chán ghét tôi. Sau khi chia sẻ với các học sinh lớn hơn và giáo viên, tôi đã hướng nội về những gì đã xảy ra và nhận ra rằng tôi đã cáu giận với những việc làm sai trái của bạn học. Mặc dù tôi bảo họ về những lỗi lầm của họ và hy vọng họ sẽ làm tốt hơn lần sau, nhưng tâm của tôi không đủ chính.

Tôi không diễn đạt những cảm xúc tiêu cực của mình, nhưng họ có thể cảm nhận được chúng. Hậu quả là điều tôi nói ra đều vô dụng và thậm chí còn phản tác dụng, nó còn gây ra cảm giác khó chịu giữa chúng tôi.

Sư phụ đã giảng:

“Tôi thường hay giảng một câu, nếu như một người không có bất kể quan niệm nào của bản thân mình, không đứng từ góc độ lợi ích cá nhân làm xuất phát điểm, thật tâm muốn tốt cho người khác, mà nói ra cho người khác những thiếu sót của họ, hoặc là nói với họ như thế nào là đúng, họ sẽ bị cảm động đến rơi nước mắt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore [1998]).

Tôi cũng phát hiện ra khi mọi người đối xử tệ với tôi, nó có thể là do trước đây tôi đã từng công kích họ, hoặc có lẽ là tôi đã sợ hoặc không thích bị người khác chỉ trích. Nỗi sợ này là một chấp trước và thông qua sự việc này tôi đã được cho một cơ hội để xả bỏ chấp trước này.

Tôi nghĩ rằng thật khó để chúng ta không mắc sai lầm, nhưng khi biết sai thì phải sửa, không được tái phạm.

Sư phụ giảng:

“Đừng lo lắng, kể cả một số [học viên] đã trượt ngã, chư vị hãy mau chóng trở dậy là được.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003) /blockquote>

Sư phụ cũng đã giảng trong Giảng Pháp tại thủ đô Mỹ quốc [2007]:

“Tôi trân trọng nhất là quá trình. Hết thảy quá trình của sinh mệnh mới là chỉnh thể của sinh mệnh ấy.”

Do đó, nếu chúng ta mắc lỗi, cũng không sao nếu chúng ta có thể giải quyết để không mắc lại những lỗi giống như thế. Nhưng nếu biết mà còn cố ý phạm, vậy thì đó là một vấn đề nghiêm trọng!

Nhiều chuyện thần kỳ triển hiện trong quá trình tu luyện

Trong quá trình tu luyện, tôi gặp một số sự việc vô cùng thần kỳ. Một lần tôi bị một mảnh kính đập vào trong khi giúp di chuyển một cái tủ đựng đồ, nhưng tôi chỉ cảm thấy một cơn đau nhẹ và đầu tôi không sưng chút nào. Trong một lần khác, tôi gần như ngã lộn nhào trong khi trèo lên cầu thang. Tôi nhanh chóng tóm lấy lan can và không bị rơi xuống, tôi đã an toàn. Tôi nghĩ Sư phụ đã bảo vệ tôi trong những tình huống này.

Còn có lần tôi bị sốt cao, đau đầu, nghẹt mũi, và đau cổ họng. Một học sinh lớn hơn đã cho tôi mượn đĩa giao hưởng Shen Yun. Sau khi lắng nghe ba lần, một bên mũi của tôi chảy ra, các triệu chứng còn lại biến mất! Đây là lần đầu tôi trải nghiệm tiêu nghiệp nghiêm trọng như vậy, nhưng lại vượt qua nó trong thời gian ngắn kỷ lục.

Những bông hoa Ưu đàm (Người ta nói rằng truyền thuyết Phật giáo về bông hoa chỉ nở một lần 3.000 năm, với những sự kiện xảy ra trước khi đức Phật đản sinh) được tìm thấy trong ngôi trường tôi học vào hai dịp. Lần thứ nhất, tôi trông thấy chúng đang mọc ra trên một cái đèn trong lớp mỹ thuật. Có 15 bông. Khi lớp học được trang trí lại, tôi đã xin giáo viên giữ chúng trong một cái hộp. Những bông hoa này hiện nay được bảo tồn hoàn chỉnh và lâu nhất trong trường.

Lần thứ hai, những bông hoa Ưu Đàm được phát hiện là khi các học sinh dọn dẹp một khu vườn. Chúng mọc trên một viên gạch. Có 29 bông hoa và các giáo viên đã nói là sự hiện diện của chúng là sự cổ lệ cho học sinh. Với tôi những bông hoa đóng vai trò như là một lời nhắc nhở tôi phải tinh tấn hơn nữa trong tu luyện!

Kết luận

Tôi nghĩ rằng những ai đến với ngôi trường này đều không hề ngẫu nhiên, nhất định đều là được an bài tỉ mỉ, nếu không có duyên thì không thể đến đây được! Trước đây, có lần giáo viên nói rằng một học sinh muốn học tại ngôi trường chúng tôi nhưng cậu ấy đột nhiên bị ốm và không thể tham dự kỳ thi đầu vào.

Do đó tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải trân quý cơ hội mà chúng tôi được ban cho. Có lẽ nhiệm vụ của chúng tôi là phục hưng văn hóa và nghệ thuật cổ điển thần truyền Trung Quốc. Có lẽ vì thế mà chúng tôi tới ngôi trường này để chúng tôi có cơ hội đắc Pháp, cho nên chúng tôi cần phải nghiêm túc thực tu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/22/350010.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/5/164528.html

Đăng ngày 1-9-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share