Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-5-2017]

Tu luyện tâm tính

Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng với mẹ tôi từ lúc còn nhỏ. Tôi được sinh ra vào những năm 90 và là một đứa trẻ ương ngạnh. Tính tình của tôi cũng nóng nảy. Thậm chí sau nhiều năm tu luyện, tâm tính của tôi cũng không mấy cải thiện.

Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) giảng:

“Tôi vừa giảng rồi, con người có đặc điểm sinh mệnh của con người. Nhưng nói về vấn đề nóng giận này, đây không phải là thứ tiên thiên của con người, khi con người tức giận, tôi nói với chư vị, hết sức xác thực là ma tính. Tại sao vậy? Có người nghĩ: Tôi là vì [muốn làm] việc tốt, tôi là vì dạy người ta học điều tốt nên mới nổi nóng, tôi là vì bảo người ta làm việc tốt nên mới nổi nóng. Đó cũng là ma tính, cũng gọi là ‘dĩ ác trị ác’, bởi vì chư vị là lợi dụng ma tính mà bảo người khác làm việc tốt. Nếu chư vị dùng thiện tâm đối đãi với họ, chư vị nói với họ một cách thiện tâm, chư vị bảo họ nên làm cho tốt thì tôi nghĩ rằng họ sẽ bị làm cho cảm động, họ thật sự sẽ tự nguyện làm tốt, chứ không phải bị chư vị cưỡng ép đi làm cho tốt, vậy thì họ sẽ làm được tốt hơn nữa, cho nên mọi người trong tu luyện phải dần dần tu bỏ đi căn bệnh nổi nóng của mình. Mọi người cứ luôn cảm thấy không phát hỏa thì dường như rất khó làm được, kỳ thực không khó làm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand 1999)

Giờ đây mỗi khi đối mặt với những việc làm tôi nóng giận, tôi lại nhớ đến câu cuối trong những lời giảng trên của Sư phụ. Để kiểm soát tâm tính của mình, tôi luôn tự nhắc bản thân không được dính mắc vào những sự việc nơi người thường. Nếu như tôi bị phê bình về bất kỳ việc gì, tôi nhận lỗi và không gây sự lại. Tôi luôn luôn tự nhắc rằng tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp và có thể đối đãi với bất kỳ tình huống nào một cách hòa ái.

Tôi cũng nhận thấy rằng tôi có thể nhẫn với người khác nhưng thỉnh thoảng lại mất bình tĩnh với người thân trong gia đình. Tôi luôn mất kiên nhẫn với bố mẹ khi họ nhờ tôi giúp đỡ việc gì đó.

Tôi cũng nhận thấy rằng tâm tính của mình tệ hơn khi tôi tiêu tốn quá nhiều thời gian vào máy tính và điện thoại di động. Tôi quyết định sử dụng thời gian của mình một cách hợp lý và đọc Hồng Ngâm thay vì lướt web. Chấp trước của tôi vào máy tính và điện thoại di dộng dựa trên những thú vui của người thường, và nó là một phản ảnh của tình. Khi tôi hướng nội, tôi thấy rằng tôi thật ích kỷ. Tôi cần phải kính trọng những người lớn tuổi hơn và kiên nhẫn hơn với họ. Mẹ tôi sử dụng điện thoại để làm các hạng mục của Đại Pháp và nghĩa vụ của tôi là phải kiên nhẫn giúp mẹ sử dụng nó.

Có một quãng thời gian tôi không có bất kỳ hứng thú nào khi nói chuyện với người thường. Trong khi học Pháp, tôi nhận ra rằng tôi nên trân quý môi trường tu luyện của mình, ghi nhớ rằng mỗi từng sự việc xảy ra chung quanh tôi đều là cơ hội cho tôi đề cao tâm tính.

Sư phụ giảng:

“Chúng ta phải trân quý việc tu luyện tại thế gian, không ngừng tinh tấn trong Pháp lý. Hết thảy những thứ trong người thường đối với người tu luyện mà nói đều không có sức hấp dẫn gì, là bởi vì cảnh giới của người tu luyện cao hơn người thường tạo thành. Không muốn ở tại nơi con người này, cảm thấy không có ý nghĩa, sẽ xuất hiện trạng thái này. Nếu chư vị nhận thức được rằng lúc này là thời cơ tu luyện, cơ hội hồi thăng [trở về] thật trân quý biết bao, coi tỷ trọng tu luyện Đại Pháp lớn hơn một chút, thì sẽ không có cái cảm giác này.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand 1999)

Giúp mọi người hiểu về Đại Pháp

Tôi làm việc trong cửa hàng của dì tôi. Dì tôi và con gái của dì không thích tôi nói với khách hàng về Pháp Luân Đại Pháp.

Lần nọ tôi nói chuyện với một người khách có ấn tượng không tốt về Đại Pháp. Ông ấy nói rằng một học viên Đại Pháp ở địa phương ông ấy rất lười biếng. Tôi kể với ông những trải nghiệm về cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của mình nhờ tu luyện Đại Pháp. Tôi giải thích những gì Đại Pháp dạy và nói với ông ấy rằng một người thực tu phải tuân theo những lời dạy của Đại Pháp. Ông ấy lắng nghe tôi hơn một giờ và sau đó đã thay đổi thái độ với Đại Pháp.

Một người bạn của em họ tôi đến thăm chúng tôi. Trong hơn 20 phút, khi người em họ của tôi vắng mặt, tôi nói với người bạn ấy về Đại Pháp và cô ấy đã đồng ý thoái Đảng.

Một khách hàng khác nói với tôi về việc ông ấy đã thoát nạn trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng một năm trước như thế nào. Ông ấy nói chuyện với tôi gần hết buổi chiều. Khi tôi hỏi rằng ông ấy đã thoái Đảng chưa, ông ấy nói rằng ông ấy đã thoái khi được một người đề nghị giúp ông trước đó. Tôi biết đó là lý do ông ấy có thể qua được vụ tai nạn. Tôi nói nhiều hơn về Đại Pháp và bảo ông hãy luôn ghi nhớ: “Pháp Luân Đại Pháp hảo.”

Mặc dù dì tôi và gia đình dì ấy không thực sự hiểu hết về Đại Pháp nhưng giờ đây họ đã có vài suy nghĩ tích cực về Đại Pháp.

Một ngày nọ, tôi vô tình uống nhầm một loại nước uống đã bị hỏng. Cô em họ tôi nhận ra và lo lắng rằng tôi sẽ bị bệnh. Cô ấy hỏi tôi có đau bụng không, nhưng tôi nói rằng tôi vẫn ổn. Dì tôi nói: “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp rất khác biệt.”

Tôi nhân cơ hội này nói với em họ tôi nhiều hơn về việc tu luyện Đại Pháp đã cải thiện sức khỏe của tôi như thế nào.

Khảo nghiệm trong tu luyện

Tôi nhận ra rằng tài khoản ngân hàng của tôi có dư 300 Nhân dân tệ. Tôi không biết nó từ đâu tới. Tôi đang có kế hoạch mua một số sách và một máy nghe nhạc mới. Khoản tiền này vừa vặn với số tiền tôi đang cần. Nhưng tôi biết rằng đó không phải là tiền của tôi và tôi không thể sử dụng nó.

Tôi kiểm tra lại tài khoản của cửa hàng những tháng gần đây và thấy một khoản ghi chép tương đương với số tiền dư trong tài khoản của tôi. Tôi lập tức chuyển số tiền này đến tài khoản của dì tôi. Dì không hỏi tôi chi tiết mà chỉ nói rằng: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng cháu về vấn đề tiền bạc.”

Tôi hiểu rằng nếu tôi không tu luyện Đại Pháp, có lẽ tôi đã không được tử tế như thế. Dì tôi và cô em họ không kiểm tra từng giao dịch ngân hàng và họ có lẽ cũng không bao giờ nhận ra đã bị mất tiền.

Tôi tu luyện Đại Pháp nhiều năm, nhưng đến giờ tôi mới bắt đầu hiểu một cách thực sự tu luyện nghĩa là gì. Như thế, tôi cảm thấy rằng tôi hiểu rõ hơn những gì Sư phụ giảng về “… tu luyện như thuở ban đầu…”. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2009)

Con xin tạ ơn Sư phụ đã cứu con!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/23/青年弟子-修大法的人真的很幸福-348612.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/6/164543.html

Đăng ngày 30-7-2017. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share