Viết bởi một đệ tử tại Bắc Mỹ

[Minh Huệ] Đối với các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, làm thế nào để xử vấn đề tiền bạc rất quan trọng, và khi tôi chú ý rằng các đệ tử khác xem vấn đề này nhẹ lắm, tôi muốn chia sẻ sự hiểu biết của tôi để chỉ rõ một số vấn đề và đề nghị chúng ta cần cải thiện như thế nào.

Trong một số trường hợp đặc biệt, vấn đề một số đệ tử hỏi tiền từ các đệ tử khác, hay ở rất lâu tại nhà các đệ tử khác là những việc cần phải được bàn thảo trong lúc này. Dường như vấn đề này xảy ra nhiều trong số các đệ tử Tây phương, đặc biệt là các sinh viên đại học, hơn là trong số các đệ tử Trung quốc.

Để bắt đầu, tôi muốn chia sẻ lời của Sư phụ:

Khi giảng rõ sự thật [có những vị] còn hoang phí tiền bạc do các đệ tử Đại Pháp ăn tiêu dè sẻn dành dụm cho làm tư liệu; tôi vẫn luôn nói với chư vị rằng làm việc gì cũng nghĩ đến người khác trước; vậy khi chư vị dùng tiền vật của đệ tử Đại Pháp thì chư vị có nghĩ đến điều ấy không? Khe hở nào tà ác cũng dùi vào, nhất niệm nhất hành của chư vị đều đang bị tà ác chăm chăm nhìn vào. Chư vị chấp trước vào điều gì thì tà ác liền làm tăng mạnh thêm điều ấy, tư tưởng chư vị mà không ngay chính thì chúng liền để chư vị không lý trí nữa. Mọi người đều đang hy sinh cho Đại Pháp, vậy mà có những vị còn vô liêm sỉ đến mức đòi [tiền] công từ các học viên. Chư vị có đang tu hay không? Chư vị đang đặt điều kiện với ai đây? Hình tượng của người tu luyện mất đâu rồi? Uy đức của người tu luyện làm sao gây dựng?” — Giảng Pháp tại Pháp Hội Chicago năm 2004

Đoạn Pháp trên rất rõ ràng cho một số đệ tử, nhưng có thể không rõ ràng cho số đệ tử khác. Một số đệ tử làm nhiều việc mà Sư phụ dạy chúng ta không nên làm. Còn tệ hơn nữa, họ còn khuyến khích người khác làm như vậy dưới tên của Pháp, và điều này có ảnh hưởng không tốt, đặc biệt là cho các đệ tử mới.

Đồng ý là chúng ta có rất nhiều việc để làm, với một số đệ tử có tiền nhưng không có thời gian, và một số khác có thời gian nhưng không có tiền, nhiều khi phải có sự dàn xếp để mua vé, trả tiền nhà…, cho những đệ tử khác đi đến những chổ khác để giảng rõ sự thật. Có nhiều đệ tử đóng góp như thế trong nhiều công tác khác nhau, và cũng bao gồm luôn những đệ tử đã giúp những đệ tử khác không đủ tiền để đến nơi khác giảng rõ sự thật. Tuy nhiên, tôi không biết là có một số đã lợi dụng điều này và đã không tôn trọng những nổ lực, tinh thần vô ngã, và tốt bụng của các đệ tử khác, và một số đệ tử nghĩ rằng họ không cần làm việc, họ chỉ đi đến nơi này hay nơi khác, yêu cầu các đệ tử khác trả tiền ăn cho họ, hoặc ở lâu tại nhà các đệ tử khác và xin họ tiền đi lại? Một số đệ tử có đông con, làm việc rất cực nhọc và không đầy đủ lắm, nhưng không ngần ngại chút nào khi nghĩ đến việc giúp cho thời Chánh Pháp. Hỏi thử các đệ tử đã nhận lấy của họ có bao giờ nghĩ đến vấn đề này không?

Tôi cũng có kinh nghiệm và đã nghe các đệ tử khác có kinh nghiệm tương tự như thế khi giúp đỡ các đệ tử khác bằng cách biếu tiền, không bao giờ có kết quả tốt cả. Nếu hành động chúng ta không chánh, tà ác sẽ lợi dụng điều này, cùng với lý do “không mất không được”. Một giải pháp cho việc này là các đệ tử cần phải đi nhiều nên mượn tiền của các đệ tử khác và sau đó trả lại cho họ — mặc dầu chỉ là 50 đồng (Mỹ kim) hay 100 đồng mổi tháng. Điều này giúp lấp những chổ hở, khuyến khích những đệ tử đó làm việc kiếm tiền để trả lại, và giúp mọi việc được thoả đáng. Nó cũng giúp các đệ tử này hiểu nhiều hơn về những nổ lực và hy sinh của các đệ tử khác.

Thật là dễ dàng bị tiền bạc điều khiển, hay cảm thấy đặc biệt, và có ý nghĩ là “Tại sao tôi phải làm một giờ 7 đồng hay 10 đồng trong khi các đệ tử khác có thể lo cho tôi đi vòng quanh thế giới để giảng rõ sự thật cho Pháp?” hay “tôi là người đặc biệt, có người khác lo cho tôi. Tôi không cần phải làm việc, chỉ cần giảng rõ sự thật và làm việc cho Đại Pháp”.

Mọi việc đều được giải thích và trả lời cho mọi câu hỏi trong Chuyển Pháp Luân:

Vào lúc đầu, người này rất là tốt. Khi cô ta chữa bệnh cho người khác, họ sẽ biếu cô ta tiền hay tặng vật — tất cả đều bị cô ta từ chối không nhận. Tuy nhiên người này không thể tránh khỏi bị ô uế khi sống giữa người thường. Bởi vì những người tu ngược này chưa bao giờ được khảo nghiệm về tu luyện để nâng cao tâm tánh, và nó rất khó cho họ khi gặp những khảo nghiệm về tâm tánh. Dần dần, người này sẽ nhận một chút quà mọn. Sau đó, nhận quà lớn hơn. Cuối cùng, người này thậm chí không vui khi thấy ít quà. Cuối cùng, người này nói “Tại sao cho tôi nhiều thứ quá vậy? Thôi đưa tôi tiền đi!” . Người này cảm thấy không vui khi được thưởng ít tiền. Khi được nhiều người tán tụng, khen thưởng về tài nghệ của mình, người này không còn tôn trọng những thầy khí công từ các phái chính thống khác. Nếu có ai nói không tốt về người này, họ liền giận dữ. Những chấp trước của họ về danh lợi, tiền tài đã lên rất cao. Người này tự xem mình là giỏi hơn bất cứ ai khác và rất tuyệt giỏi”. — Chuyển Pháp Luân, Bài giảng Thứ Ba

Đối với các đệ tử giúp các đệ tử khác về tiền bạc, trong khi chư vị có lòng nhân và chỉ nghĩ đến giúp người khác, chư vị cũng nên nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với các đệ tử đó và với Pháp, hay nếu không chư vị sẽ gây khó khăn cho các đệ tử nhận giúp đỡ đó. Tôi biết một vài trường hợp mà các đệ tử đã nảy sinh ra những chấp trước khác, có nhiều điều không tốt sau khi họ nhận được tiền bằng cánh này. Cũng như một ví dụ trong Chuyển Pháp Luân, lúc đầu có thể họ không nhận, nhưng sau đó, họ yêu cầu điều đó.

Đối với những người mạnh dạn hỏi về tiền bạc, và nếu một đệ tử nào đó không đưa cho họ, họ liền hỏi người khác. Họ có cái suy nghĩ rằng đó là điều tốt cho các đệ tử khác mà giúp cho họ, vì thế họ làm việc đó, và họ cảm thấy rằng họ đáng được người khác giúp, ủng hộ họ. Một số người khác sống trong nhà các đệ tử khác trong một thời gian rất lâu, không bao giờ có ý là sẽ tự sống độc lập cho mình. Họ đến nhà này đến nhà khác rất thường xuyên.

Chúng ta cần phải xét vấn đề này một cách nghiêm nhặt và phải có trách nhiệm với chính chúng ta và với Pháp. Chúng ta cũng phải là những mẫu mực cho các thế hệ sau, cách tu luyện chúng ta ra sao, và vì thế chúng ta cần dựng nên một nền móng, một con đường trung chánh.

Chúng ta hãy tự nhìn vào trong, xét mình nếu trường hợp này có liên quan ít nhiều với chúng ta.

24-8-2004

 

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/8/24/51684.html.

Dịch ngày 25-8-2004, đăng ngày 26-8-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share