Chia sẻ với các đệ tử bị bận rộn vì những xích mích trong gia đình

Viết bởi Zi Yun

[Minh Huệ] Thời gian qua, có một vài đệ tử bận rộn ít nhiều về những xích mích trong gia đình. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc tránh xa những phiền toái do việc này gây ra, và vì thế sự xích mích càng trầm trọng hơn. Trong giai đoạn Chánh Pháp đặc biệt này, xử sự đúng với những xích mích trong gia đình không đơn giản như xử sự những vấn đề cá nhân. Nếu chúng ta không dàn xếp tốt đẹp những trường hợp như thế, chúng không những ảnh hưởng đến chúng ta, mà còn ảnh hưởng đến tiếng tăm và thể diện của Pháp Luân Đại Pháp.

Chúng ta được Sư phụ yêu cầu làm tốt 3 việc, và cũng cảm thấy rất khẩn cấp trong việc cứu độ chúng sinh. Sư phụ dạy rằng:

Chỉ có đệ tử Pháp Luân Đại Pháp trong thời Chánh Pháp hôm nay mới có thể gánh vác nổi khi họ chứng thực Pháp, họ là những người duy nhất xứng đáng với trọng trách đó, và chỉ có họ mới được phép làm những việc ấy. Vì thế, những gì mà Sư phụ nói là, trách nhiệm lịch sử trọng đại trên vai chư vị rất to lớn, và chư vị đang xây dựng nền móng cho tương lai” — Giảng Pháp tại Pháp Hội Chicago năm 2004

Sự hiểu biết của tôi là chỉ có đệ tử Pháp Luân Công mới xứng đáng chứng thực Pháp, và chúng ta phải theo đúng những tiêu chuẩn của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Như thế chúng ta mới có thể hoàn thành trọng trách chứng thực Pháp. Trước hết chúng ta phải thanh lọc chính chúng ta, và sau đó chúng ta mới có thể cứu độ chúng sinh. Điều “tu luyện tốt” và “làm tốt” cần phải được xem trọng trong mọi hoàn cảnh.

Gia đình là đơn vị căn bản nhất trong xã hội. Mọi thứ trên thế gian này đều thấm ướt trong chữ “tình”, và một người bình thường không thể tồn tại nếu không có cảm xúc. Đệ tử Đại Pháp cần phải theo những tiêu chuẩn cao hơn khi dàn xếp chuyện gia đình và những vấn đề khác, và cần phải tránh xa những giới hạn về cảm xúc. Tất cả những cảm xúc đều xuất phát từ lòng ích kỷ, và lòng ích kỷ tự nó biểu hiện trong mọi khía cạnh của ý niệm và cư xử của một người. Trong thời kỳ tu luyện cá nhân, vấn đề then chốt nhất là buông bỏ lòng ích kỷ của mình.

Nếu chúng ta không xây dựng một nền móng vững chắc trong vấn đề tu luyện cá nhân, thì những vấn đề này sẽ biểu hiện rất rõ ràng trong thời Chánh Pháp. Mọi thứ cần được chỉnh sửa từ trên xuống dưới tại vũ trụ củ. Điều này bao gồm xã hội người thưòng, vì mọi việc đều tuột dốc. Hầu hết triết lý, giá trị, đời sống hôn nhân, tình cảm, và quan niệm đạo đức của con người đều bị thoái hoá. Bàn thảo những vấn đề này mà dùng những nguyên tắc của vũ trụ củ sẽ không thoát khỏi sự thoái hoá đó. Hơn nữa, ngay cả các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp cũng cần phải chỉnh sửa.

Khi tiến trình Chánh Pháp càng tiến gần đến bề mặt, thì ảnh hưởng của nó càng lớn với những nguyên tắc củ và thoái hoá đó. Vì thế chúng ta cần phải dàn xếp những vấn đề cá nhân chúng ta trong tu luyện trong thời Chánh Pháp với một thái độ đúng đắn và không sai lệch. Nều chúng ta không luôn luôn theo đúng với Pháp, chúng ta sẽ trượt ngã và gây thiệt hại cho Đại Pháp và cho cả chúng ta nữa.

Tiêu chuẩn cho các đệ tử trong thời Chánh Pháp thì cao hơn tiêu chuẩn trong thời kỳ tu luyện cá nhân, bởi vì trọng trách trên vai mà các đệ tử phải gánh trong thời Chánh Pháp rất quan trọng. Các trách nhiệm này không bao gồm những việc mà chúng ta làm trong xã hội người thường. Chúng cũng không có nghĩa là bao nhiêu việc mà chúng ta đã làm. Vấn đề chính có liên quan đên là vấn đề nâng cao tâm tính của chúng ta. Vì thế, tiêu chuẩn cần phải cao hơn và nghiêm nhặt hơn.

Các đệ tử Đại Pháp cần phải có đạo đức và từ bi bất cứ khi nào, không cần biết là ở đâu, ngoài xã hội hay trong gia đình. Cách cư xử của các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp không phải là một vấn đề nhỏ, vì nó liên hệ đến sự tu luyện của chúng ta. Cũng giống như một thỏi vàng, nó bao giờ cũng là vàng cho dù nó ở đâu: dưới nước hay trên cát, nó không thể thay đổi được. Nói rỏ hơn, là một đệ tử Đại Pháp, cách sống hay quan hệ với xã hội, lời nói, cử chỉ và những việc mà chúng ta làm sẽ được mọi người phán xét vì chúng ta cố gắng trở thành người tốt hơn. Cuối cùng, người trong gia đình của chúng ta, những người không tu luyện Pháp Luân Công có thể xét từ lời nói và cách cư xử của chúng ta là chúng ta có xứng đáng, đạt tiêu chuẩn của một đệ tử hay không.

Một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp trong thời Chánh Pháp cần phải chứng thực Pháp trong mọi hoàn cảnh. Ví dụ như, nó thật không đúng lẽ, nếu chúng ta chỉ chứng thực Pháp ngoài xã hội, mà không chứng thực Pháp ngay tại trong gia đình của mình.

Một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp cần phải cố gắng cứu độ chúng sinh bất cứ nơi nào, gồm cả ở nhà. Thật ra, cứu độ những người trong gia đình càng trở nên quan trọng hơn, vì họ gần gủi với chúng ta và chứng kiến quá trình tu luyện của chúng ta. Nếu chúng ta tu luyện tốt, cả gia đình sẽ hiểu và ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp, và thậm chí còn giải thích sự thật cho người khác. Nếu chúng ta tu luyện không tốt, gia đình có thể hiểu lầm về Pháp Luân Đại Pháp chính vì chúng ta, và vì thế mất đi cơ hội được cứu độ. Trong hoàn cảnh này chúng ta có phải là đã phạm tội không?

Giữ thể diện và mặt mủi rất là quan trọng trong xã hội con người. Người ta thường thường che giấu sự giận dữ khi ở ngoài xã hội, không cần biết là cơn giận lớn chừng nào, và người ta luôn luôn cư xử đứng đắn. Tuy nhiên ngay trong gia đình, thì người ta thường đánh rơi cái mặt nạ đó và để cho cảm xúc thật sự điều khiển họ. Vì thế, họ đánh rơi trách nhiệm của chính mình. Hơn nữa, sự thích thú về “cảm xúc” và những chấp trước còn tồn tại đôi khi trở nên những nguyên nhân chính của những xích mích trong gia đình.

Những xích mích trong gia đình là động cơ để trừ diệt chấp trước về “tình”. Chúng ta cần phải thận trọng, tự nhìn vào trong để tìm những chấp trước của mình. Đây cũng là phần của tu luyện trong thời Chánh Pháp. Có một vấn đề khác nằm trong phương diện này là mà tôi muốn các bạn cần chú ý là một số các đệ tử xem những xích mích trong gia đình như là sự can nhiễu của Thế lực cũ. Họ xem những người trong gia đình trong thời gian xích mích như họ là những đại biểu của Thế lực cũ. Họ xem những người trong gia đình là đem lại những khó khăn, trở ngại, và trở nên thù ghét. Họ quên tự nhìn vào trong khi xử lý những vấn đề này. Không tự nhìn vào trong có thể là đầu mối hay thậm chí là nguyên nhân chính của những xích mích trong gia đình.

Xích mích trong gia đình khác với các loại xích mích khác, vì những yếu tố về cảm xúc có thể là điều nổi bật. Nếu chúng ta không học Pháp nghiêm chỉnh, chúng ta không thể nào đạt tiêu chuẩn của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp bất cứ lúc nào, và vì cảm xúc là con đẻ của lòng ích kỷ, chúng ta bị nhiều lầm lỗi. Điều này không những ảnh hưỏng đến quan điểm của những người trong gia đình, thân quyến, và bạn bè đối với Pháp Luân Đại Pháp, nhưng quan trọng hơn nữa, nó có ảnh hưởng không tốt đến thanh danh của Pháp Luân Đại Pháp.

Là những đệ tử Đại Pháp với trách nhiệm trọng đại trong thời Chánh Pháp, hành động của chúng ta trong bất cứ cuộc xích mích nào cũng dựa trên chân lý Chân Thiện Nhẫn, và không nên khích lệ hay tự mình tạo nên những xích mích. Nếu không thì, chúng ta không chứng thực Pháp, nhưng mà đem lại sự hổ thẹn cho Pháp Luân Đại Pháp. Sư phụ dạy tại Pháp Hội Boston vào năm 2002 rằng:

Chư vị là người tu luyện, những hành động của chư vị cần phải trong sạch và ngay chánh. Có rất nhiều người chỉ cần nhìn vào hành động của chư vị là phải nghĩ rằng chư vị rất tốt. Nếu chúng ta không để ý đến thái độ của chúng ta trong đời sống hằng ngày, mọi người sẽ thấy hành động chúng ta và, vì họ không biết được những gì sâu kín của chư vị, như là bằng việc học Pháp, họ sẽ chỉ đánh giá vào hành động của chư vị. Và điều đó có thể là chỉ cần một câu nói hay việc làm của chư vị mà làm họ trở nên không cứu độ được hay tạo nên những ấn tượng không tốt về Đại Pháp”.

Có một đệ tử rất bận rộn với công việc của Đại Pháp, và thường cãi vả với người vợ không tu luyện. Vì anh ta không chịu tự nhìn vào trong để xét mình, họ phải ly dị. Những người trong gia đình vợ, họ hàng, và bạn bè của người vợ đều có những ý nghĩ không tốt về Pháp Luân Đại Pháp và các đệ tử. Người đệ tử này cuối cùng hiểu được rằng anh ta có nhiều vấn đề mà đã gây ra ảnh hưởng không tốt cho Pháp Luân Đại Pháp. Sau đó, vì nhìn kỹ vào trong chính mình, anh ta thật sự hiểu được rằng tu luyện tâm tính không phải bằng cách làm việc, như tu luyện từng bước một bằng cách tự nhìn vào trong. Anh ta đến gặp người vợ củ, nói với cô ta về những thiếu sót của anh ta, và cho cô ta biết rằng anh ta rất muốn cưới cô ta lần thứ hai. Người vợ củ của anh ta rất ngạc nhiên, nhưng đồng ý cho anh ta gặp một thời gian, và sau đó mới quyết định. Người đệ tử này cố gắng cư xử tốt mọi điều, và làm đúng tiêu chuẩn của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Người vợ của thấy rằng anh ta thật sự thay đổi, và anh ta đã trở nên rộng lượng và thẳng thắn hơn trước đây, và cuối cùng cô ta cho anh ta cưới lần thứ hai.

Vì người đệ tử này liên tục tự nhìn vào trong và cư xử như một đệ tử thực thụ, anh ta có thể thay đổi được những quan niệm không đúng đắn của người vợ củ và gia đình cùng bạn bẻ với Pháp Luân Đại Pháp. Vì thế, những gì anh ta gây nên không đến nổi trầm trọng lắm, nhưng anh ta đã từng suýt bước trật rồi.

12-8-2004

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/8/13/81629.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/8/24/51682.html.

Dịch ngày 25-8-2004, đăng ngày 26-8-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share