Một đệ tử Trung quốc

[Minh Huệ] Lòng ganh tị (tâm tật đố) là một vấn đề nghiêm trọng. Một người có lòng ganh tị không thể chịu đựng được sự thật là người khác hơn họ. Anh ta nghĩ rằng bất cứ ai hơn anh ta đều chỉ là phô trương. Lòng ganh tị làm cho anh ta luôn luôn cảm thấy khó chịu khi thấy người khác hơn mình và không thể chấp nhận những gì mà người khác hơn anh ta. Mặt khác, anh ta luôn luôn có vẻ kiêu ngạo với những người mà anh nghĩ là thua kém hơn anh ta, và nghĩ rằng anh ta rất hoàn thiện.

Sư phụ dạy trong “Giảng Pháp tại Atlanta 2003

… chư vị không nên nhìn vấn đề một cách tuyệt đối. Và điều đó càng đúng hơn đặc biệt đối với những vấn đề giả dối mà bộ máy tuyên truyền của chính quyền Trung quốc tung ra. Ví dụ như, họ nói rằng, “nếu chư vị muốn người khác làm tốt, trước hết chư vị phải làm tốt đã”. Hảy nghĩ đến câu này có đúng không? Nhiều người cứ bám lấy vào câu nói này để giấu diếm lỗi lầm của mình — họ giữ nó như là chân lý và không buông bỏ nó được. Tôi xin nói với chư vị rằng câu nói này hoàn toàn sai. Một người không đúng hoàn toàn thì không thể nói với chư vị khi chư vị phạm lỗi sao? Một người có lỗi không thể nói với người khác nên làm tốt hơn sao? Đó là lối lý luận gì vậy? Có bao nhiêu người đã nghĩ đến vấn đề này chưa?

Sau khi đọc xong đoạn Pháp trên, tôi liền nghĩ đến thói quen chung là “nếu bạn muốn người khác làm tốt, bạn phải làm tốt trước đã” chính là một dạng lòng ganh tị. Khi người khác nói với người có lòng ganh tị về lỗi lầm của họ, thay vì tự xét mình, anh ta cảm thấy tự ái ngay lập tức, vì nghĩ rằng anh ta luôn luôn tốt hơn mọi người và không ai có thể nói là anh ta phạm lỗi cả.

Tại Trung Quốc rất nhiều người có khuynh hướng tranh đấu và trả thù nhất là đối với quyền lợi cá nhân. Họ thậm chí chưởi rủa nhau và ngay cả đánh đấm nhau. Sự kiện này cũng nói lên được lòng ganh tị của họ. Thế lực cũ đã dàn dựng một cách máy móc cho những hiện tượng này trong xã hội. Những hiện tượng xấu này đã gây dựng nên tên lãnh đạo qủy quái, y chỉ muốn tận diệt Đại Pháp.

Sự biểu hiện rõ ràng nhất của lòng ganh tị là thiếu kiên nhẫn, không chịu đựng. Nếu có một người tự khen ngợi mình, anh ta liền thấy khó chịu. Tuy nhiên, nếu một người nào đó tự chỉ trích mình, anh ta liền tỏ ra “khiêm tốn”. Nhưng khi một người nào đó chỉ trích anh ta, anh ta liền hỏi “Anh tưởng rằng anh hoàn hảo lắm hả?”

Có một vài đệ tử không thật tình chấp nhận mình vẫn còn chấp trước vào lòng ganh tị. Sự miễn cưỡng như vậy là một biểu hiện của tình cảm. Tất cả chúng ta đều còn chấp trước, vì thế điều này cũng không quan trọng. Tuy nhiên, nếu chúng ta không chấp nhận chấp trước của chúng ta thì đó là vấn đề. Chúng ta, chính chúng ta là trở ngại lớn lao nhất trên con đường tu luyện của mình, chứ không phải là tại người khác. Những quan niệm về thế gian, những thất tình, lục dục và những ham muốn khác của chúng ta ngăn cản chúng ta thăng tiến hơn trong tu luyện. Chỉ khi nào chúng ta tận diệt được những thứ này, thì nguồn cội thật sự của mình mới xuất hiện.

Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể tống khứ những chấp trước của chúng ta để chúng ta hoàn thành sứ mạng của một đệ tử Đại Pháp trong thời Chánh Pháp. Những điều trên chỉ là hiểu biết của cá nhân tôi. Làm ơn chỉ cho những chỗ còn sai trái.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/5/22/75185.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/6/4/48870.html.

Dịch và đăng ngày 9-6-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share