Một đệ tử tại Trung Quốc

[Minh Huệ] Rất nhiều bạn đồng tu của chúng ta đã từng nghe câu chuyện về đức chúa Jesus qua biển. Có một lần đức chúa Jesus cùng đồ đệ vượt qua biển, và có nhiều đồ đệ đi trên thuyền đó. Đức chúa Jesus ngủ say. Một cơn bão nổi lên trong khi các đồ đệ đang chèo thuyền, và làm cho chiếc thuyền sắp chìm. Các đồ đệ hoảng sợ đành đánh thức đức chúa Jesus dậy; tuy nhiên, đức chúa Jesus không thức dậy. Có một số đồ đệ hoảng sợ; và họ đánh thức chúa Jesus dậy. Sau khi đức chúa Jesus dậy, ông ta đi về phía trước chiếc thuyền ra lệnh gió và biển không được bão nữa. Rồi thì, gió và biển trở lại êm lặng. Với vẻ mặt rất nghiêm nghị, đức chúa Jesus quay lại nói với các đồ đệ rằng “Đức tin của các ngươi ở đâu?”

Bây giờ, chúng ta là những đệ tử Đại Pháp, và Pháp thân của Sư phụ cùng với chư Thần hộ Pháp đang bảo vệ che chở chúng ta. Thì thái độ và đạo đức của chúng ta cần phải cao hơn đồ đệ của đức chúa Jesus thời trước chứ. Các đồ đệ của chúa Jesus, những người mà đánh thức chúa Jesus dậy là những người thiếu niềm tin. Đức chúa Jesus thì đang đi trên thuyền, tuy nhiên, họ vẫn lo sợ và bối rối là thuyền sẽ chìm. Họ bèn đánh thức đức chúa Jesus dậy để giải quyết vấn đề.

Sư phụ từng dạy rằng: “Hễ có vấn đề liền gọi Sư phụ, đó có phải là một chủng chấp trước không?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore). Trong mấy năm qua tôi cũng đã thấy các đồng tu chia sẻ kinh nghiệm trên Internet rằng mình yêu cầu Sư phụ chuyện này chuyện nọ như thể là mình đang có tâm tìm cầu. Ví dụ như, khi mình giảng rõ sự thật, thì bị nghiệp báo hay nghiệp bệnh, hay thân nhân trong gia đình mình có chuyện…, nhưng bởi vì có tâm tìm cầu, một số bạn đồng tu kêu cứu Sư phụ giúp đỡ. Nhìn ở bề mặt, các học viên này hình như không tin tưởng mấy vào chính niệm. Nói một cách căn bản, đây là do học viên không đủ kiên định vào Sư phụ và Đại Pháp. Pháp thân của Sư phụ đang bênh cạnh chúng ta, và Sư phụ không giúp chúng ta vì chúng ta mang tâm hữu cầu. Đó có phải là chúng ta có tâm lệ thuộc không? Các tài liệu giảng rõ sự thật chắc chắn là có mang ý nghĩa sâu sắc và sức mạnh của Đại Pháp, và khi nào mà Chính niệm của chúng ta mạnh mẽ, thì các tài liệu ấy có thể hiển hiện được sự mầu nhiệm mà chúng có.

Tôi nhớ rằng tôi có đọc một chuyện cổ trên trang Chính kiến. Một người tên là Yuan Zishi (Nguyên Tự Thực) có Ác niệm là sẽ giết một người bạn. Một người tu luyện khác có Thiên mục đã mở thấy có mấy chục con quỷ đi theo sau y. Yuan Zishi nghĩ đến hậu quả của việc giết bạn vì người ấy thiếu nợ y. Nếu y giết bạn, thì không có ai lo cho vợ và mẹ của người bạn, vì thế y dẹp bỏ ý kiến đó và thay vào đó là những Thiện niệm. Thì người tu luyện có thiên nhãn đã mở liền thấy hàng trăm thần phúc thiện đi theo sau y. Hãy nghĩ về điều này, khi một người bình thường có được thiện niệm mà không có tâm tìm cầu, thì hàng trăm thần theo sau phù trợ cho y, thử tưởng tượng đối với đệ tử Đại Pháp thì sao.

Trong (Tinh tấn Yếu chỉ, Vô lậu), Sư phụ có dạy rằng: “Pháp có yêu cầu về tầng khác nhau đối với người tu tại các tầng khác nhau”.

Đối với một số đệ tử đang bị bức hại, họ bị chấp trước nặng nề và sợ hãi đến mức chỉ còn chút xíu chính niệm, vì thế họ kêu cứu Sư phụ khi lâm vào tình huống đặc thù như vậy. Điều này chứng tỏ rằng Phât tánh của họ vẫn xuất hiện. Đây không phải là tâm tìm cầu đối với tiêu chuẩn của đệ tử Đại Pháp, mà là nó là quá trình nâng cao tính cách riêng của anh ta. Vì thế, các tiêu chuẩn có thể khác nhau. Trong trường hợp bình thường, tuy nhiên, chúng ta không nên cầu cứu Sư phụ trừ phi chúng ta đang đối diện với tình trạng cực kỳ nguy hiểm.

20-5-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/5/22/75183.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/6/11/49101.html.

Dịch và đăng ngày 12-6-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Ý kiến của người dịch: Theo chỗ hiểu của người dịch, một người đang trong quá trình tu luyện có thể không giải được một số vấn đề nào đó. Không nhất định là do ‘chấp trước nặng nề và sợ hãi đến mức chỉ còn chút xíu chính niệm’. Có thể là vì lý do khác. Nếu vấn đề không giải được ấy liên quan đến sống chết thì có thể gọi Sư phụ. Khi đối diện cái chết mà không nghĩ đến Sư phụ thì còn nghĩ đến ai nữa đây? Ngay từ đầu, khi một người phát tâm tu luyện mà không cầu Phật cứu, thì cầu ai cứu? Theo người dịch, đây chính là một khảo nghiệm để xem người tu luyện đó hiểu về vị trí của mình trong Đại Pháp như thế nào. Không phải là vấn đề về tầng.

Share