Bài của Yiyan (Nhất Ngôn)

[Minh Huệ] “Dẫu trong bất cứ trường hợp nào, mọi người, hãy giữ tâm thật trầm tĩnh. Khi tâm không lay động, chư vị có thể đối phó với bất cứ hoàn cảnh nào”. (Giảng Pháp tại Trung Tây Hoa kỳ, ngày 26 tháng 6 năm 1999)

Rất nhiều đệ tử chúng ta đều thuộc đoạn Pháp trên. Sư phụ dạy chúng ta về vấn đề này trong dịp Giảng Pháp tại Chicago khi ngày 20 tháng 7 năm 1999 đang cận kề. Trong hơn 5 năm qua, với chính sách khủng bố, tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta không hề thoái thác khi tà ác càng nâng cao nhịp độ khủng bố và vẫn kiên định tu luyện, đi theo con đường mà Pháp đã vạch cho mỗi chúng ta. Trong thời gian này, có rất nhiều đệ tử Đại Pháp đã xử trí rất tốt đẹp trong mọi hoàn cảnh, với một lòng trung tín cùng Sư phụ và Đại Pháp.

Mới đây, tôi bất chợt giác ngộ được rằng, sự thật là tôi “đang tu luyện Đại Pháp” không có nghĩa là tôi đang tu luyện hằng ngày và đang làm rất nhiều công việc cho Đại Pháp. Tất cả những điều đó không có nghĩa là tôi đang “tu luyện tinh tấn”. Thật ra, tâm trí ta không bị lay động khi chúng ta gặp thử thách mới đúng là đang tu luyện hay không tu luyện, Pháp cũng là để đo lường và hướng dẫn chúng ta trong tu luyện hàng ngày của chúng ta.

Ví dụ như, có rất nhiều đệ tử trở nên rất khó chịu khi họ thấy chấp trước nặng nề của người khác, hay khi người khác cư xử không có lý lẽ. Thậm chí khi chuyện đã qua rồi, mà tâm của các đệ tử vẫn khó chịu, nhột nhạt, không ổn định khi họ nghĩ về điều đó. Khi chúng ta làm những điều này có phải chúng ta vẫn còn cư xử như người thường không? Bởi vì ngay cái lúc mà tâm chúng ta bị xáo trộn vì lỗi lầm, chấp trước của người khác, và chúng ta bỏ qua cái việc chính là chúng ta đang bị xáo trộn, mất bình tĩnh. Còn tệ hơn, chúng ta không tự xét mình hỏi tại sao tâm mình bị lay động. Ngay lúc đó, những ý niệm của chúng ta không biết rằng đó là lúc tốt nhất để xem chính mình tại sao trong tu luyện, lại không bỏ đi những chấp trước của mình, nó được biểu lộ vì trong tình trạng đặc biệt này và vì thế chúng ta có thể nâng cao được tâm tính của mình. Thay vào đó, chúng ta lại dùng tâm ý người thường và xem vấn đề này là một trở ngại đạt tới mục đích nào đó, để đối xử với vấn đề. Chúng ta cũng quên là, chúng ta phải có một thái độ cử chỉ tốt, một tâm từ bi đối với bất cứ ai, lúc nào hay ở đâu.

Nếu chúng ta nghĩ đến vấn đề này với một tâm bình tĩnh thì những chấp trước của người khác chính là cơ hội cho chúng ta tu luyện. Sư phụ dạy chúng ta rằng khi một người tu luyện gặp vấn đề đó không phải là ngẫu nhiên, hay không có nghĩa lý gì, nhưng đó chính là cơ hội cho chúng ta tu luyện, nâng cao đạo đức chúng ta. Không cần biết là do thế lực cũ lợi dụng hay chính nghiệp lực của chúng ta, hay vì những chấp trước của chúng ta; đây chính là những tầng cấp cho chúng ta nâng cao tâm tánh của mình.

Là người tu luyện, có rất nhiều mặt mà chúng ta cần cẩn thận và không để cho tâm mình bị lay động. Ví dụ như, khi những dự tính cho công tác Đại Pháp bị trục trặc; khi chúng ta không đủ thời gian để làm; khi chúng ta bị chỉ trích; bị bắt bẻ, bị mắng chửi, hiểu lầm bởi người khác; khi lỗi lầm của chúng ta bị vạch trần trước đám đông; khi chúng ta biết rằng công việc của chúng ta không được ai hưởng ứng hay giúp đỡ; khi chúng ta thấy tiếng tăm, danh lợi, tình cảm vướng vào công việc của chúng ta; khi các bạn khác, gia đình khen tụng hay chê trách, hay không hiểu bạn; khi giảng rõ sự thật thì gặp người ta chửi mắng hay phản đối… Trong những giây phút ngay lúc đó, nếu chúng ta hiểu được chúng ta là những người tu luyện chân chính, thì đây là những cơ hội để chúng ta nâng cao tâm tính của mình. Nói một cách khác, tu luyện tinh tấn chính mình và tâm không hề bị lay động không có điều kiện — không cần biết các thử thách là lớn hay nhỏ, to hay bé, ít hay nhiều, do thế lực cũ hay cám dỗ hay những khổ ải trong đời sống hằng ngày mà chúng ta gặp — tất cả không phải là vô tình, vô cớ. Tôi không biết nếu những điều như thế là những căn bản trong tu luyện không, nhưng chúng thật sự chứng tỏ cho chúng ta biết rằng chúng ta có phải là người tu luyện thật sự không.

Qua tu luyện tôi hiểu được rằng, trước khi việc tu luyện của chúng ta được hoàn mãn, bởi vì chúng ta vẫn còn có nhiều ý niệm thế gian, thì chúng ta sẽ có những lúc tâm ý của chúng ta bị lay động. Tuy nhiên, chúng ta phải có khuynh hướng điềm tĩnh hơn, tỉnh táo hơn, sáng suốt trong việc đang xảy ra, và đối xử như yêu cầu của người tu luyện, thì đó là tình trạng lý tưởng nhất. Bên cạnh đó, tu luyện trong thời Chánh Pháp, ngay khi tâm chúng ta bị lay động và biết được điều này, lúc đó chúng ta hãy tìm ngay chấp trước của mình, và khi chúng ta tìm thấy nó, chúng ta nên phát Chính niệm để diệt nó vào giữ tâm tỉnh lặng. Điều này có nghĩa rằng việc tu luyện của chúng ta sẽ tinh tấn nhanh hơn. Trong lịch sử chúng ta thấy không có một môn pháp tu luyện nào giống như của chúng ta bây giờ, và Sư phụ thật sự cho chúng ta cơ hội này và đã xếp đặt mọi thứ cho chúng ta. Những điều còn lại cho chúng ta tu luyện chính là dựa trên tâm trí của chúng ta có nhớ, biết, hiểu bất cứ lúc nào rằng chúng ta là người tu luyện chân chính, có muốn tu luyện với một quyết tâm, ý chí cao độ hay không.

Trong lúc đó, chỉ khi nào chúng ta tiếp tục nâng cao tâm tánh của mình và tu luyện lên tầng cấp cao hơn nữa mà Sư phụ đã muốn cho chúng ta là phải tận diệt chấp trước và tất cả sự xếp đặt của thế lực cũ. Chỉ khi nào chúng ta thật tâm để ý đến tu luyện tâm tánh của chúng ta và chúng ta có thể làm tốt trong “ba việc”, đó là: Học Pháp, giảng rõ sự thật, và phát Chính niệm. Nếu không thì, những việc làm cho Đại Pháp chỉ là những công việc hàng ngày trong đời sống người thường của chúng ta, như là “dàn xếp công việc bình thường” hay “giải quyết khó khăn” hay “lo liệu” khi có việc xảy ra. Vì vậy, nhiều lúc chúng ta có cảm giác như công việc bề bộn, hay chúng ta quá nhiều việc, làm không xuể, hay muốn viện dẫn lý do để tham đắm trong an nhàn. Sau khi bị xáo trộn vì danh tiếng, danh lợi hay tình cảm, chúng ta thậm chí đôi khi cư xử chúng ta như là những người bình thường, không phải là đệ tử Đại Pháp trong thời Chánh Pháp. Tất cả những tâm ý như vậy đều ngăn cản chúng ta trong những việc mà Đại Pháp giao phó cho chúng ta trong thời lịch sử này. Nếu chúng ta có một tâm ý tu luyện nghiêm minh, chúng ta sẽ điềm tỉnh và sáng suốt hơn khi chúng ta bị thử thách trong bất cứ hoàn cảnh nào, và chúng ta sẽ không có một sự khó chịu, hoài nghi nào về Đại Pháp, bởi vì trong lúc chúng ta tu luyện và làm theo Pháp. Chỉ khi nào chúng ta kiên tâm học Pháp và nâng cao tâm tính của mình thì chúng ta mới thật sự đột phá tất cả những quấy nhiễu trên con đường tu luyện và trong khi làm 3 công việc trọng đại đó.

Dĩ nhiên, khả năng của các đệ tử Đại Pháp giữ tâm ý không lay động hay không bị xáo trộn vì những ảnh hưởng bên ngoài không phải là chỉ cần làm ngơ hay giả lờ. Chúng ta không thể giấu được sự thật khi tâm ý của chúng ta bị xáo trộn, hay lay động. Chúng ta cũng không thể lạnh lùng như khúc gỗ không có cảm giác hay tư chất; nhưng, chúng ta nhận những biến cố chung quanh chúng ta bằng lòng chân nhẫn, cởi mở và sáng suốt. Khi một người tu luyện đạt đến trình độ này, thì người đó thật sự có được từ bi, vị tha với tất cả chúng sinh và vì thế người đó có được tâm ý không lay chuyển, sáng suốt và huệ mẫn, vì tất cả những điều này chính là sự biểu lộ sự tự nhiên, sự hiển lộ, của một bậc thánh, hay một người tu luyện chân chính.

5-6-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/6/6/76428.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/6/17/49283.html.

Dịch ngày 19-6-2004, đăng ngày 21-6-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share