[Minh Huệ] Trong khi tôi học Pháp hay giảng rõ sự thật, tôi chú ý rằng chúng ta thường không thể làm tốt nếu chúng ta có tâm truy cầu. Ví dụ như, khi đang học Pháp, một số đệ tử không biết rõ và suy nghĩ rằng học Pháp có thể giúp để giảm bớt sự khủng bố, hay giải quyết được những xích mích, hay nâng cao sức khoẻ; điều này có nghĩa là học Pháp với tâm hữu cầu. Tại sao vậy? Chúng ta là những người tu luyện, không phải là truy tìm một cuộc sống sung sướng nơi người thường. Sư phụ dạy:

Tu luyện tôn giáo trong quá khứ, Phật gia giảng ‘không’, cái gì cũng không mong nghĩ , nhập ‘không môn’; Đạo gia giảng ‘vô’, cái gì cũng không có, cũng chẳng muốn, cũng chẳng truy cầu. Người luyện công giảng: ‘hữu tâm luyện công, vô tâm đắc công’. Ôm giữ một chủng tu luyện trạng thái ‘vô vi’, chỉ quan tâm tu luyện tâm tính chư vị, thì tầng của chư vị sẽ đột phá, chư vị đáng được gì thì đương nhiên sẽ có. Chư vị vứt bỏ không được, [thì] chẳng đúng là tâm chấp trước là gì? Ở đây chúng tôi tức khắc truyền Pháp cao đến vậy, tất nhiên yêu cầu đối với tâm tính chư vị cũng phải cao; vậy nên không thể ôm giữ tâm hữu cầu mà đến học Pháp được đâu.” — Chuyển Pháp Luân

Chúng ta hãy nghĩ đến 2 điểm này: các tôn giáo yêu cầu tu luyện vào chữ ‘không’, thì tiêu chuẩn của Đại Pháp đối với chúng ta càng cao hơn. Tôi hiểu rằng Pháp là kim chỉ nam của chúng ta, và nếu chúng ta học Pháp với tâm thanh tỉnh, chúng ta sẽ học được nhiều, đồng hoá với Pháp và chúng ta tu luyện tinh tấn hơn. Tôi cảm thấy được may mắn, và vui mừng vì gặt hái được nhiều điều hay khi học Pháp và tôi không quan tâm đến những gì xa vời hơn điều đó. Tâm truy cầu là một ý niệm về lòng tham, chớ không phải là tự tính của chúng ta, chúng ta hoàn toàn phải từ chối chấp trước đó. Tôi trân quý cơ hội được học Pháp. Vì thế mỗi lần được học Pháp, tôi có được tâm thanh tỉnh.

Có rất nhiều chấp trước được bộc lộ trong quá trình giảng rõ sự thật. Một số đệ tử cảm thấy vừa lòng với việc làm của họ và tự mãn khi chúng ta được các chính phủ hay bất cứ ai ủng hộ. Và tự nhiên là họ bị buồn, giận dữ khi không được ai ủng hộ, và cảm thấy thất vọng khi bị khốn khó. Làm thế nào để giữ được tâm thanh tỉnh và Chính niệm? Có một lần tôi đọc được một câu trong sách mà có nói rằng: nêú bố thí chỉ một hạt gạo mà không nghĩ đến ơn nghĩa thì có giá trị bằng một tấn gạo, còn cho một tấn vàng mà có điều kiện thì không phải là cho. Đây chỉ là câu nói cho người thường. Vậy thì tại sao, khi chúng ta là đệ tử Đại Pháp làm rất nhiều, nhưng đôi khi kết quả lại không xứng đáng? Vấn đề chính là tại vì tâm trí chúng ta không thanh tỉnh. Nếu chúng ta làm vì Đại Pháp mà không có một điều kiện nào, và một đòi hỏi nào, tôi tin rằng mọi người sẽ vui vẻ lắng nghe và tin tưởng chúng ta.

Những người không tu luyện tự mình lo cho mình trong mọi trường hợp; đó là tự nhiên. Là người tu luyện, chúng ta không nên tìm cầu ở bên ngoài, mà nên nhìn vào bên trong để tìm lấy chỗ thiếu sót của chúng ta. Sư phụ nói với chúng ta rằng quá trình tu luyện là một quá trình dứt bỏ chấp trước của mình; chúng ta không nên che đậy, sợ hãi, giấu kín chấp trước dưới mọi lý do nào. Chúng ta chỉ có thể đạt được thanh tỉnh khi chúng ta không có tâm tìm cầu; chúng ta có được thuần khiết khi chúng ta thanh tỉnh, và chúng ta có lòng từ bi khi chúng ta thuần khiết, thanh tỉnh.

Thường thường có một vài đệ tử làm rất nhiều việc cho Đại Pháp thì hay có chấp trước về thi đua hay so sánh, và họ thường coi thường những đệ tử khác không làm nhiều như họ. Tất cả chúng sanh đều đang chờ đợi để được cứu độ; chúng ta nên tập trung cứu độ tất cả chúng sanh. Cứu một người cũng không ít mà cứu vạn người cũng không nhiều. Mỗi một người có một khả năng khác nhau, chỉ cần chúng ta làm hết sức là được; chúng ta cũng không nên tìm cầu về kết quả, trông đợi sự gặt hái của việc làm. Đạt đến viên mãn là mục đích của tu luyện. Mỗi một cuộc đời có một vị trí riêng của nó. Một đấng giác ngộ trong một vũ trụ mới không có tâm tìm cầu.

12-6-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/6/15/77026.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/7/11/50116.html.

Dịch và đăng ngày 13-7-2009; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share