Viết bởi một đệ tử Trung quốc

[Minh Huệ] Trong “Bài thuyết Pháp tại Toronto, Canada May 23, 1999” khi một đệ tử hỏi Sư phụ:

“Nếu một đệ tử đang bị nghiệp báo trong một thời gian rất lâu và anh ta không thể vượt qua được, thì chúng ta có nên chỉ cho anh ta thấy những chỗ hở của anh ta hay chúng ta nên để anh ta tự tìm ra bằng cách là học Pháp thật nhiều?”.

Sư phụ trả lời:

“Vì chị đã thấy được lý do mà anh ta đã phải gánh chịu và không thể vượt qua nổi, thì chị nên chỉ rõ cho anh ta thấy. Điều đó không sao cả nếu chị nói chuyện với anh ta bằng lòng từ bi và chân thật của mình”

Tôi trước đây xem những lời dạy này cũng bình thường như những chuyện khác và tôi không để tâm vào nhiều, nhưng những lời dạy đó “chính là Pháp”. Sư phụ chỉ rõ ràng; tuy nhiên, tôi đã không theo đúng lời dạy. “Vì chị đã thấy được lý do mà đã ngăn chận anh ta tu luyện tinh tấn hơn…” “…nói với anh ta bằng lòng từ bi và chân thật.” Đó chính là Pháp! Đó là cách mà Sư phụ đã dạy chúng ta khi gặp phải những chuyện như vậy. Đó là một yêu cầu của Pháp.

Điều quan trọng mà Sư phụ yêu cầu chúng ta làm “nói với anh ta bằng lòng từ bi và chân thật”. Chúng ta đã đạt được điều này chưa?

Một điểm quan trọng khác mà Sư phụ yêu cầu chúng ta nói với anh ta là “những lý do đã ngăn cản anh ta tu luyện được tinh tấn hơn”, thay vì chỉ anh ta thấy lỗi lầm của anh ta hay trách anh ta về những lỗi lầm mà anh ta đã mắc phải. Điều quan trọng nhất là tâm ý của chúng ta, hơn là những lời mà chúng ta nói với anh ta. Điều mà chúng ta thấy rằng chúng nó là những lý do đã ngăn cản anh ta tu luyện tinh tấn, lý do đã ngăn cản anh ta thăng tiến, chứ không phải là lỗi của anh ta đã làm; và nói với anh ta bằng lòng từ bi và chân thật. Đó chính là Thiện! Chúng ta không chấp trước vào những điều nông cạn như đúng hay sai, và nó không dính mắc vào quan điểm của cá nhân của chúng ta. Khi chúng ta hành xử bằng thiện ý, hoàn toàn vì lý do là giúp người khác, lẽ nào anh ta không hiểu được? Vậy thì, tại sao trong nhiều trường hợp, chúng ta lại làm những việc đó trở nên tệ hơn? Đó là tại vì chúng ta không thể chịu được lòng chấp trước và cách cư xử của người khác? Đó có phải là lỗi, là yếu điểm của chính chúng ta không? Đó có phải là điều mà chúng ta cần phải tu luyện cho tinh tấn không?

Nếu chúng ta thấy được những lý do đã ngăn cản anh ta tu luyện tinh tấn và nếu chúng ta không nói cho anh ta biết thì chúng ta đã sai trái vì chúng ta không theo đúng yêu cầu của Pháp. Những lời Sư phụ dạy là Pháp! Trong nhiều trường hợp, không những chúng ta không theo đúng yêu cầu của Pháp, mà chúng ta cũng không xem những lời của Sư phụ dạy chính là Pháp. Chúng ta là những người tu luyện, có phải chúng ta luôn luôn nghĩ đến người khác không? Khi chúng ta thấy được những lý do đã ngăn chận một bạn đồng tu thăng tiến và chúng ta không chịu nói với họ, vậy thì đó đâu có phải là chúng ta vì người khác đâu? Chúng ta cũng không vì người bạn đồng tu của mình phải không?

Tại sao chúng ta không dám nói thẳng với anh ta? Có phải là vì những chấp trước của chúng ta hay có những điều mà chúng ta chưa làm đúng theo Pháp? Vậy thì tại sao chúng ta không mổ xẻ những điểm yếu của chính chúng ta? Có phải là chấp trước của người đệ tử đó đã làm cho chúng ta động tâm? Chính mình đã chưa loại bỏ những điều đó để tinh tấn, thì sao lại than phiền những người khác? Chính mình không xả bỏ được khuyết điểm của người khác. Có phải điều quan trọng nhất là tự tu luyện lấy tâm của mình không? Sau khi chúng ta tu luyện tinh tấn hơn, chúng ta sẽ cảm thấy những «khuyết điểm» của người khác tự nhiên biến đâu mất. Có thể là, ngay trong lúc này, những lời nói chân thật của chúng ta sẽ làm cho người khác giác ngộ. Không phải là chính chúng ta đã thay đổi được người khác, nhưng khi chúng ta hành xử đúng theo Pháp, thì sự màu nhiệm của Pháp sẽ hiển hiện. Chính Pháp đã thay đổi người khác. «Tu luyện là tùy ở nơi chúng ta, công thì tùy nơi ở Sư phụ» [Lời Nói đầu, Chuyển Pháp Luân, Ấn bản tháng Hai, 2003] Nếu chúng ta không hiểu câu đó từ quan điểm của Pháp, khi một đệ tử khác bày tỏ lòng biết ơn, chúng ta sẽ cảm thấy khoái chí, ngạo mạn và cảm thấy rằng chính mình đã hướng dẫn người khác; thực ra thì không phải như vậy. Điều đó là tại vì chúng ta đã làm đúng theo yêu cầu của Pháp. Chính chúng ta đã sống và theo đúng chân lý «Chân, Thiện, Nhẫn». Còn sự màu nhiệm là từ nơi Pháp.

Tôi cũng nhận thấy rằng trong nhiều trường hợp, nó dường như là tôi giúp người khác, hay chuyện xích mích đó là vì khuyết điểm của người khác. Khi tôi thực sự tự xét bản thân mình thì tôi thấy rằng tất cả những điều đó xảy ra là tại vì tâm ý của mình. Thực sự người khác đã giúp tôi. Bất cứ điều gì xảy ra cho chúng ta thật sự chính là do chấp trước của chúng ta.

Khi chúng ta thật sự thăng tiến, chúng ta sẽ cảm thấy cám ơn những người đó! Làm thế nào để bày tỏ lòng biết ơn của mình? Khi chúng ta thấy được lý do đã ngăn cản bạn của mình tu luyện tinh tấn và chúng ta không nói với họ, khi chúng ta chỉ nghĩ đến chúng ta, không quan tâm cho ai cả, có phải chúng ta ích kỷ không? Có phải chúng ta muốn những bạn khác cũng tu luyện tinh tấn không? «Cùng nhau tu luyện tinh tấn» có nghĩa là gì?

Dù lời bào chữa của chúng ta có đầy đủ đến đâu, nếu chúng chỉ nghĩ là nó là chuyện của người khác hay nếu chúng ta nói rằng «Tôi cũng có khuyết điểm của tôi, nhưng khuyết điểm của anh ấy lớn hơn nhiều» thì có nghĩa là chúng ta chỉ nhìn ở bên ngoài. Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng người ta có nhiều khuyết điểm hơn mình, và mình chỉ có chút xíu thôi. Điều đó thật là nông cạn, vì chúng ta chỉ nhấn mạnh và bám víu vào một quan điểm rất hững hờ giữa đúng với sai. Đó không phải là tự nhìn vào bên trong của mình, đó chính là chuyện tranh cải giữa người thường. Nhìn ở bề mặt, đúng và sai có phải là một sự mê lầm không? Nếu chúng ta tu luyện thật tinh tấn, Pháp sẽ thay đổi anh ta. Khi một người tu luyện thật sự trong Pháp, tất cả đều giống như là một chút bột cưa rớt vào một lò luyện thép. Nếu tôi thật sự sống đúng theo yêu cầu của «Chân, Thiện, Nhẫn» thì tôi sẽ giúp được nhiều trong việc của Pháp và trong sự tu luyện của các bạn khác. Điều này khác với những chấp trước của cá nhân. Thật ra chính là lòng thành tín với Pháp và sự màu nhiệm của Pháp.

17-2-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/2/19/67831.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/4/1/46621.html.

Dịch và đăng ngày 3-4-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share