[MINH HUỆ 17-6-2008] Khi học các bài giảng của Sư Phụ, tôi nhớ nhất một nguyên tắc mà Sư Phụ thường giảng và nhắc đi nhắc lại – tu luyện chính là hướng nội mà tìm. Nói cách khác, không hướng nội tìm thì không phải là tu luyện.

Tuy vậy, nhiều học viên vẫn hướng ngoại và tìm nguyên nhân bên ngoài mỗi khi gặp vấn đề. Họ thậm chí còn tức giận, đúng như Sư Phụ đã chỉ ra trong Pháp:

“Chúng ta thông thường khi đụng phải bất kể chuyện gì thì đều là hướng ngoại mà nhìn, tại sao anh lại đối với tôi như vậy? Trong tâm có một loại cảm giác bất công, không nghĩ về mình, đây chính là một chướng ngại lớn nhất, chí mạng của tất cả sinh mệnh.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore 1998)

Chẳng hạn, một số học viên đến bệnh viện để được thoái mái tạm thời thay vì chịu đựng sự khó chịu dai dẳng. Tu luyện chẳng phải là loại bỏ nghiệp lực và chịu khổ hay sao? Nếu chúng ta không đo lường mọi việc theo tiêu chuẩn của Pháp thì chúng ta sẽ bị bó buộc trong các quy luật của nhân loại. Chúng ta sẽ không nhìn ra được rằng vấn đề đó là khảo nghiệm chúng ta tín Sư tín Pháp thế nào, kiên định vào Pháp ra sao. Nếu chúng ta không giữ mình theo tiêu chuẩn của Pháp, tà ác sẽ lợi dụng sơ hở của chúng ta. Trong những tình huống như vậy, thậm chí Sư Phụ cũng chẳng thể giúp được. Vì thế, chúng ta nên chịu đựng khảo nghiệm đến khi nhận thức được Pháp.

Một số học viên phàn nàn về gia đình mình, như người nhà can nhiễu họ trong tu luyện, không để họ làm việc này việc kia, thậm chí còn hủy cả sách của Đại Pháp. Họ không hướng nội xem mình đã cư xử như một người tu luyện chưa, đã gây dựng được hình ảnh tích cực của người tu Đại Pháp chưa, đã thực sự chứng thực Pháp trong môi trường của mình chưa. Khi không tu tốt bản thân mình, những thiếu sót của chúng ta sẽ bị cựu thế lực lợi dụng. Chúng ta có thể sẽ bị bắt, khiến gia đình phải chịu những tổn thương về tinh thần và thể xác, khiến họ càng thêm sợ hãi. Chúng ta đã ứng xử với người nhà mình như những chúng sinh cần cứu độ chưa? Sư Phụ đã giảng:

“Tuy rằng có sự tồn tại của cựu thế lực, nhưng chư vị không có cái tâm ấy, thì chúng cũng không có chiêu [nào cả].” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002)

Tại sao chúng ta không hướng nội tìm chấp trước căn bản và đứng dậy từ chỗ chúng ta vấp ngã?

Tôi nghĩ rằng cách duy nhất để giải quyết vấn đề và vượt qua khổ nạn là học Pháp nhiều hơn nữa. Chúng ta cần phải đặt tâm vào việc học Pháp và học thuộc Pháp thì mới có thể thực sự đồng hóa với Đại Pháp và vượt qua tính vị tư của cựu vũ trụ. Chúng ta cần phải đột phá quan niệm người thường, giữ bản thân theo tiêu chuẩn vô ngã vị tha, luôn nghĩ đến người khác trước và cân nhắc vấn đề từ nhiều phương diện. Tôi nhận ra rằng quá trình hướng nội tìm là quá trình chịu đựng, quá trình tiêu nghiệp, quá trình tu luyện và đề cao bản thân. Đó chẳng phải là tu luyện trong khổ nạn sao? Loại bỏ hết thảy quan niệm của người thường là quá trình gian nan nhất.

Cuối cùng, tôi muốn đề nghị mỗi đồng tu hãy học thuộc đoạn Pháp sau đây của Sư Phụ trong bài “Giảng Pháp tại Pháp hội Âu Châu” 1998:

“Vậy thì khi phát sinh mâu thuẫn cần các bên tự hướng nội tìm nguyên nhân của bản thân, bất kể là sự việc này lỗi tại chư vị hay không. Hãy nhớ kỹ lời tôi nói: bất kể là sự việc này lỗi tại chư vị hay là không tại chư vị, chư vị đều phải tìm ở chính mình, chư vị sẽ phát hiện ra vấn đề. Nếu như sự việc này tuyệt đối không có quan hệ gì với chư vị, không có tâm mà chư vị nên bỏ, vậy thì sự việc này cũng sẽ rất hiếm phát sinh trên thân chư vị. Nếu như chư vị không có cái tâm này, thì sẽ không dẫn khởi mâu thuẫn, phải chịu trách nhiệm đối với tu luyện của chư vị mà. Phàm khi mâu thuẫn phát sinh ở trên thân chư vị, xuất hiện ở chỗ của chư vị, xuất hiện giữa chư vị với nhau, thì rất có thể là có quan hệ với chư vị, sẽ có những thứ mà chư vị phải bỏ. Cho dù là lỗi tại chư vị hay không, Pháp thân của tôi khi loại bỏ tâm của chư vị, lại không quan tâm là sự việc này lỗi tại họ hay là lỗi tại chư vị.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/6/17/180397.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/emh/articles/2008/6/29/98538.html
Đăng ngày 30-6-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share