Bài tự thuật của Lưu Hồng, học viên Pháp Luân Công tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-6-2015] Bà Lưu Hồng, học viên Pháp Luân Công tại thành phố Văn Đăng, tỉnh Sơn Đông đã bị bắt giữ vào tháng 1 năm 2015 và thuật lại việc bị tra tấn bức hại khi ở trong trại giam.

Bắt và giam giữ

Ngày 9 tháng 1 năm 2015, bà Điền Lệ Sa và tôi đi phát tài liệu giảng chân tướng. Một số người đã báo cho cảnh sát, và chúng tôi bị bắt, bị đưa tới Đội an ninh nội địa của khu vực. Chúng tôi bị thẩm vấn và lấy mẫu máu. Vào tối muộn hôm đó, chúng tôi bị đưa tới trại tạm giam Văn Đăng.

Tôi đã tuyệt thực để phản đối và yêu cầu được trả tự do ngay lập tức. Bà Điền và tôi từ chối mặc quần áo tù nhân, nên lính canh không đưa thức ăn cho bà Điền. Bà bị chuyển tới một trại tạm giam trong 15 ngày và đến ngày thứ 6 tôi cũng bị đưa đi. Tuy nhiên, ban đầu tôi bị đưa đến bệnh viện thành phố Văn Đăng để bức thực.

6213b38535574d161bd741c36f420714.jpg

Minh họa tra tấn: Bức thực

Kế hoạch khiến tù nhân ghét các học viên bị thất bại

Ngay khi đến trại tạm giam, tôi bị đưa đến phòng biệt giam vì tôi đã nói to về Pháp Luân Công. Phòng giam tối tăm không ánh sáng, và có một miếng kim loại tròn trên sàn nhà và một thùng nước tiểu.

Tôi đã tuyệt thực trong sáu ngày. Chính quyền lo sợ phải chịu trách nhiệm, vì vậy họ đưa tôi đến phòng giam thông thường hai giờ sau đó. Tôi từ chối mặc quần áo tù nhân và tiếp tục tuyệt thực. Tôi yêu cầu được thả vì tôi đã không phạm bất cứ tội nào và tự do tín ngưỡng đã được Hiến pháp Trung Quốc công nhận.

Họ thử dùng đủ mọi cách có thể để khiến tôi ăn. Mỗi phòng giam được cung cấp ba thùng nước nóng mỗi ngày. Trong một buổi sáng họ phát thanh tuyên bố nước nóng sẽ không được cấp cho buồng giam số 7, nơi tôi đang bị giam. Họ cố gắng hòng khiến các tù nhân ghét tôi. Tuy nhiên, không tù nhân nào trong buồng giam đổ lỗi cho tôi, thay vào đó còn phẫn nộ trước âm mưu của nhân viên trại tạm giam.

Lưu Trung Nghiêu, trưởng trại tạm giam đã tái mặt và gọi tôi đến văn phòng của ông ta.

“Tôi có vợ và con còn phải chăm lo.” Ông ta đập bàn và yêu cầu tôi chấm dứt tuyệt thực. “Bà có thể khiến tôi mất việc và gia đình tôi sẽ gặp khó khăn về tài chính.”

Tôi giải thích rằng tôi không phải phạm nhân. “Tôi có quyền quyết định mình ăn hay không,” tôi nói thêm. “Anh nên thả tôi ra, và nếu anh thật sự yêu gia đình mình, hãy ngừng bức hại những người tốt. Thiện ác hữu báo là thiên lý. Vì anh làm những việc này, tương lai sẽ liên lụy tới người nhà anh.”

Bức thực

Tôi bị đưa tới bệnh viện thành phố Văn Đăng để bức thực ba hay bốn ngày sau đó. Hai y tá bệnh viện được yêu cầu bức thực tôi trong trại tạm giam trước mặt các tù nhân cùng buồng giam.

Cảnh tượng rất đáng sợ. Tiếng la hét vì đau đớn của tôi vang khắp trại giam; tuy nhiên, một y tá vẫn cho rằng không khó để chèn ống đựng thức ăn vào dạ dày của tôi. Tôi được biết rằng, các y tá này còn hỏi Lâm Chí Hoa, bác sĩ của trại tạm giam, liệu ống đựng thức ăn này có được để lại trong dạ dày của tôi không. Lâm trả lời không và nói với người y tá rằng ông ta sẽ nói lý do cho họ sau.

“Đưa ống vào và rút nó ra liên tục. Có phải làm thể để bà ta phải chịu đau đớn không nhỉ,” hai y tá nói với nhau.

Một đội trưởng trại nói rằng nếu tôi tuyệt thực mà được thả ra thì cũng không sao. Tuy nhiên, nếu không được [thả ra], mà lại xảy ra vấn đề gì bất trắc, họ có thể sẽ bị liên lụy, do đó họ không để chuyện đó xảy ra được.

Giải cứu

Tôi bị đưa tới bệnh viện thành phố Văn Đăng vì tôi hôn mê sau khi bị bức thực hai lần trong trại tạm giam.

Tôi đã bị giam lỏng trong bệnh viện. Hai cảnh sát vũ trang và hai nữ vệ sĩ giám sát tôi, và có hai ca mỗi ngày. Các cửa sổ trong phòng bệnh nhân mà tôi bị giam đều bị che hết để ngăn không cho người khác nhìn thấy tôi.

Tôi đã cố gắng để làm rõ sự thật về Pháp Luân Công cho những người được giao nhiệm vụ giám sát tôi. Một số biết rằng các học viên là những người tốt bụng. Tuy nhiên, họ tuân lệnh và không biết những hậu quả khủng khiếp đối với việc nghe theo Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công.

Tôi phải truyền tĩnh mạch cả ngày lẫn đêm. Mạch máu của tôi chìm xuống nên rất khó để tiêm.

Sau 25 ngày trong trại tạm giam, tôi đã rất yếu và cận kề cái chết. Các nhân viên cuối cùng đã thả tôi tự do để chữa bệnh.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/7/29/151785.html

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/28/311571.html

Đăng ngày 22-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share