Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-5-2015] Khi các học viên gặp khó khăn, những học viên khác thường giúp đỡ dựa trên các Pháp lý. Một mối quan hệ như vậy không giống với mối quan hệ bạn bè thông thường.

Tuy nhiên, khi chúng ta sống trong xã hội ô nhiễm thì khó tránh bị ô nhiễm. Những quan niệm chúng ta đã hình thành từ hàng nghìn năm và sự can nhiễu từ các chấp trước có thể hủy hoại động lực của chúng ta, nên đôi khi việc giúp đỡ ai đó lại phản tác dụng.

Ví dụ, khi một học viên nghèo túng và vô gia cư đến một thành phố, nhiều học viên ở địa phương đó đã giúp đỡ về nơi ở, thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày, quần áo và thậm chí cả tiền bạc.

Ban đầu, học viên này vô cùng biết ơn, nhưng cô ấy đã trở nên lệ thuộc vào sự giúp đỡ đó. Cô ấy đã không cố gắng tìm việc làm, lấy lý do rằng cô ấy cần tập trung vào tu luyện. Các học viên ở địa phương tiếp tục giúp đỡ cô ấy về mặt tài chính. Sau đó, cô ấy công khai đòi hỏi [tiền bạc] từ những học viên khác và phàn nàn nếu họ từ chối. Những học viên khác biết điều đó là không chính, nhưng họ ngại chỉ ra thiếu sót ấy.

Một vài học viên mượn tiền từ các học viên khác khi họ gặp khó khăn, nhưng họ lại không trả lại. Những người cho vay thường cảm thấy bối rối khi đòi tiền. Một học viên thậm chí còn mượn tiền cho vợ của anh ta chơi chứng khoán. Mặc dù chỉ có một số học viên hành xử theo cách này, nhưng những hành động này có ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Pháp Luân Đại Pháp.

Sự thỏa mãn về vật chất có thể dễ dàng làm dấy khởi các dục vọng và tâm chấp trước. Khi tu luyện trong xã hội người thường, rất khó để cưỡng lại sự tham lam nếu chúng ta không nghiêm khắc với bản thân mình. Những dụ hoặc này có thể dễ dàng hủy hoại đi sự tu luyện của chúng ta nếu không nhận thức ra vấn đề.

Một vài học viên thường tặng quà hoặc nhận quà giữa các học viên là họ hàng và bạn bè. Khi bị từ chối, họ chỉ trích người kia là không phù hợp với xã hội người thường. Họ không hiểu rằng tặng những món quà không cần thiết có thể khuyến khích tâm tự tư, ỷ lại và tâm an dật.

Các học viên nên tập trung giúp đỡ nhau đề cao tâm tính hơn là khuyến khích việc đạt được các lợi ích vật chất. Trên thực tế, tất cả các khổ nạn và chướng ngại mà các học viên gặp phải không phải là ngẫu nhiên. Dù là những lo lắng [trong cuộc sống], hay thân thể không thoải mái, hoặc gánh nặng tinh thần tất cả đều là những quan trên con đường tu luyện.

Sư Phụ đã giảng:

“Nghiệp lực của tự thân, con người phải hoàn trả; ai cũng không dám phá hoại [Pháp] lý này.” (Chuyển Pháp Luân)

Sư Phụ cũng giảng:

“Chư vị chỉ cần đề cao tâm tính, thì có thể vượt qua được.” (Chuyển Pháp Luân)

Thông thường mọi người mong ước một cuộc sống thoải mái, dễ chịu và suôn sẻ. Do đó, trong khổ nạn, các học viên thường tìm cách giảm nhẹ hoặc tránh những khó khăn. Tuy nhiên, nếu tránh một khảo nghiệm thì nghiệp lực sẽ không được tiêu trừ, tâm tính cũng không đề cao lên. Có khá nhiều học viên truy cầu thoải mái để tránh những điều thống khổ. Bằng cách này, họ càng ngày càng tích thêm nhiều nghiệp lực, và cuối cùng cựu thế lực sẽ tước đi sinh mệnh của họ.

Sư Phụ đã giảng:

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Chuyển Pháp Luân)

Quá trình tống khứ các tâm chấp trước đòi hỏi phải chịu đựng thống khổ, tiêu trừ nghiệp lực và tẩy tịnh bản thân. Do đó, bất cứ khi nào chúng ta gặp phải khổ nạn, chúng ta nên hiểu rằng những điều này xảy ra là tốt cho mình.

Khi tâm tính chúng ta đề cao, thì khổ nạn cũng dễ dàng vượt qua được.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/5/22/309824.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/16/151092.html

Đăng ngày 12-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share