Bài viết của một học viên tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-5-2015] Tôi là một học viên lớn tuổi, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 17 năm. Từ thủa đầu tu luyện, tôi đã được chứng kiến Đại Pháp thật huyền diệu và vĩ đại như thế nào. Tôi vô cùng biết ơn lòng từ bi của Sư phụ. Trong những năm sau đó, tôi đã trải qua rất nhiều khổ nạn và tôi thường cảm thấy rằng mình chỉ như một người mới bắt đầu tu luyện thậm chí sau nhiều năm đến vậy.

Tôi được thả khỏi tù vào tháng 8 năm 2011. Tôi biết rằng mình đã bị tụt lại phía sau. Vì vậy tôi đã tập trung nhiều hơn vào việc học Pháp và cố gắng làm thêm nhiều hạng mục Đại Pháp. Tôi đã trở thành một điều phối viên địa phương. Tôi điều phối và tổ chức rất nhiều nhóm học Pháp và thiết lập một điểm sản xuất tài liệu. Tôi liên tục bận rộn và mọi chuyện có vẻ rất tốt.

Tuy nhiên các vấn đề và mâu thuẫn đã nảy sinh trong công việc điều phối giữa các học viên và thậm chí trong gia đình của tôi. Tôi đã nhìn thấy những thiếu sót của mình. Tôi biết mình đã không phù hợp với Pháp. Điều đó thật là đau đớn.

Pháp có tiêu chuẩn ngày càng cao đối với chúng ta. Tôi biết đã đến lúc mình phải đề cao tâm tính.

Sư phụ đã giảng cho chúng ta:

“Nếu chư vị muốn đề cao bản thân, thì chư vị phải hướng nội mà tìm, đặt công phu vào cái tâm ấy. Chư vị mới có thể thật sự đề cao lên trên. Khi ngồi đả toạ chư vị mới có thể tĩnh lại được.”) (“Bài giảng thứ chín”, Chuyển Pháp Luân)

Nhận ra tâm tranh đấu

Tôi cảm thấy rằng hướng nội thật không dễ dàng gì. Tôi thấy mình cứ liên tục hướng cái nhìn vào người khác và niệm đầu đầu tiên luôn là biện minh cho mình. Khi một học viên chỉ ra rằng tôi có tâm tranh đấu, tôi đã bị tổn thương. Sau đó tôi có một giấc mơ. Trong giấc mơ đó, tôi đang đánh nhau với những người khác cả đêm. Người tôi đầm đìa mồ hôi nhưng tôi vẫn cứ kiên trì đánh nhau cho đến khi toàn bộ đối thủ của tôi bị đánh bại. Khi tỉnh dậy, tôi biết rằng Sư phụ đang điểm hoá cho tôi.

Tôi đã nghiêm túc hướng nội. Tôi thật sự có tâm tranh đấu. Tôi thường tranh luận đến cùng với các đồng tu hay các thành viên trong gia đình.

Đôi lúc tôi cũng khắc chế bản thân mình. Trên bề mặt tôi đã làm được “Nhẫn” nhưng đó không phải là “Nhẫn” của một học viên. Đó là “Nhẫn” trong khi cảm thấy ủy khuất trong tâm.

Một lần khi tôi phối hợp với một học viên khác trong một hạng mục Đại Pháp, người học viên đó đột nhiên rời đi mà không thông báo với tôi. Tôi tìm cô ấy khắp nơi và liên tục gọi điện cho cô ấy nhưng không thấy trả lời. Hai tuần sau, cô ấy trở lại. Ngay khi tôi nhìn thấy cô ấy, tôi đã mất bình tĩnh. Tôi đổ lỗi cho cô ấy, từ chối lắng nghe cô ấy giải thích. Giọng nói của tôi chứa đầy oán hận. Tất nhiên, kết quả không được tốt.

Sư phụ giảng:

“…bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến!” (“Phật tính vô lậu”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi đã hoàn toàn quên mất việc hướng nội và cân nhắc đến người khác. Tôi chỉ quan tâm đến cảm giác của mình. Tôi trút những lời phê bình, chỉ trích vào người khác. Tôi đã để cơn tức giận của mình phát tiết ra ngoài và làm tổn thương người khác. Tôi thật quá ích kỷ.

Tôi nhớ lại một sự việc. Khi tôi vừa mới được ra khỏi tù, một học viên đã rất giận giữ với tôi. Bà ấy nói rằng cách đây tám năm tôi đã làm bà ấy tổn thương và bà ấy không bao giờ quên được điều đó. Tôi hỏi đó là việc gì.

Bà ấy phàn nàn: “Cô đã quên mất việc đó sau khi cô làm tổn thương người khác.” “Cô gọi tôi tham gia vào một hạng mục. Sau đó cô lại sa thải tôi!”

Bà ấy đề cập đến sự việc tám năm trước trong khi tôi đang điều phối một điểm sản xuất tài liệu cùng với ba học viên khác, bao gồm cả bà ấy.

Tôi nói với bà ấy: “Xin hãy tha thứ cho tôi. Lúc đó tôi không biết tôi đã làm chị bị tổn thương.” Tôi rất bất ngờ trước phản ứng của bà ấy. Tôi cố gắng giải thích với bà ấy rằng chúng tôi đều thấy bà ấy là lớn tuổi hơn và lúc đó bà ấy đang bị ho rất nghiêm trọng và thở khò khè. “Hai học viên khác và tôi đều nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu chị về nhà và nghỉ ngơi. Hơn nữa chúng tôi cũng có đủ nhân lực rồi.”

Bà ấy quát to lên: “Đúng rồi. Chẳng phải cả ba người các vị đều bị bắt giam sao? Còn tôi thì đâu có sao.”

Ôm giữ tâm oán hận và hướng ngoại

Tôi đã bị sốc. Chẳng phải bà ấy đang ám chỉ rằng cả ba chúng tôi bị trừng phạt vì chúng tôi khuyên bà ấy về nhà sao? Suy nghĩ đầu tiên của tôi là: “Thật là xấu xa! Bà ấy có phải là một học viên không vậy?” Mặc dù tôi kiềm chế bản thân và không tranh cãi với bà ấy, nhưng sau đó tôi rất coi thường bà ấy, thậm chí tôi vẫn ôm giữ tâm oán hận một năm sau đó.

Tôi cố gắng hướng nội nhưng nó thật là đau đớn. Tôi liên tục nhìn vào những sai lầm của người khác. Tôi cảm thấy thật đáng buồn cho bản thân mình.

Một ngày tôi nhận ra rằng mình đang hướng ngoại. Khi hướng nội sâu hơn, tôi thấy mình thiếu từ tâm, thiếu nhẫn, có tâm cáu giận, bảo vệ bản thân, tất cả những thứ đó hình thành nên chấp trước người thường ở tôi. Chúng bao kín lấy tôi đến mức mà tôi không thể thoát ra được. Tôi cảm thấy đau đớn sâu sắc khi tôi cố gắng để buông bỏ các tâm chấp trước. Việc thật sự hướng nội đã chạm đến tâm linh tôi một cách sâu sắc. Đó không phải là một việc dễ dàng. Nhưng khi tôi thật sự buông bỏ tâm chấp trước, tôi cảm thấy được giác ngộ. Tôi đã thấy được một cảnh quan mới.

Cuối cùng tôi hiểu ra rằng nếu tôi muốn đạt đến tầng cao hơn, tôi phải tín Sư tín Pháp 100%. Tôi phải dùng đến pháp bảo “hướng nội” và kiểm tra mỗi từng ý niệm-liệu đó là niệm của Thần hay của người thường? Nếu đó là niệm của người thường thì tôi không nên để nó phát triển thêm nữa. Thay vào đó tôi phải nỗ lực buông bỏ nó đi, giải thể nó và thay thế nó bằng niệm của Thần.

Không ngừng hướng nội

Đôi lúc tôi biết rằng mình không phù hợp với Pháp. Tôi hiểu điều đó nhưng tôi không thể buông bỏ nó đi. Trong những trường hợp này, nó vô cùng đau đớn. Kinh nghiệm của tôi là nhanh chóng quyết định thà chịu đau đớn nhưng phải buông bỏ ngay lập tức những gì mà mình “yêu quý”. Tôi nhắc nhở bản thân: “Làm sao mình có thể mang theo tất cả những chấp trước này và trở về nhà cùng Sư phụ?”

Sư phụ giảng:

“Đã là học viên, [nếu] chư vị không chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà hành xử, [thì] nhất định không còn là chuyện đơn giản. Cựu thế lực đối với tất cả các đệ tử Đại Pháp đều có an bài một bộ những thứ của chúng; nếu đệ tử Đại Pháp không chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà hành xử, thì nhất định đang thực thi chiểu theo an bài của cựu thế lực.” (“Thanh Tỉnh”, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Giờ đây tôi hiểu rằng nếu tôi không “hướng nội”, tôi không theo những yêu cầu của Sư phụ. Đó không phải là chuyện thường.

Sau khi học lại những Pháp lý mà Sư phụ giảng về “hướng nội”, tôi cảm thấy một cách rõ ràng rằng những suy nghĩ người thường của tôi đã trở nên yếu hơn và Thần niệm trở nên mạnh hơn. Đột nhiên tôi đã thấy được ánh sáng. Nó như thể tôi đã bước được lên một tầng cao hơn.

Mặc dù tôi đã hiểu được nguyên lý này nhưng tôi biết cần phải nỗ lực rất nhiều để làm được việc đó một cách đúng đắn. Tôi sẽ nỗ lực hết mình.

Trên đây là thể ngộ của tôi. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ thiếu sót nào.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/5/18/309620.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/5/150913.html

Đăng ngày 30-07-2015; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai để sats hơn với nguyên bản.

Share