Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp từ Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-4-2015] Gần đây, tôi đọc được một bài viết trên trang Minh Huệ về các học viên qua đời vì nghiệp bệnh. Điều đó đã khiến tôi cảm thấy buồn.

Bản thân tôi gần đây cũng vừa vượt qua một đại quan kéo dài tới 21 ngày.

Sư phụ đã giảng chi tiết về nghiệp bệnh trong những giai đoạn đầu tu luyện của chúng ta. Ngài cũng bàn luận về nghiệp bệnh trong các bài giảng và kinh văn, bao gồm Chuyển Pháp Luân, Tinh Tấn Yếu Chỉ, Giảng Pháp tại Sydney.

Tất cả các học viên nên tự hỏi xem bản thân mình đã tín Pháp được bao nhiêu. Chúng ta có hoàn toàn tín Sư tín Pháp không? Nếu không thì chúng ta tín Sư tín Pháp được bao nhiêu? Hoặc chúng ta hành xử chiểu theo Pháp ở mức độ nào?

cựu thế lực lợi dụng sơ hở trong tư tưởng của các học viên

Bất cứ khi nào một học viên trải qua nghiệp bệnh, một nhân tố bên ngoài xuất hiện. Về mặt triệu chứng thì học viên có biểu hiện tương tự triệu chứng của người thường. Tuy nhiên, về bản chất lại hoàn toàn khác nhau. Nếu tư tưởng của học viên đặt ngang hàng với người thường, thì học viên đó đã thừa nhận nghiệp bệnh, vì vậy có thể dẫn đến “mắc bệnh”.

Điều này cũng phản ánh việc cựu thế lực đang lợi dụng sơ hở của các học viên, vì chúng đã tìm được cái cớ để bức hại.

Tôi phải mất một khoảng thời gian để nhận ra tính nghiêm trọng của vấn đề này. Nếu tôi phủ nhận vấn đề và nhất quyết không thừa nhận nó, khổ nạn có lẽ đã bớt nghiêm trọng và cũng không kéo dài lâu. Nhưng tôi không ngộ ra được điều đó vì tư tưởng của tôi đối với vấn đề này không chính.

Gọi đó là một “giả tướng nghiệp bệnh” thì hợp lý hơn, vì chúng ta không xem nó là bệnh, mà là một giả tướng. Mặc dù, chúng ta nói đó là giả tướng, nhưng chúng ta phải chịu đựng đau đớn ở mức độ tương tự [như mắc bệnh] và có thể là rất thật. Ở điểm này, nó đã đặt ra cho chúng ta câu hỏi về vấn đề tín Sư tín Pháp.

Khi bắt đầu tu luyện, Sư phụ đã tịnh hóa thân thể của các học viên ở các không gian khác, để họ có thể tăng công và tu lên các tầng thứ cao hơn. Vào lúc đó, tất cả các học viên đều chia sẻ những cảm nhận giống nhau, bao gồm cảm giác nhẹ nhàng và giải thoát khỏi bệnh tật. Sư phụ đã tiêu trừ nghiệp lực [của các học viên] sao cho họ có thể chịu đựng được phần nghiệp lực còn lại.

Sư phụ giảng:

“[Chỗ ấy] sẽ được phân thành vô số rất nhiều các phần, đặt tại các tầng tu luyện của chư vị; lợi dụng chúng để đề cao tâm tính của chư vị, chuyển hoá nghiệp lực của chư vị, tăng công của chư vị.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Tôi dần ngộ ra chúng ta cần hết sức kiên định trong vấn đề tu luyện của mình, phải có thể chịu đựng khổ nạn và có chính niệm.

Suy nghĩ như một người thường

Mặc dù các học viên và những người thường đều sống chung trong một xã hội, nhưng một học viên nên có nhận thức khác về bệnh. Một học viên cần tiêu nghiệp, trong khi một người bình thường sẽ mắc bệnh. Mặc dù vậy, bản chất của hai cái khổ là rất khác nhau.

Khi một người thường bị ốm, người đó cần được điều trị, điều này phù hợp với Lý của xã hội người thường. Một học viên phải buông bỏ những suy nghĩ về bệnh và siêu xuất khỏi người thường.

Sư phụ bảo hộ các học viên sau khi họ có công. Những bệnh như vậy sẽ tiêu tan ngay khi họ có công. Thêm vào đó, chúng ta có Pháp thân của Sư phụ, cũng như Pháp Luân, để bảo hộ chúng ta.

Một học viên không còn được xem như một người thường nữa. Nếu vẫn muốn đi bệnh viện, học viên đó đang thừa nhận rằng mình có bệnh, nghĩa là tâm tính của học viên đó đã giáng hạ xuống tầng thứ của người thường.

Một người tu luyện cũng hiểu rằng khi một người thường uống thuốc, nó sẽ tiêu diệt những vi khuẩn trên bề mặt, nhưng chúng sẽ vẫn quay trở lại trong tương lai. Mọi vật đều có sinh mệnh tại [các] không gian khác.

Khi một học viên chịu đựng khổ nạn, học viên đó có thể tiêu nghiệp, đồng thời đề cao tâm tính. Sư phụ sẽ chuyển hóa đức (vật chất màu trắng ở không không gian khác) của họ thành công (năng lượng).

Những học viên mà không xem các khổ nạn là một phần trong tu luyện của mình, chỉ muốn được mà không mất thì họ sẽ không đắc được gì cả.

Chịu đựng khổ nạn

Một người tu luyện cần chịu đựng khổ nạn. Chấp trước an dật có thể cản trở chúng ta trong việc chịu đựng khổ nạn và đề cao tâm tính.

Đặc biệt khi nó xảy đến với những học viên mà có vợ/chồng cũng tu luyện, họ nên chiểu theo Pháp và không đối xử với người kia như thể họ bị bệnh. Vì nếu làm như vậy, học viên kia có thể bị bức hại.

Học viên không nên học Pháp và luyện các bài công pháp một cách chiếu lệ. Ngoài ra, nếu học viên uống thuốc, tình hình có thể xấu đi. Cuối cùng, người đó có thể mất mạng.

Sư phụ giảng:

“Thậm chí khi chư vị gặp một chút khổ nạn, nếu chư vị giữ vững ý chí và nhẫn chịu nó, qua rồi chư vị xem mọi chuyện chư vị làm đều không giống nhau. Tôi nói tu luyện không phải là chịu khổ sao. Nếu chư vị có thể buông bỏ [tâm sợ khổ nạn] thì bảo đảm chư vị sẽ viên mãn. Nói cao hơn một chút, nếu chư vị có thể buông bỏ niệm sinh tử, thì chư vị chính là Thần!”(Giảng Pháp tại thành phố New York, Pháp Luân Phật Pháp — Giảng Pháp tại Mỹ quốc)(Tạm dịch)

Nếu một người đã buông bỏ sinh tử, sao người đó có thể sợ khổ nạn được? Khổ nạn sẽ chỉ là chuyện nhỏ.

Đối với một học viên, chịu đựng khổ nạn là việc tốt. Khi tôi trải qua nghiệp bệnh, tôi không thể ăn được trong ba ngày. Chồng tôi, một người thường, cảm thấy không khỏe. Anh bị đau đớn và tiêu chảy, nhưng đã khỏe lại ngay khi uống thuốc. Tôi có phần cảm thấy ghen tỵ.

Lập tức, tôi tự nhắc mình: “Đây là khảo nghiệm.” Tôi đã sử dụng các Pháp lý để chính lại bản thân mình. Tôi tự nghĩ: “Người thường chỉ mong muốn được thoải mái nhất thời, trong khi vấn đề mà tôi giải quyết là vĩnh viễn.”

Tầm quan trọng của tu luyện

Trong các học viên lâu năm đã tu luyện được 10 đến 20 năm, đa phần có độ tuổi 60 hoặc 70, một số ở tuổi 90. Hầu hết họ đã được kéo dài thọ mệnh. Một học viên nói với tôi rằng thọ mệnh của bà đã được kéo dài thêm 13 năm.

Trong các học viên qua đời vì nghiệp bệnh, hầu hết đều là những người cao tuổi. Một số người đã được điều trị trong các bệnh viện một vài lần. Hầu hết họ đã qua đời trong bệnh viện. Tại sao lại như vậy? Bởi vì vũ trụ có Pháp lý “thành-trụ-hoại-diệt”, còn đối với con người, họ phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử.

Nếu học viên hạ thấp tiêu chuẩn của bản thân xuống tầng của người thường, học viên đó sẽ bị các Pháp lý của người thường ước chế.

Sư phụ giảng:

“Đồng thời cũng là công pháp tính mệnh song tu, [nên] khi chư vị không ngừng tu luyện, thì sinh mệnh không ngừng được kéo dài; chư vị không ngừng luyện, nó không ngừng kéo dài; nếu người cao tuổi có căn cơ tốt, chư vị vẫn có thể đủ thời gian luyện công. Nhưng có một tiêu chuẩn: khi vượt qua tiến trình sinh mệnh thiên định ban đầu, [thì] sinh mệnh được kéo dài thêm kia, hoàn toàn chỉ để cho chư vị dùng để tu luyện; chư vị suy nghĩ chỉ chệch đi chút xíu, là sinh mệnh gặp nguy hiểm ngay; bởi vì quá trình sinh mệnh của chư vị đã qua lâu rồi. Trừ phi chư vị bước sang tu luyện xuất thế gian pháp, thì không có khống chế ấy; lúc đó có một trạng thái khác.”(Chuyển Pháp Luân)

Vì vậy, các học viên mà có thọ mệnh được kéo dài phải nhận thức được tầm quan trọng của tu luyện. Nếu thọ mệnh của học viên được kéo dài, học viên đó phải tu luyện và không sống như một người thường.

Nếu một học viên nói rằng vợ/chồng và các con của họ bắt họ đi bệnh viện, thì họ đang đổ lỗi cho người khác và trốn tránh trách nhiệm của mình. Chung quy là do người đó bị tâm sợ hãi làm dao động.

Một học viên chỉ nên nói: “Tôi sẽ không can thiệp chuyện của bạn, vậy nên bạn cũng đừng can thiệp chuyện của tôi. Tôi đi bệnh viện hay không là lựa chọn của tôi. Xin hãy tôn trọng.”

Khi tôi đang trải qua thời điểm gian nan nhất của nghiệp bệnh, chồng tôi rất lo lắng. Anh nói: “Sao em không ăn được chút gì vậy? Hẳn là dạ dày em gặp vấn đề. Sao chúng ta không đi bệnh viện? Chỉ để khám thôi, chứ không uống thuốc.” Tất nhiên, tôi đã từ chối.

Chúng ta phải kiên định, không được thỏa hiệp.

Một vài học viên có tâm lý thỏa mãn khi vợ/chồng hoặc con cái quan tâm đến họ.

Họ có thể không nhận ra việc cựu thế lực đang lợi dụng cái tình, thứ mà một học viên phải buông bỏ, để cố đẩy chúng ta ra khỏi con đường tu luyện của mình. Thay vào đó, chúng ta nên suy xét rằng, nếu việc tu luyện của chúng ta bị hủy vì họ đã đưa chúng ta tới bệnh viện, họ cũng đã phạm phải tội nghiệp. Nếu chúng ta vượt qua khảo nghiệm, giữ tâm không bị dao động, thật sự tín Sư tín Pháp, thì chúng ta sẽ cứu được cả bản thân mình và họ.

Nếu người đó [thông qua điều trị mà] không qua đời, đó là vì người đó chưa đi hết cuộc đời của mình. Người đó sẽ được cấp cơ hội khác để tiếp tục tu luyện.

Không ai dám bức hại một học viên hoàn toàn ở trong Pháp. Sư phụ sẽ không cho phép ai bức hại học viên này.

Khi phủ định bức hại của cựu thế lực, học viên có thể phát chính niệm để tiêu trừ bức hại và thật sự hướng nội tu chính bản thân. Mọi chấp trước phải được tìm ra và loại bỏ. Ngay khi làm được việc này, chúng ta có thể đề cao tâm tính của mình, bức hại sẽ nhanh chóng chấm dứt và chúng ta có thể vượt qua khảo nghiệm sinh tử.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/26/307949.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/4/150898.html

Đăng ngày 29-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share