Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Hàn Quốc

[MINH HUỆ 16-07-2015] Ít nhất 116 người hiện đang cư trú tại Hàn Quốc đã đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, người phải chịu trách nhiệm cho việc phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Hành động hợp pháp này đã được Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hàn Quốc công bố trong một cuộc họp báo ở phía ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul vào chiều ngày 13 tháng 7 năm 2015.

Các đơn kiện đã được gửi đến Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao của Trung Quốc.

2015-7-15-minghui-falun-gong-korea-01--ss.jpg

2015-7-15-minghui-falun-gong-korea-02--ss.jpg

2015-7-15-minghui-falun-gong-korea-03--ss.jpg

Cuộc mít-tinh và họp báo bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul công bố việc đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân gần đây của 116 học viên Pháp Luân Công hiện đang sinh sống tại Hàn Quốc

Kể từ tháng 5 đến ngày 11 tháng 7 năm 2015, đã có hơn 60.000 học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và 21 quốc gia khác đã đệ đơn khởi kiện hình sự Giang vì đã vi phạm Hiến pháp Trung Quốc và một tay phát động đàn áp phi pháp Pháp Luân Công.

Tiến sỹ Choi: Tội ác chưa có tiền lệ

2015-7-15-minghui-falun-gong-korea-04--ss.jpg

Tiến sỹ Choi Woo-Won, đồng Chủ tịch Hiệp hội Triết học Châu Á và giáo sư của Đại học Pusan, phát biểu trong buổi lễ mít-tinh

Tiến sỹ Choi Woo-Won, đồng Chủ tịch Hiệp hội Triết học Châu Á và giáo sư của Đại học Pusan, đã phát biểu trong buổi lễ mít-tinh. Ông nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thật là man rợ khi nó bảo hộ cho việc mổ cướp tạng cưỡng bức từ các tù nhân lương tâm còn sống, phần đa trong số họ là các học viên Pháp Luân Công.

“Đây là một tội ác chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nhân loại,” Tiến sỹ Choi nói: “Cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân là người trực tiếp chịu trách nhiệm cho tội ác này. Không chỉ người dân Trung Quốc, mà người dân Hàn Quốc và người dân trên toàn thế giới cũng đều cần phải kiện kẻ hành ác này.”

Bà Phác: Đệ đơn kiện bởi bị bắt giữ và tra tấn phi pháp

2015-7-15-minghui-falun-gong-korea-05--ss.jpg

Bà Phác, một cựu giáo viên mầm non

Hàng chục học viên Pháp Luân Công gửi đơn kiện đến Bắc Kinh đã tham dự buổi lễ mít-tinh và cuộc họp báo.

Trong số những học viên này, bà Phác, một cựu giáo viên mầm non, đã mang theo bản sao của lá đơn khởi kiện mà bà đã gửi tới Tòa án Nhân dân Tối cao của Trung Quốc.

Bà Phác từng bị bắt giữ và kết án lao động cưỡng bức bốn lần kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu. Công an gõ cửa nhà bà vào lúc nửa đêm, giả vờ đang tìm một người họ hàng của bà. Sau khi bà mở cửa, bà bị công an bắt giữ với tội danh ngụy tạo là khơi mào một “đám đông bạo loạn.” Khi bà hỏi rằng làm thế nào mà một người đang ngủ trong nhà lại có thể phải chịu trách nhiệm cho một “đám đông bạo loạn,” công an đã nói rằng họ có thể đưa ra bất kỳ lý do gì để bắt giữ bà.

Bà Phác bị đưa tới Trại lao động cưỡng bức Cửu Đài, tại đây bà bị tra tấn bằng việc bị cấm ngủ trong thời gian dài.

Ở Trại giam Thiết Bắc, bà Phác bị bắt phải lao động nhiều giờ đồng hồ trong môi trường độc hại. Bà đã bị ghẻ lở do công việc căng thẳng cùng điều kiện sinh hoạt và làm việc tồi tệ.

Bà Vu Mãn Cầm: Thiệt hại kinh tế nghiêm trọng

2015-7-15-minghui-falun-gong-korea-06--ss.jpg

Bà Vu Mãn Cầm trưng giấy xác nhận đơn khởi kiện Giang của bà đã được gửi đi

Bà Vu Mãn Cầm, từng là chủ sở hữu của một xưởng may, bà bị thiệt hại nặng nề về kinh tế cũng như tinh thần bởi cuộc bức hại. Bà buộc phải bán xưởng may với giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị thị trường bởi các cơ quan chức năng đã ban hành lệnh bắt giữ và lên kế hoạch để tịch thu nhà xưởng của bà.

Sau khi bà Vu ra khỏi Trung Quốc và đến Hàn Quốc an toàn, các nhà chức trách Trung Quốc đã ban hành “lệnh truy nã” bà. Lệnh truy nã này đã khiến bà Vu không thể trở về Trung Quốc, ngay cả khi mẹ bà qua đời.

Bà Cao Thành Nữ: Hơn 240.000 người dân Hàn Quốc đã ký tên thỉnh nguyện đòi thả tự do cho bà

2015-7-15-minghui-falun-gong-korea-07--ss.jpg

Bà Cao Thành Nữ phát biểu trong buổi lễ mít-tinh.

Bà Cao Thành Nữ, vợ của một công dân Hàn Quốc, đã bị kết án một năm lao động cưỡng bức vào tháng 5 năm 2004. Ở trong trại lao động, bà bị tra tấn với các hình thức bị đánh đập, bị còng tay vào giường sắt và bị bức thực tàn bạo.

Hơn 240.000 người dân Hàn Quốc đã ký tên thỉnh nguyện và 24 Nghị viên Quốc hội Hàn Quốc đã viết thư gửi đến ông Hồ Cẩm Đào, lúc đó là Chủ tịch nước Trung Quốc, kêu gọi trả tự do cho bà Cao. Tổng cộng có 73 tổ chức chính quyền ở địa phương và các đoàn thể đều thông qua các nghị quyết yêu cầu chính quyền Trung Quốc trả tự do cho bà Cao.

Bởi áp lực từ phía Hàn Quốc, bà Cao đã được thả khỏi Trại Lao động Cưỡng bức Giai Mộc Tư vào ngày 13 tháng 5 năm 2005.

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hàn Quốc đã tuyên bố rằng họ ủng hộ hàng chục nghìn học viên Trung Quốc đã đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân và sẽ tiếp tục hành động để đưa Giang ra trước công lý.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/7/16/312521.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/7/20/151639.html

Đăng ngày 07-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share