Đệ tử Đại Pháp

[Minh Huệ] Là một đệ tử Đại Pháp, tự cao, kiêu ngạo hay ý thức về thua kém là những biểu hiện của sự thiếu Chính niệm. Đúng hơn, những thứ đó là kết quả của những quan niệm, quy ước của thế gian này, và là những chấp trước làm cản trở cho con đường tu luyện của chúng ta. Ý thức về sự thua kém và kiêu ngạo phát xuất từ lòng ích kỷ, và nguyên nhân của chúng tại Tam Giới này là tình cảm của con người.

Trong bài này, tôi muốn nói về ý thức của sự thua kém. Những khác biệt về sắc diện, tiền tài, trình độ học vấn, tuổi tác, hay địa vị có thể gây ra cảm giác vể hơn thua. Sự biểu hiện tự nhiên của nó là không tin vào cái gì đó, hay nghi ngờ, và mất tự tin. Đôi khi có vài đệ tử cảm thấy thua kém vì mắc lỗi lầm chỉ vì không kiên tâm trong tu luyện, không học Pháp nhiều, hay không tham gia nhiều trong thời Chánh Pháp.

Một vài đệ tử nghĩ rằng khả năng giác ngộ của họ kém, và không thích hợp cho việc tu luyện. Vấn đề rất căn bản là chính người đó không hiểu đúng đắn về Đại Pháp và Sư phụ, không xác định đúng vị trí của họ, không thấy được uy hiển của Đại Pháp, Sư phụ, và chính bản thân người ấy trong thời Chánh Pháp, hay không hiểu rõ những bài thuyết giảng của Sư phụ là ai cũng nên đứng dậy, vươn lên, tu luyện tinh tấn hơn sau khi bị vấp ngã. Nói một cách khác, đó chính là biểu hiện của sự giác ngộ kém, và người đó phải có quyết tâm, nổ lực nhiều hơn để hiểu Pháp càng sớm càng tốt.

Chính bởi vì cảm giác thua kém, người đó cảm thấy lộn xộn, lầm lạc, hiểu lầm về những lời buộc tội của tà ác, và làm ảnh hưởng đến việc hổ trợ cho Sư phụ trong thời Chánh Pháp và cứu độ chúng sanh vì “nó có liên quan đến chính trị” hay “có tính tranh đấu”. Cũng một lý lẽ đó, người đó trở nên quá khắt khe, đến độ bỏ cả việc tu luyện, tự xem mình đang bị thử thách hay khủng bố bởi tà ác, và không biểu hiện được uy nghi của đệ tử Đại Pháp và cái phần đã tu luyện được của họ hoàn toàn bị gãy đổ.

Thật ra, những đệ tử tu luyện được tinh tấn không bao giờ có cảm giác thua kém, và họ cũng không có thời gian để nghĩ đến điều đó. Bao giờ tâm ý của họ cũng chỉ có Pháp. Họ gạt bỏ tất cả những tà niệm và những quan niệm cũ mà họ có trước đây trong thời Chánh Pháp này. Vì Pháp có thể làm chánh tất cả những gì bất chánh, họ hiểu rằng những việc họ làm trong quá khứ có thể đúng hay không, tất cả đều đã qua. Nghĩ nhiều về những điều đó chỉ là chấp trước. Cái chính là học được những bài học đó và làm tốt từ rày trở đi.

Những khác biệt về phái, tuổi tác, trình độ học vấn, tiền tài, và địa vị xã hội cũng làm cho mỗi cá nhân có những đặc tính riêng của họ trên thế gian này, nhưng lẽ ra chúng sẽ không bao giờ làm lúng túng được một người tu luyện chân chính.

Nói về khả năng giác ngộ, Sư phụ giảng :

Chư vị không nên nghĩ đến vấn đề này trong tu luyện. Nó không có nghĩa lý gì cả. Đừng lo lắng về điều này. Khi một cá nhân chấp nhận được Pháp, điều đó có nghĩa là, khả năng giác ngộ người đó không tệ đâu. Coi thử thế giới có bao nhiêu người – có hơn bảy tỷ người, và có bao nhiêu người là đệ tử Đại Pháp trong thời Chánh Pháp? Và chư vị là một trong những người đó. Vậy thì tại sao chư vị lại lo lắng về khả năng giác ngộ của chư vị?” — “Giảng Pháp tại 2004 Western U.S. Fa Conference

Chúng ta phải hiểu rằng bất cứ trong hoàn cảnh nào, điều kiện này mà làm cản trở chúng ta tinh tấn trong tu luyện trong thời Chánh Pháp này, thì là một đệ tử Đại Pháp, chúng ta không chấp nhận như vậy. Chúng ta phải xác định rõ và dập tắt những ý nghĩ như vậy. Chúng ta chỉ có một lý tưởng chung, đó là chúng ta là đệ tử Đại Pháp. Không có một cá nhân đệ tử nào được thay thế bằng cái gì hết. Pháp yêu cầu chúng ta hội đủ điều kiện của Đại Pháp trong tầng của chính mình. Chúng ta thật quá may mắn có được cơ hội là tham gia hổ trợ Sư phụ trong trọng trách Chánh Pháp và cứu độ chúng sanh.

Trong giai đoạn cuối cùng trong thời Chánh Pháp, vô lượng chúng sanh đang trong cơn nguy kịch, đang cầu cứu đệ tử Đại Pháp, những người giàu lòng vô ngã và vị tha, cứu độ. Nếu chúng ta chỉ sống trong tinh thần ích kỷ, tự khiển trách mình, và mất đức độ, chúng ta sẽ không bao giờ hoàn thành được sứ mạng thiêng liêng đó, và Ba điều mà Sư phụ dạy chúng ta làm. Trong trường hợp này, có bao nhiêu chúng sanh đang chờ đợi chúng ta cứu độ bị thất vọng? Và có bao nhiêu cơ hội đã bị bỏ lỡ trên con đường tìm vể nguồn cội của chúng ta?

Chỉ có đám hắc thủ và tà ác của thế lực cũ vui sướng khi thấy chúng ta có cảm giác thua kém. Đó là một cơ hội mà chúng nắm lấy để tiêu diệt sứ mạng trọng đại của chúng ta trong Thời Chánh Pháp.

Chúng ta cần phải nâng cao tâm tính của mình, ngăn chận ý thức thua kém. Chúng ta phải quyết tâm tận diệt chúng khi chúng vừa khai mầm. Nếu không thì, chúng sẽ lớn mạnh và sẽ bị bọn hắc thủ và tà ác lợi dụng để nghiệp báo chúng ta. Khi chúng quá lớn mạnh so với ý chí của một người, người đó sẽ không có cơ hội vượt ra khỏi sự hiểm nghèo do chúng tạo ra.

Không cần biết lý do gì tạo ra ý nghĩa thua kém của bạn, chúng không xứng đáng sống sót trong tâm một đệ tử Đại Pháp trong thời Chánh Pháp, vì đệ tử Đại Pháp tạo dựng tương lai. Mỗi một ngày là một ngày mới của chúng ta. Khi bạn vượt qua được ý thức thua kém, bạn đã tạo được tương lai của bạn và là một biện chứng hùng hồn để sau này làm gương cho những ai cùng trong hoàn cảnh của bạn. Nếu bạn vượt thoát được điều này, bạn đang xây dựng uy nghi cho chính bạn.

Trong bài giảng của Sư phụ, Ngài có nói với chúng ta rằng, các đệ tử Đại Pháp trong thời Chánh Pháp, nói đi nói lại rất nhiều lần, tương lai của các bạn rực rỡ vô cùng. Pháp của Sư phụ dạy cho mỗi cá nhân của chúng ta. Đừng nghĩ rằng những lời dạy đó không dành cho bạn. Đây cũng chính là một thử thách cho niềm tin của bạn đối với Sư phụ và Đại Pháp.

Đừng làm phật lòng Sư phụ từ bi và đại nhẫn của chúng ta. Từ này trở đi, phải can đảm đứng lên, và tu luyện tinh tấn hơn trước; dứt bỏ đi những ân hận của quá khứ, và tiếp tục con đường mà tương lai rạng rỡ đang chờ bạn!

Bỏ đi, vất đi cái ý thức thua kém của bạn vì nó chỉ là chấp trước mà tất cả đệ tử chúng ta cần phải bỏ, bởi vì nó không có trong tâm của một người tu luyện chân chính. Chúng ta hãy cùng nhau tiến lên, tinh tấn hơn nữa trên con đường trở về nguồn cội của mình.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/4/7/71695.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/4/20/47213.html.

Dịch ngày 8-5-2004, đăng ngày 9-5-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share